Cập nhật cổ phiếu CTD: Ricons ghi rõ Coteccons đang nợ 322,5 tỷ đồng

HỒNG MƠ

01/08/2023 14:17

Theo báo cáo tài chính quý II tự lập của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons, doanh nghiệp này đang có hơn 322,5 tỷ đồng phải thu ngắn hạn từ Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), tăng khoảng 28 triệu đồng so với hồi cuối năm ngoái.

 

ctd-2-1615464683.jpg

CTCP Xây dựng Coteccons (CTD)

Con số này chiếm khoảng 9% so với tổng khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng và là khoản phải thu ngắn hạn lớn thứ hai, xếp sau 647,5 tỷ đồng từ Gamuda Land.

Trong khi đó, báo cáo tài chính quý II tự lập của CTD không thuyết minh rõ khoản phải trả đối với Ricons.

Phải thu là các khoản khách hàng nợ công tу về hàng hóa hoặc dịch ᴠụ đã được giao hoặc ѕử dụng nhưng chưa được thanh toán. Trong đó, phải thu ngắn hạn thường là các khoản có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng. Các khoản phải thu được xét là tài ѕản trên bảng cân đối kế toán và được xem như tài ѕản lưu động của một doanh nghiệp. Việc quản lý các khoản phải thu rất quan trọng bởi nó cung cấp thêm vốn nhằm giảm nợ và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh.

Với việc Coteccons chưa thanh toán công nợ, cuối tháng 7, Ricons công bố đã nộp đơn yêu cầu Tòa án Nhân dân TP HCM mở thủ tục phá sản đối với Coteccons. Tòa án đã thụ lý đơn vào ngày 4/7.

Ricons cho biết đây là kết quả của khoản công nợ quá hạn đã được Coteccons thừa nhận, nhưng kéo dài nhiều năm không thanh toán. "Chúng tôi đã cân nhắc phương án tối ưu nhất để thu hồi công nợ và đã chủ động gửi nhiều công văn đến Coteccons đề xuất phương án giải quyết", doanh nghiệp này ghi trong thư gửi đến các cổ đông.

Trong quá trình trên, Ricons nói rằng đã thông báo và cập nhật cho Coteccons về việc công ty nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với mong muốn giải quyết trước khi tòa án thụ lý đơn, nhằm tránh hậu quả bất lợi có thể xảy ra. Doanh nghiệp này nói "đã không nhận được phản hồi thiện chí từ Coteccons".

Về phía Coteccons, công ty khẳng định là có phát sinh các giao dịch bao gồm các khoản phải thu và khoản phải trả (công nợ) giữa hai doanh nghiệp. Nguyên nhân bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019, Coteccons và Ricons đều thuộc hệ sinh thái gồm bảy công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau gồm Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho. Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Bá Dương đang điều hành tổng thể.

Trong quá trình hoạt động cùng hệ sinh thái, một số dự án Coteccons làm tổng thầu sẽ giao Ricons làm nhà thầu phụ. Từ đó, hai bên có phát sinh những khoản công nợ chưa được quyết toán tại dự án Newtaco, Regina giai đoạn 4-5-6, nhà máy Vinfast và Simco.

Đại diện Coteccons, nguyên nhân doanh nghiệp này không thanh toán công nợ cho Ricons là vì chưa được chủ đầu tư dự án thanh toán. Người này từ chối nêu tên chủ đầu tư chậm thanh toán, chỉ cho biết hợp đồng đã ký giữa đôi bên có điều khoản quy định rõ, chỉ khi Coteccons nhận khoản thanh toán từ chủ đầu tư, mới chi trả cho các nhà thầu phụ.

"Khi các bên liên quan đã thực hiện giao dịch phát sinh công nợ thì phải trả nhưng cần tuân thủ đúng quy định của các hợp đồng đã ký và đúng quy định của pháp luật", Coteccons ghi trong thư gửi đến các cổ đông.

