DCM nhiều khả năng đã qua đỉnh lợi nhuận
• Năm 2022, DCM ghi nhận doanh thu thuần đạt 16,240 tỷ tăng 62% so với năm 2021, vượt mức doanh thu chỉ tiêu đặt ra cho năm 2025 (dự kiến ở mức 15,000 tỷ). Lợi nhuận sau thuế của DCM đạt 4,316 tỷ, tăng 136% so với cùng kỳ.
• Sản lượng tiêu thụ Urê đạt 844,080 tấn bằng 106% so với kế hoạch và đạt 113% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ NPK đạt 83,670 tấn. Đây là kết quả ấn tượng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với phân đạm từ Trung Quốc và các DN trong ngành. Giá bán Urea trong nước và thế giới tiếp tục giảm
• Giá Urea thế giới liên tục giảm mạnh xuống 335 USD/tấn, so với đỉnh hồi giữa tháng 4 năm ngoái, giá Urea đã giảm gần 70% và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên do từ các nhà sản xuất ở châu Âu mở rộng sản xuất nhờ giá nguyên, nhiên liệu đầu vào giảm khi nguồn khí đốt tự nhiên và nhập khẩu LNG dồi dào và nguồn cung từ Nga và Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian qua. Kế hoạch kinh doanh cho năm 2023 giảm mạnh
• Lãnh đạo đã nhận thấy rõ những khó khăn trong năm nay nên đã đặt chỉ tiêu doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt 13,458.5 tỷ, giảm 15% so với thực hiện 2022; LNST hợp nhất dự kiến 1,383.1 tỷ, giảm 67.7% so với thực hiện năm 2022.
• DCM đặt mục tiêu sản xuất 882,000 tấn đạm Cà Mau (Urê quy đổi) và 160,000 tấn phân bón NPK. Sản lượng kinh doanh gồm 760,000 tấn đạm Cà Mau, 100,000 tấn sản phẩm gốc urê, 160,000 tấn phân bón NPK, và 211,000 tấn phân bón tự doanh
• Về kế hoạch đầu tư năm nay doanh nghiệp có 2 dự án chuyển tiếp là Dự án Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Thạnh Hóa - PVCFC và Dự án Mở rộng mái che mưa cho hệ thống xuất sản phẩm cùng 2 dự án mới, 8 dự án chuẩn bị đầu tư, 1 dự án M&A. Doanh nghiệp dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 16%.
Định giá DCM
1) PP So sánh P/E: EPS hiện tại là 8,152. P/E trung bình các DN cùng ngành nghề là 3.17 Giá trị hợp lý của DCM: 25,529 đồng/cp 2) PP So sánh P/B: So sánh chỉ số P/B của DN với chỉ số P/B TB của các DN đầu ngành hoạt động trong ngành. Chỉ số P/B trung bình: 1.21; BV của DCM hiện tại: 20,033
Công ty Chứng khoán SBS đưa ra giá trị hợp lý của DCM là 24,239 đồng/cp.
SBS nhận định: DCM đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cả về mặt khách quan lẫn chủ quan. Việt Nam là đất nước hội nhập toàn diện nên cũng phải theo quy luật tất yếu của giá cả thị trường. Khi giá cả thế giới, trong đó có cả giá phân bón tăng hay giảm đều lập tức phản ánh vào thị trường trong nước. Với việc giá phân Urea giảm mạnh những tháng gần đây chắc chắn sẽ là thách thức vô cùng lớn với DN.
Ngoài ra việc đưa mặt hàng phân bón từ đối tượng chịu thuế VAT 5% sang đối tượng không chịu thuế đã khiến giá phân bón tăng lên 5-8% điều này khiến doanh nghiệp bị giảm sức cạnh tranh với phân bón ngoại. Đồng nghĩa, DN sẽ phải đối diện với rất nhiều thách thức trong thời gian tới. Vì vậy, chúng tôi đánh giá DCM ở mức độ tiêu cực. Khuyến nghị: Bán
Rủi ro đầu tư: - Biến động mặt bằng giá phân bón toàn cầu có xu hướng giảm mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trong nước. - Việc Trung Quốc mở cửa trở lại và có thể dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu phân bón sẽ khiến nguồn cung trên thế giới cũng như tại Việt Nam tăng.
Cập nhật ngày 3/4/2021: BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu DCM - Đạm Cà Mau, giá mục tiêu 28.070 đ/cp
DT và LNST 2020 lần lượt đạt 7,563 tỷ VND (+7% yoy) và 665 tỷ VND (+56% yoy), nhờ giá khí đầu vào giảm mạnh và nhu cầu xuất khẩu phân bón tăng cao.
