Đánh giá cổ phiếu MWG (Thế giới Di động): Thận trọng theo dõi, giá mục tiêu 52.661 đồng/cp

Funans (FNS) & Bảo Việt & Rồng Việt

24/08/2023 22:01

Tuy thận trọng, nhưng MWG có điểm tích cực đáng ghi nhận từ mảng bách hóa đầy triển vọng được xem là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023.

 

Tính đến hết tháng 6/2023, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 56,570 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ (svck), hoàn thành 42% kế hoạch năm 2023, và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 39 tỷ đồng. Mức sụt giảm chủ yếu đến từ chuỗi Thế giới di động (TGDĐ) và Điện máy xanh (ĐMX), ngược lại chuỗi Bách hóa xanh (BHX) ghi nhận những tín hiệu tích cực về doanh thu và biên lợi nhuận.

Mảng bán lẻ ICT & CE: Tổng doanh thu 2 chuỗi TGDĐ và ĐMX đạt 41.5 ngàn tỷ đồng, giảm 27% svck. Số cửa hàng TGDĐ đạt 1,180 cửa hàng (giảm 5 cửa hàng so với tháng trước). Riêng tháng 6, doanh thu 2 chuỗi này đạt 6.7 ngàn tỷ đồng (giảm 13% so với tháng trước), nguyên nhân đến từ sự sụt giảm doanh thu của sản phẩm máy lạnh khi biến động thời tiết thất thường kèm thiếu điện cục bộ. Có tín hiệu phục hồi từ thị trường này khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt làm tăng sức mua của người tiêu dùng, tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng đến Q4/2023.

Mảng bán lẻ bách hóa & FMCG: Doanh thu 6T2023 của BHX đạt 13.6 ngàn tỷ đồng, tăng 7% svck, doanh thu từ kênh online tăng trưởng 11%. Riêng tháng 6, doanh thu tăng 9% svck và tăng 3% so với tháng trước. Số cửa hàng đạt 1,706 (tăng 2 cửa hàng so với tháng trước)

Luận điểm đầu tư

Funans (FNS) đưa ra khuyến nghị theo dõi đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) với mức giá mục tiêu 52,661 VND/cp. FNS bày tỏ quan điểm thận trọng trong 6 tháng cuối năm 2023 bởi: (1) Bối cảnh sức mua của người tiêu dùng phục hồi chậm hơn so với kỳ vọng do vĩ mô chưa thuận lợi, (2) Biên lợi nhuận gộp kém khả quan từ Q1/2023 khi gặp rào cản cạnh tranh về giá từ các nhà bán lẻ khác.

Tuy thận trọng, nhưng MWG có điểm tích cực đáng ghi nhận từ mảng bách hóa đầy triển vọng được xem là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023.

Rủi ro (1) Rủi ro suy thoái kéo dài ảnh hưởng đến chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu, (2) Rủi ro về hàng tồn kho và nguy cơ giảm giá, (3) Rủi ro cạnh tranh với các nhà bán lẻ khác.

Cập nhật ngày 25/5/2022: Điểm sáng Bách Hóa Xanh, giá mục tiêu 186.790 đồng/cp

Tăng trưởng KQKD ngành hàng điện tử điện máy tiếp tục chứng minh vị thế dẫn đầu của MWG với LNST ước đạt 2.198 tỷ VNĐ (+11% yoy). Trong đó, chuỗi Topzone (chuyên hàng Apple) tính đến nay đạt hơn 40 cửa hàng toàn quốc với doanh thu bình quân cửa hàng đạt 5,4 tỷ VNĐ/tháng (bình quân 1Q22), khả quan hơn so với chuỗi TGDĐ truyền thống (khoảng 3 tỷ/cửa hàng).

Ngoài ra, chuỗi DMS (DMX Supermini) tiếp tục hướng tới cột mốc 1k, với 874 điểm bán (+74 CH YTD) cuối 1Q22, đóng góp 13% doanh thu toàn chuỗi. Chuỗi Bách hóa (BHX) cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực hậu làn sóng lao động hồi hương.

Sau khi chứng kiến doanh bình quân cửa hàng giảm về dưới 1 tỷ/tháng trong hai tháng cuối 2021, BHX cuối T3/2022 chính thức quay lại cột mốc doanh thu 1 tỷ/cửa hàng/tháng (không bị ảnh hưởng yếu tố mùa vụ). Bên cạnh đó, điểm sáng biên LNG mảng bách hóa duy trì ở mức ngang 4Q21, mặc dù Công ty tích cực triển khai các chương trình giảm giá kích cầu để thu hút khách hàng trở lại.