Ngoài ra, Coteccons cho biết các khoản công nợ trên còn vướng mắc về vấn đề xác định giá trị và những chứng từ đạt đủ điều kiện pháp lý. Doanh nghiệp này đề nghị Ricons "có tinh thần hợp tác" để giải quyết hai vướng mắc nêu trên.

Ở chiều ngược lại, CTD cho biết Ricons cũng chưa quyết toán công nợ tại dự án Regina Hưng Yên và Đông Á mà Ricons làm tổng thầu xây dựng và Coteccons làm nhà thầu phụ. Đôi bên cũng có một số giao dịch cho thuê thiết bị, sử dụng tiện ích của nhau.

Coteccons và Ricons là hai doanh nghiệp đang tham gia vào hai liên danh khác nhau để cùng đấu thầu dự án gói xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách (gói thầu 5.10) thuộc sân bay Long Thành (Đồng Nai).

Theo các bên liên quan, dự án nhà ga sân bay Long Thành hiện là cuộc cạnh tranh chính giữa Liên danh Hoa Lư và Liên danh Vietur. Liên danh Hoa Lư do Coteccons đứng đầu, gồm 8 nhà thầu như Hòa Bình, Central, An Phong, Delta, Unicons, Thành An và Power Line Engineering (PLE - Thái Lan). Trong khi đó, Liên danh Vietur do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng Ic Istas (Ic Istas) của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu, có sự tham gia của các nhà thầu nằm trong hệ sinh thái do ông Nguyễn Bá Dương sáng lập như Ricons, Newtecons, Sol E&C.

Cập nhật ngày 25/7/2023: thông tin về đơn yêu cầu phá sản từ Ricons

CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) vừa công bố thông tin về việc nhận được Thông báo số 10/TB-TA ngày 4/7/2023 của Toà án Nhân dân Tp.HCM về việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nguyên đơn là CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons.

Theo đó, Coteccons cho biết có sự việc tranh chấp hợp đồng kinh tế với Ricons, liên quan đến các giao dịch bao gồm các khoản phải thu và khỏan phải trả (gọi tắt là công nợ) giữa hai Công ty.

Nguyên nhân công nợ phát sinh bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019, Coteccons và Ricons chịu sự điều hành và xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 07 Công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.

Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án như: dự án Regina Hưng Yên, Thiết kế dự án Đông Á, Dự án Golden Palace và một số giao dịch cho thuê thiết bị giữa hai Công ty. Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.

Tương tự, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons với vai trò là nhà thầu phụ cũng chưa được quyết toán xong như: dự án Newtaco, Dự án Regina Giai đoạn 4, nhà xưởng Regina Miracle, Regina Giai đoạn 6, Dự án Regina Hưng Yên, dự án nhà máy Vinfast, dự án Simco.

“Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa hai Công ty. Coteccons đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản nhưng Ricons ko cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu”, thông báo trên webiste của Coteccons ghi.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ban lãnh đạo Ricons đề cập đến khoản nợ từ cổ đông lớn là tổ chức, khẳng định rằng việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ là không phù hợp với tinh thần hợp tác và trách nhiệm của cổ đông lớn. Ban điều hành Ricons cũng đã nhiều lần gửi công văn đề nghị thanh toán và sắp xếp cuộc họp thảo luận trên tinh thần tôn trọng các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả khả quan.

“Tương tự như các đối tác khác, khi đối tác không có thiện chí và sự hợp tác, không tôn trọng cam kết dẫn đến khoản công nợ kéo dài thì Ricons buộc lòng phải có các biện pháp pháp lý mạnh mẽ hơn để yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”, đại diện Ricons cho biết.

Cập nhật ngày 9/1/2021: chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 10%

CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) thông báo ngày 23/9 đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Ngày thanh toán 20/10.

Năm 2020, doanh nghiệp xây dựng báo cáo doanh thu 14.589 tỷ đồng, giảm 38%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 334 tỷ đồng, giảm 53% so với năm trước. Với kết quả này, ban lãnh đạo trình và được cổ đông thông qua phương án chia cổ tức 10%, tương ứng với thanh toán 74,3 tỷ đồng. Đây là mức chia cổ tức thấp trong các năm gần đây, giai đoạn 2014-2019, tỷ lệ chia cổ tức của Coteccons ở mức 30-50%.