DCM đặt KH 2021: DTT = 7,839 tỷ VND, LNST = 197 tỷ VND, sản lượng ure quy đổi 860 nghìn tấn.
BSC dự báo DTT và LNST năm 2021 lần lượt đạt 9,493 tỷ đồng (+23.5% YoY) và 888 tỷ đồng (+34.3% YoY). EPS fwd = 1,366 đồng và P/E fwd= 13x, P/B fwd =1.4x
Biên lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ vào kỳ vọng giá bán tăng nhanh hơn mức tăng giá của nguyên liệu đầu vào - Do giá dầu tăng cao và duy trì tín hiệu tích cực từ nhu cầu phân bón trong 2021.
Dự kiến nhà máy đạm Cà Mau sẽ gần như hết khấu hao vào năm 2024, cải thiện lợi nhuận ròng (+125.9% YoY) của công ty.
Kỳ vọng vào khoản hoàn thuế khi luật thuế được sửa đổi vào năm 2021:
Thông tin cần theo dõi: PVN tiến dự kiến thoái vốn tạo DCM, Nhà máy NPK hoạt động vào năm 2021, M&A thêm nhà máy NPK và hợp tác đầu tư các nhà máy sản xuất phân hữu cơ và vi sinh.
Định giá DCM
Theo phương pháp P/E
Kịch bản cơ sở: Gía Mục tiêu 2021 = 18,440 Đồng
Kịch bản thận trọng: Gía Mục tiêu 2021 = 22,210 Đồng
Kịch bản lý tưởng nhất: Gía Mục tiêu 2021 = 28,070 Đồng
Công ty Chứng khoán BIDV - BSC khuyến nghị MUA mã cổ phiếu DCM với giá 21,100 VND/CP, upside 20.9% so với giá ngày 31/3/2021 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 40% - 60%.
Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với giá mục tiêu nằm tại khu vực 20-20.5, cân nhắc cắt lỗ nếu ngưỡng hỗ trợ 12.5 bị xuyên thủng
Rủi ro: Giá khí đầu vào tăng nhanh hơn dự báo và giá bán điều chỉnh thấp hơn kỳ vọng; Hiệu suất hoạt động của các nhà máy thấp hơn kì vọng do bảo dưỡng định kì.
Cập nhật ngày 13/3/2021: giảm dần hiệu ứng tích cực
Ở đầu ra, giá bán phân ure đã tăng rất mạnh theo đà tăng của giá thế giới do thiếu nguồn cung từ Trung Quốc trong khi nhu cầu sản xuất nông sản toàn cầu đang trở lại nhanh chóng. Kết quả kinh doanh của DCM có thể sẽ tăng trưởng đột biến trong Q1/2021 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 32% và 99%. Tuy nhiên, giá bán phân bón các quý sau có thể sẽ giảm dần trong khi giá dầu sẽ duy trì cao hoặc tiếp tục tăng, làm giảm dần hiệu ứng tích cực lên lợi nhuận.
Nguồn cung phân bón toàn cầu thiếu hụt hỗ trợ cho tăng trưởng giá bán
Theo dữ liệu từ Agromonitor, giá bán đạm Cà Mau trong nước trung bình tháng 2 đã tăng 24% so với trung bình Q4/2020, 27% so với tháng 2/2020 và 28% so với trung bình cả năm 2020. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ:
- Nhu cầu sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu tăng mạnh do Trung Quốc tái đàn sau khi kiểm soát được dịch tả lợn châu Phi và nhu cầu dầu diesel sinh học phục hồi theo tiến trình bình thường hóa các hoạt động kinh tế,
- Nguồn cung phân bón thế giới giảm sút do Trung Quốc ngưng nhập khẩu than của Úc và phải phân bổ nguồn khí tự nhiên khai thác được cho sản xuất điện. Ngoài ra, nhiều nhà máy phân bón của Trung Quốc vẫn đang đóng cửa do hư hại nghiêm trọng trong đợt lũ lịch sử năm 2020.
- Hoạt động nhập khẩu phân bón khó khăn do thiếu container rỗng.
Tuy nhiên, giá phân bón tăng quá nhanh đang gây căng thẳng cho ngành nông nghiệp trong nước do làm tăng chi phí sản xuất trong khi mức tăng giá bán nông sản không đủ lớn để bù đắp. Gánh nặng chi phí có thể khiến nông dân giảm bón phân, kéo theo giá bán phân bón các quý sau khó duy trì ở mức cao.