Kỳ vọng tăng trưởng KQKD 2Q22 sẽ khả quan hơn đáng kể so với 1Q22 với LNST-CĐTS đạt 1.439 tỷ VNĐ (+22% yoy).

Các động lực tăng trưởng bao gồm: (1) nhu cầu hồi phục đối với nhóm sản phẩm điện lạnh khi cùng kỳ việc kinh doanh bị ảnh hưởng phần nào bởi diễn biến dịch rải rác, (2) đóng góp từ chuỗi Topzone và việc tiếp tục mở rộng chuỗi DMS và (3) hiệu quả chuỗi BHX cải thiện so với 1Q22 khi nền kinh tế đã bình thường trở lại.

Cho cả năm 2022, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo doanh thu và LNST-CĐTS đạt lần lượt 141.863 tỷ VNĐ (+15% yoy) và 6.591 tỷ VNĐ (+35% yoy).

Những thay đổi chính bao gồm: (1) tăng dự báo doanh thu mảng ĐTĐM từ kết quả 1Q22 cũng như triển vọng tích cực trong phần còn lại của năm bù đắp cho (2) điều chỉnh giảm nhẹ biên LN trong bối cảnh Công ty đẩy mạnh doanh số nhóm Apple với các chính sách giá bán cạnh tranh so với thị trường.

Về chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX), dự báo tích cực về hiệu quả kinh doanh được cải thiện, kỳ vọng đạt điểm hòa vốn cấp độ Công ty trong 2H22 dù thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu chuỗi BHX do hạ mức kỳ vọng doanh thu bình quân cửa hàng khi (1) tác động từ diễn biến kinh doanh trong 1Q22 và (2) việc Công ty chú trọng triển khai các chính sách kích cầu cũng như thúc đẩy nhóm hàng nhãn riêng.

bhx-2022-1653539967.jpg
Chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) dự báo hiệu quả kinh doanh được cải thiện

Công ty dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10% trong tháng 6 và cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 1:1 ngay sau khi được UBCKNN chấp thuận, dự kiến trễ nhất tháng 7/2022.

Công ty Chứng khoán Bảo Việt duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với MWG tại mức giá mục tiêu cuối 2022 là 186.790 đồng, tương đương mức lợi suất 42,8%. Hiện tại, MWG đang được giao dịch với P/E forward 2022 là 14,5x; mức định giá hấp dẫn đối với doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hàng đầu Việt Nam, sở hữu triển vọng tăng trưởng hấp dẫn giai đoạn 2021-2024 với CAGR đạt 29%.

So với khuyến nghị gần nhất, ngoài những điều chỉnh dự báo KQKD 2022, định giá lần này thực hiện nâng hệ số P/S mục tiêu cho chuỗi BHX lên 1,2x từ 1x với mức tham chiếu mức định giá từ thương vụ bán vốn gần nhất của Công ty sở hữu chuỗi Winmart/Winmart+, mô hình bán lẻ bách hóa tương tự BHX tại Việt Nam. Theo ước tính, mức P/S tại thời điểm thương vụ trên diễn ra vào khoảng 3,4x và giả định thời gian đầu tư vào khoảng 5 năm và mức IRR giả định cho thương vụ bán vốn riêng lẻ là 25%, với mục tiêu bán tối đa 20% vốn, mức giá mục tiêu P/S 1,2x là hợp lý cho BHX

Tiềm năng tăng giá: đóng góp đáng kể từ việc đẩy mạnh mở rộng một cách hiệu quả các chuỗi/lĩnh vực bán lẻ mới như Avakids/Avasport/Avafashion/An Khang.

Việc sở hữu lợi thế về uy tín cũng như mạng lưới Toàn quốc bắt nguồn từ những cửa hàng điện thoại, MWG đã tận dụng tốt cơ hội thị trường để mở rộng sang các lĩnh vực bán lẻ khác từ điện tử điện máy, bách hóa và các nhóm ngành hàng mới đầy hứa hẹn hiện tại như: dược phẩm, mẹ & bé, thể thao, thời trang, …

Do đó, với tiềm năng từ một thị trường hơn 90 triệu dân cùng xu hướng đô thị hóa sẽ song hành cùng nền kinh tế trên đà phát triển, MWG là một trong những cái tên bán lẻ của Việt Nam, theo chúng tôi, đủ năng lực về kinh nghiệm và tiềm lực để phát triển ở mức 2 chữ số trong 3-5 năm tới.