Ngoài ra, HĐQT đã thông qua hồ sơ đăng ký chào bán 500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2021, doanh nghiệp dự kiến phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được bảo đảm bằng tài sản.

Năm 2021, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu 17.413 tỷ đồng, tăng 20%; lãi sau thuế 340 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm trước. Nửa đầu năm, Coteccons báo cáo lợi nhuận ròng 99 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước.

CTD đề xuất kế hoạch 2021 với doanh thu đạt 17,4 nghìn tỷ đồng (+20% YoY) và LNST đạt 340 tỷ đồng (+2% YoY).

Kế hoạch doanh thu của CTD cao hơn 16% dự báo cả năm của chúng tôi trong khi kế hoạch LNST thấp hơn 35% dự báo cả năm của chúng tôi là 520 tỷ đồng.

Lưu ý rằng LNST sau lợi ích CĐTS sau kiểm toán 2020 (334 tỷ đồng) thấp hơn 28% con số trước kiểm toán (463 tỷ đồng: -35% YoY) chủ yếu do chi phí hành chính và quản lý cao hơn 30% (chủ yếu là chi phí dự phòng).

Sự chênh lệch giữa kế hoạch 2021 của CTD và dự báo do 1) CTD đặt mục tiêu ưu tiên chốt các hợp đồng mới và xây dựng backlog – do đó công ty có thể sẵn sàng chấp nhận biên LN thấp hơn – và 2) CTD hiện đang trải qua quá trính tái cơ cấu – do đó công ty kỳ vọng sẽ phát sinh một số chi phí nhất định liên quan đến quá trình này trong năm 2021.

CTD đề xuất cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/CP (tương ứng với lợi suất cổ tức 1,3% dựa theo giá cổ phiếu hiện tại 72.000 đồng/CP), thấp hơn dự báo hiện tại của chúng tôi là 3.000 đồng/CP.

CTD đề xuất kế hoạch phát hành trái phiếu không chuyển đổi với tổng giá trị tối đa 500 tỷ đồng. Các thông tin chi tiết liên quan đến kế hoạch này hiện chưa được công bố.

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (Mã chứng khoán CTD)

CTD là công ty xây dựng được thành lập ngày 24/08/2004 từ quá trình cổ phần hóa một công ty thành viên thuộc Tổng công ty Fico. Từ số vốn điều lệ ban đầu chỉ 15,2 tỷ đồng, sau hơn 5 năm, khi Coteccons niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (đầu năm 2010), vốn điều lệ đã tăng lên tới 307,5 tỷ đồng, tức gấp 20 lần.  

Coteccons là Tổng thầu thi công công trình The Landmark 81 - Công trình cao nhất Đông Nam Á và cao thứ 14 trên Thế giới.

Hơn một năm về trước, nhóm cổ đông lớn Kusto group đã lên nắm quyền kiểm soát công ty thay thế cho ban lãnh đạo cũ dưới thời nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương. Sau đó Coteccons đã định hướng sẽ không tập trung toàn lực cho mảng cốt lõi là xây dựng, mà hướng đến xây dựng hệ sinh thái bao gồm xây dựng là chủ lực, cùng với tài chính xây dựng, M&E, cơ sở hạ tầng… Doanh nghiệp cũng lấn sang lĩnh vực tổng thầu các dự án năng lượng tái tạo; mở rộng hợp tác mảng đầu tư khu công nghiệp.

Coteccons cũng đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các công ty trong ngành và đặc biệt là các doanh nghiệp từ nhóm cựu chủ tịch Nguyễn Bá Dương. Đáng kể như Newtecons lần lượt thế chân làm nhà thầu tại loạt dự án lớn như Masterise Homes, One Central Saigon, Masteri Waterfront…

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.