Giá khí đầu vào phục hồi mạnh tạo áp lực lên chi phí sản xuất
Giá dầu hiện đã tăng lên mức 65-66 USD/thùng, cao gấp 4 lần so với mức giá thấp nhất vào tháng 4/2020 (bỏ qua sự kiện giá dầu giảm xuống mức âm). Mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu đang tăng nhanh theo các hoạt động kinh tế xã hội hơn so với nguồn cung từ OPEC+, các nhà khai thác dầu đá phiến và Iran.
Cùng xu hướng với giá dầu, giá khí tự nhiên (neo theo giá dầu MFO) sử dụng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân đạm đã phục hồi mạnh 25% trong hai tháng đầu năm so với trung bình Q4/2020.
Tình trạng giá dầu tăng cao nhiều khả năng vẫn tiếp diễn và sẽ tác động mạnh hơn theo hướng làm tăng chi phí đầu vào của các nhà máy phân ure.
Biên lợi nhuận vẫn có thể mở rộng trong ngắn hạn
Do chi phí khí đầu vào chỉ chiếm gần 60% giá thành sản xuất phân ure của DCM, ảnh hưởng của sự tăng vọt giá khí lên giá thành sản xuất sẽ được hạn chế một phần.
Với giả định sản lượng tiêu thụ phân ure của DCM đạt 200.000 tấn (+13% YoY) và giá bán trung bình 8.000 đồng/kg (+28% YoY), giá khí đầu vào ở mức 6,16 USD/MMBTU (+22% YoY), chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận Q1/2021 của DCM có thể đạt 1.778 tỷ đồng và 183 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 32% và 99% so với cùng kỳ năm 2020. Biên lợi nhuận gộp mở rộng lên 18% so với mức 14,9% trong Q1/2020.
Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, DCM)
DCM là doanh nghiệp đầu ngành trong ngành phân bón, doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu lâu năm.
Sở hữu tiềm năng góp phần làm thay đổi diện mạo miền Cửu Long, Cà Mau là tỉnh cực Nam được lãnh đạo Đảng, Nhà nước chọn đặt một cụm công nghiệp hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng. Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau trở thành dự án trọng điểm quốc gia, nhận được sự đầu tư của các thế hệ người dầu khí và tiềm lực tầm cỡ.
Trên nền tảng đó, năm 2011, Công ty TNHH Một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau được thành lập, năm 2012 cho ra đời sản sản phẩm Đạm Cà Mau.
Sự thành công của câu chuyện "Hạt ngọc mùa vàng" không chỉ xác lập những kỷ lục mới về sản lượng, những giải thưởng danh giá mà còn khẳng định bản sắc thương hiệu trên thị trường nông nghiệp. Những nền tảng vững chắc đó đã tiếp thêm sức cho sự chuyển mình, trở thành động lực cho hành trình bứt phá dẫn đầu của công ty sau hơn một thập kỷ.
Công ty đã trải qua hành trình hơn 10 năm với những dấu ấn đáng nhớ như đạt sản lượng sản xuất đạt 1 triệu tấn sau 15 tháng đi vào vận hành (năm 2013), trở thành công ty niêm yết đại chúng với thương vụ IPO lớn năm 2014. Đơn vị đồng thời được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nhận bằng khen Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2016 và lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm.
Thời gian tới, ban lãnh đạo lên kế hoạch thay đổi mô hình kinh doanh để mở rộng thị trường. Mục tiêu đến năm 2025, mức độ nhận biết thương hiệu Đạm Cà Mau của khách hàng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Campuchia đạt ít nhất 65%.
Hơn nữa, Đạm Cà Mau sẽ đa dạng hóa các nhóm sản phẩm và đặt kế hoạch tiếp cận nhanh với xu hướng công nghệ, từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu khí đầu vào cho sản xuất. Mục tiêu đến năm 2025, tổng doanh thu kỳ vọng tăng lên 15.000 tỷ đồng, sản lượng urê đơn vị đạt 115% so với sản lượng thiết kế cũng như tìm kiếm được nguyên liệu đầu vào thay thế thay thế các nguồn khí hiện có.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo cũng chia sẻ, DCM đã tìm được phương án cho lộ trình giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Tập đoàn Dầu khí (PVN) từ 75,56% xuống 51% vốn trong tương lai.