Cụ thể, năm 2023,  dự báo LNST-CĐTS của MWG đạt 8.268 tỷ VNĐ (+25% yoy), trong đó nhóm ngành điện tử điện máy tăng trưởng 13% yoy nhờ xu hướng đô thị và số hóa tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với các nhóm sản phẩm điện thoại, laptops, các mặt hàng điện máy gia dụng, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, việc tái cơ cấu thành công vận hành chuỗi BHX, tiến tới chuẩn hóa quy trình hoạt động cùng với kế hoạch Bắc tiến, sẽ chính thức giúp BHX đạt lợi nhuận 522 tỷ VNĐ cả năm 2023 (FY22: -240 tỷ VNĐ).

Rủi ro: lạm phát đã và đang là rủi ro đe dọa tăng trưởng kinh tế Toàn cầu và Việt Nam. Tuy nhiên với những diễn biến địa chính trị thế giới kỳ vọng dần hạ nhiệt cũng như chính sách phòng dịch tại Trung Quốc sẽ được nới lỏng dần, tốc độ lạm phát được dự báo sẽ dần hạ nhiệt.

Ngoài ra, với vị thế nhà bán lẻ đa ngành, đa kênh hàng đầu, MWG được trang bị đầy đủ dư địa hơn các nhà bán lẻ khác (cả truyền thống lẫn hiện đại) để giảm thiểu tác động từ lạm phát nhờ quy mô và chính sách đa dạng hóa nhóm sản phẩm và khách hàng mục tiêu.

Cập nhật ngày 4/3/2021: Rồng Việt đặt giá mục tiêu 155.000 đồng

Mở rộng mạng lưới cửa hàng là một trong những ưu tiên của MWG trong năm 2020, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2020 khi kết quả thử nghiệm các loại hình cửa hàng mới như DMX Supermini (DMS), cửa hàng BHX quy mô lớn (diên tích hơn 500m2) và cửa hàng thuốc An Khang (vị trí đặt bên cạnh các cửa hàng BHX lớn) có kết quả tích cực.

Tổng số cửa hàng tăng 33% YoY lên hơn 4.000 cửa hàng vào cuối năm 2020, củng cố vị trí dẫn đầu thị trường về mạng lưới cửa hàng bán lẻ của MWG.

Xét về doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa các chuỗi có sự phân hóa. Trong đó, doanh thu thuần năm 2020 của TGDD + DMX giảm 5% YoY còn 87 nghìn tỷ đồng chủ yếu do tăng trưởng doanh thu tại cửa hàng hiện hữu (SSSG) giảm -10% do (1) sức mua đối với các sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu giảm, (2) các cửa hàng phải tạm ngừng hoạt động do dịch Covid-19 và lũ lụt. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi từ các cửa hàng TGDD sang hình thức DMX (~ 10% tổng số cửa hàng TGDD cuối năm 2019) cũng phần nào gián đoạn trong hoạt động của hai chuỗi TGDĐ+ĐMX.

Ngược lại, doanh thu của BHX tăng gần gấp đôi lên 21 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do đẩy mạnh mở mới cửa hàng nói trên và SSSG tính cho các cửa hàng BHX có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (chiếm 23% tổng số cửa hàng BHX vào cuối năm 2020) đạt 8%.

TGDĐ+DMX: Các chiến lược kinh doanh nhằm đối phó với rủi ro từ sức mua yếu được định hình rõ ràng

  • Tiếp tục cải thiện biên gộp bằng việc tối ưu hóa cơ cấu hàng bán. Với mức tỷ suất lợi nhuận gôp khá cao hiện tại (22%) cùng với bối cảnh thị trường còn tồn tại nhiều rủi ro đến từ sức mua, dư địa để thương thảo để giảm giá mua với các nhà cung cấp không còn nhiều. Thay vào đó, MWG đa dạng danh mục nhóm hàng, tăng SKU các mặt hàng độc quyền, OEM, thương hiệu riêng. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tỷ lệ doanh thu của nhóm hàng này tại TGDĐ+ĐMX vào khoảng 30% vào cuối 2021, gấp đôi số liệu trong năm 2020. Ngoài ra, MWG cũng sẽ tăng số điểm bán các ngành hàng mang lại biên gộp cao như phụ kiện, đồ gia dụng, và đồng hồ thời trang.
  •  
  • Thúc đẩy doanh số
  • (1) Dồn lực hoàn thành mục tiêu 1,000 cửa hàng DMS sẽ là nhiệm vụ quan trọng của chuỗi này trong năm 2021 (TB mỗi tháng mở mới 60 cửa hàng). 
  • (2) MWG cũng để ngỏ khả năng kinh doanh ngành hàng mới, tuy nhiên, thông tin chi tiết không được chia sẻ. 
  • (3) Khai thác tập khách hàng tiềm năng mới. MWG đang phát triển ứng dụng để thử nghiệm cho việc phân phối điện thoại cho các cửa hàng nhỏ lẻ vào T4/2021. Nếu kết quả thử nghiệm khả quan thì T6/2021 triển khai nhân rộng. Điều này có thể giúp MWG gián tiếp tiếp cận 1 tập KH mới thông qua kênh bán là các cửa hàng nhỏ lẻ, chiếm khoảng 15% dung lượng thị trường.
  • Ngoài ra, gần đây, MWG cũng đã thử nghiệm lại chính sách giá rẻ hơn cho kênh online để tiếp cận lại tập khách hàng nhạy cảm về giá. Tuy nhiên, sẽ có những điểm khác biệt so với chính sách “hai giá” lần trước (đã dừng vào tháng 5/2019) như việc có thể giao hàng chậm, tính phí lắp đặt, hoặc khách hành phải bảo hành trực tiếp tại hãng.
  • Những rào cản này để rằng việc mua hàng qua kênh online sẽ ít ảnh hưởng tới lưu lượng khách mua trực tiếp tại cửa hàng, một yếu tố tối quan trọng trong mô hình kinh doanh của MWG.
  •  

