Cổ phiếu CSV Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam
CSV công bố KQKD Q2.2023 suy giảm so với Q1.2023. Trong 6 tháng đầu năm, DT sụt giảm đạt 749.4 tỷ đồng (-28% yoy) và LNST đạt 128 tỷ đồng (-49.9% yoy). KQKD trong Q2.2023 tiếp tục xu hướng suy giảm so với Q1.2023 với doanh thu đạt 358 tỷ đồng (-8.6% qoq) và LNST đạt 55.6 tỷ đồng (-21.6% qoq).
Nguyên nhân của sự suy giảm chủ yếu tới từ sản lượng tiêu thụ sụt giảm do nhu cầu các ngành nghề sản xuất sụt giảm và giá bán Xút và dẫn xuất giảm mạnh theo giá thế giới.
Triển vọng:
1) Giá Xút và các dẫn xuất có dấu hiệu hồi phục tốt trước bối cảnh các ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu hồi phục. Bên cạnh đó, nguồn cung tiếp tục tại Trung Quốc do vấn đề về năng lượng hỗ trợ cho đà tăng giá Xút và các dẫn xuất.
2) Sản lượng tiêu thụ kỳ vọng hồi phục từ Q3.2023 do ngành sản xuất nội địa đã bắt đầu có những tín hiệu tăng trưởng trở lại.
3) Doanh nghiệp với mức cổ tức trên thị giá ổn định khoảng 10% một năm.
Tiến độ di dời nhà máy tại KCN Biên Hòa sang Nhà máy Hóa chất tại Nhơn Trạch
Hiện tại công ty đã đóng đủ tiền thuê sử dụng đất tại KCN Nhơn Trạch, công ty đang đẩy nhanh quá trình di dời nhà máy tuy nhiên cần phải chờ thêm ý kiến về quy hoạch, giấy chứng nhận đầu tư và các giấy phép khác của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, trong năm 2023 sẽ chưa có di dời nhà máy, dự kiến được phê duyệt di dời vào cuối 2024. Ngoài ra, công ty cũng đã có kế hoạch đảm bảo duy trì sản xuất cho hoạt động di dời tránh ảnh hưởng tại hoạt động kinh doanh theo phương án di dời từng giai đoạn. Cụ thể, công ty sẽ thực hiện đầu tư mới 20,000 tấn NAOH 100%/Năm (50% công suất hiện tại) trước tại KCN Nhơn Trạch và sau đó thực hiện di dời phần còn lại để đảm bảo kinh doanh. Việc di dời nhà máy sẽ giúp CSV có nhiều dư địa để mở rộng công suất trong dài hạn trong bối cảnh nguồn cung Xút tại Việt Nam còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Rủi ro: 1) Rủi ro tới từ suy thoái kinh tế thế giới do mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao gây sụt giảm tiêu thụ. 2) Rủi ro di dời nhà máy sản xuất Xút gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.
Đánh giá:
VCBS cho rằng CSV đang trên đà hồi phục KQKD, các mảng kinh doanh Xút và các dẫn xuất đang trên đà tăng trưởng trở lại nhờ nhu cầu tiêu thụ tốt hơn giúp thúc đẩy tăng cả sản lượng và giá bán. Chúng tôi đánh giá xu hướng neo giữ giá Xút ở vùng giá cao trong lịch sử sẽ giúp KQKD của CSV sớm trở lại mức cao.
Với tình hình hiện tại, VCBS cho rằng CSV sẽ sớm vượt kế hoạch kinh doanh năm và lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ của mình vào năm 2024.
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CSV với giá mục tiêu là 46,000 đồng/cp.
Cập nhật ngày 16/5/2021: giá mục tiêu 40.000 đ/cp
BSC dự báo DTT và LNST của CSV lần lượt đạt 1,464 tỷ đồng (+9.3% YoY) và 202 tỷ đồng (+11.7% YoY). EPS fw = 4,052 Đồng và P/E =8.0, P/B = 1.5.
BSC khuyến nghị THEO DÕI mã cổ phiếu CSV Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam với giá 40.000 VND/CP, theo phương pháp P/E. Mức giá này tương đương với mức P/E mục tiêu là 10.0 lần.
DỰ BÁO KQKD
BSC dự báo DTT và LNST của CSV lần lượt đạt 1,464 tỷ đồng (+9.3% YoY) và 202 tỷ đồng (+11.7% YoY). EPS fw = 4,052 Đồng và P/E =8.0, P/B = 1.5.