BHX: Thử nghiệm mô hình BHX mini chuyên bán đồ khô

Động lực cho việc gia tăng biện lãi gộp của BHX còn khá dồi dào. Theo đó, việc thương lượng điều khoản thương mại với các nhà cung cấp diễn ra tương đối thuận lợi, khi quy mô của chuỗi vẫn đang được mở rộng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, BHX cũng đang rốt ráo phát triển nhóm hàng thương hiệu riêng (nhập khẩu trực tiếp và OEM), tương tự như chuỗi TGDĐ+ĐMX, nhằm đưa số lượng SKU của nhóm hàng này lên ~1.000, gần gấp đôi mức hiện tại. Nhóm hàng này hiện mới chỉ đóng góp khoảng 8-10% vào doanh thu của BHX.

ictnews-dsf4942-1-1614777514.jpg

 Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG). 

Bên cạnh biên gộp, cắt giảm tỷ lệ CP bán hàng trên doanh thu là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới bức tranh lợi nhuận của BHX. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí bán hàng, chi phí nhân công đang được MWG xem xét để tối ưu hóa. Vì vậy, MWG đang tiến hành dự án thử nghiệm nâng cao năng suất lao động từ cuối năm 2020.

Theo đó, các nhân viên bán hàng sẽ được sắp xếp lại ca làm việc để giảm giờ công, đồng thời quy trình công việc cũng sẽ được thiết kế lại để đảm bảo việc bán hàng diễn ra bình thường. Kết quả thử nghiệm bước đầu đang cho các kết quả khả quan với hiệu suất lao động được tăng lên gần gấp đôi so với trước đó. Nếu thành công, mô hình này sẽ được áp dụng trên diện rộng kể từ T7-2021.

Trong buổi AM, MWG cho biết cũng đang thử nghiệm mô hình BHX mini có diện tích nhỏ không bán đồ tươi sống có vị trí nằm tại các ngõ hẻm, trục đường nhỏ. Mặc dù doanh số ban đầu của những cửa hàng này tương đối tích cực, nhưng do thời gian thử nghiệm trùng với dịp Tết nên dự án này sẽ được tiếp tục theo dõi trong thời gian tới.

Đánh giá cổ phiếu MWG - Thế giới Di động: Giá mục tiêu hiện tại là 155.000 đồng.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)

MWG là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 4.500 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh. Ngoài ra, MWG đã mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ điện thoại và điện máy tại Campuchia và đầu tư vào chuỗi nhà thuốc An Khang.

Tiền thân là Công ty TNHH Thế Giới Di Động (Mobile World Co. Ltd) thành lập năm 2004, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (“Công ty” hay “MWG”) được thành lập theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp số 0306731335 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 16/01/2009. Công ty là nhà bán lẻ số 1 tại Việt Nam tính theo quy mô, doanh thu và lợi nhuận; đồng thời là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á-Thái Bình Dương theo bảng xếp hạng Top 500 Asia-Pacific Retailers do Tạp chí Bán lẻ châu Á (Retail Asia) bình chọn năm 2018.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới gần 4.000 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh. Ngoài ra, MWG còn mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ thiết bị di động và điện máy tại Campuchia. Năm 2020, thành viên mới của MWG là 4KFarm ra đời với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm an toàn theo chuẩn 4 không (không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không chất tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen).

Funans (FNS) & Bảo Việt & Rồng Việt
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.