CATALYST
- Di dời nhà máy sang KCN Nhơn Trạch 6 giúp tăng công suất Xút NaOH thêm 50,000 tấn/năm
- Vinachem có kế hoạch thoái vốn tại CSV từ 65% xuống 51%
QUAN ĐIỂM KĨ THUẬT
- Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với giá mục tiêu nằm tại vùng giá 40-40.5, cân nhắc cắt lỗ nếu ngưỡng hỗ trợ 27.8 bị xuyên thủng.
RỦI RO
- Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong nước và Trung Quốc;
- Mức cổ tức tiền mặt dự kiến giảm trong giai đoạn đầu tư nhà máy
CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP
- DT và LNST 2020 lần lượt đạt 1,566 tỷ VND (-14% yoy) và 251 tỷ VND (-28% yoy), chủ yếu do cầu trong nước giảm sút, khiến một số sản phẩm chính như NaOH hay H2SO4 giảm cả về lượng tiêu thụ lẫn giá bán.
- CSV đặt kế hoạch DT và LNST công ty mẹ năm 2021 đạt lần lượt 1,104 tỷ VND (+5%)
Công ty Cổ phần Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam (mã CSV)
Công ty Cổ phần Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam là nhà sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản hàng đầu tại Việt Nam, trực thuộc Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua nhiều giai đoạn. Từ những năm tháng đầu sau thời điểm 30/4/1975, bằng nỗ lực của Ban lãnh đạo và các Ban ngành đoàn thể, Công ty được thành lập vào ngày 21/7/1976 theo quyết định số 240/HC của Tổng cục Hóa Chất bao gồm 04 đơn vị trực thuộc là Nhà máy Hóa Chất Biên Hòa (VICACO), Nhà máy Hóa Chất Tân Bình (COPHATA), Nhà máy Hóa Chất Đồng Nai và Nhà máy Hóa Chất Thủ Đức. Sau ngày thành lập, do nhu cầu nghiên cứu sản xuất và phát triển, Công ty thành lập thêm một số đơn vị như: Mỏ Bauxit Bảo Lộc (26/11/1976), Xưởng Nghiên cứu Thực Nghiệm (1977) và Xưởng Cơ Điện.
Vào những năm thuộc thập niên 90, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế mở cửa hội nhập. Trước tình hình đó, để phù hợp với hướng phát triển chung và nhu cầu chuyển đổi cơ cấu thị trường, từ một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị đã được chuyển thể thành Công ty Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam do Trọng tài kinh tế TP.HCM cấp số Đăng ký kinh doanh 102408 vào ngày 05/3/1993.
Đến nay, qua hàng chục năm hoạt động và phát triển, Công ty Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành công nghiệp hóa chất. Năm 2003, lần đầu tiên Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 4104000071 vào ngày 24/3/2003. Đây là tiền đề cho bước ngoặt thay đổi sang hình thức hoạt động một thành viên của Công ty với tên gọi chính thức là: Công ty TNHH Một Thành Viên Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam (gọi tắt: Công Ty Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam).
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, theo đó Công ty TNHH Một Thành Viên Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.
Ngày 28/7/2013, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ký quyết định số 248/QĐ-HCVN về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty TNHH Một Thành Viên Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam thành CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT CƠ BẢN MIỀN NAM.
Ngày 12/12/2013, Đại hội đồng Cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam được tiến hành. Ngày01/01/2014, công ty chính thức hoạt động với tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT CƠ BẢN MIỀN NAM.
Sự phát triển của Công ty gắn liền với các giai đoạn phát triển của đất nước từ khi thống nhất đến nay. Công ty không ngừng phấn đấu và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu nước ngoài với các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường và giá cả hợp lý. Trải qua 8 lần đăng ký thay đổi, từ vốn điều lệ ban đầu là 61 tỷ đồng tăng lên 442 tỷ đồng (năm 2014). Hiện nay, Công ty có 5 đơn vị trực thuộc và một đơn vị cũ đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần:
Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa Thành lập vào năm 1976
Nhà Máy Hóa Chất Đồng Nai Thành lập vào năm 1976
Chi nhánh Công ty Nhà máy Hóa Chất Tân Bình cũ (Tiếp quản từ năm 1975)
Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình 2 Thành lập vào năm 2009
Mỏ Bauxit Bảo Lộc Thành lập vào năm 1976
Công ty Cổ phần Phốt Pho VN Thành lập vào năm 2004 (chuyển từ Nhà máy Phốt Pho Việt Nam vào năm 2010)