Tiêu điểm tài chính
Chúng tôi dự phóng doanh thu 2024-25 tăng 31,8%/9,6% svck nhờ sản lượng hàng không tăng 26,2%/7,2% svck.
LN ròng đạt 622,3/ 681,7 tỷ đồng, tăng 24,8% / 9,6% svck.
Kỳ vọng SCS sẽ trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với mức 5.000 đ/cp, tỷ suất cổ tức hấp dẫn là 6,4%.
Sản lượng hàng không toàn cầu phục hồi cùng với hoạt động xuất khẩu
IATA dự phóng sản lượng hàng không sẽ tăng khoảng 4-5% svck vào năm 2024 nhờ sự phục hồi của nhu cầu xuất khẩu toàn cầu. PMI của Việt Nam ở mức trên 50 trong T1 và T2, với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới duy trì đà phục hồi. Kỳ vọng giá trị xuất khẩu sẽ tăng 6% svck năm 2024, điều này sẽ hỗ trợ dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không.
Hợp tác với Qatar Airways thúc đẩy sản lượng hàng không quốc tế
Vào T2/24, ban lãnh đạo đã thông báo rằng SCS sẽ bắt đầu hợp tác với Qatar Airways. Điều này sẽ giúp SCS tăng thêm 30.000 sản lượng hàng không trong năm 2024, chiếm khoảng 12,5% sản lượng hàng không.
Kỳ vọng sản lượng hàng không quốc tế SCS tăng 34,4%/8,6% svck và tổng sản lượng của SCS sẽ đạt 239.617/256.842 tấn, tăng 26,2%/7,2% svck trong năm 2024-25.
Khả năng cao mở rộng dự án tại LTIA sẽ đẩy giá mục tiêu lên cao hơn nữa
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chuẩn bị mở thầudự án thành phần 3 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào đầu đến giữa năm 2024, trong đó nổi bật là gói thầu số 7,8 bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị Nhà ga hàng hóa số 1. Nhà ga hàng hóa số 1 (LTIA) có thể chứa tới 1,2 triệu tấn hàng hóa. SCS được kỳ vọng sẽ giành được một phần trong gói thầu sắp tới.
Mức tăng trưởng lợi nhuận tốt cùng với tỷ lệ trả cổ tức cao là lý do khiến P/E ở mức cao
P/E hiện tại là 14,2 lần, cao hơn mức trung bình của các công ty cùng ngành là 11,6 lần. Tuy nhiên, điều này được phản ánh qua mức tăng trưởng EPS năm 2024 là 24,8%. Tỷ suất cổ tức 6,4% cũng khiến cổ phiếu này trở nên hấp dẫn.
Thành viên cập nhật 8/5/2023: trong chu kỳ đi xuống, giá mục tiêu 68.300 đồng/cp
Các yếu tố tiêu cực như tiêu dùng suy giảm, chiến tranh Ukraina tiếp diễn, giá cước vận tải biển cạnh tranh, giá nhiên liệu cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu trong nửa đầu 2023.
Tác động có thể sẽ giảm dần khi FED quay đầu chính sách và Trung Quốc mở cửa kinh tế. Do đó, kỳ vọng sản lượng hàng hóa hàng không Việt Nam có thể phục hồi từ Q3/2023, nâng tổng sản lượng lên 1.413.344 tấn (+1% svck). Kỳ vọng sản lượng hàng hóa của SCS trong 2023 tăng 2,4% svck (thấp hơn dự phóng trước 18,5%). Giá dịch vụ trung bình có thể tăng nhẹ 1% svck nhờ đồng USD mạnh hơn.
Đáng chú ý, SCS đã dừng kế hoạch M&A nhà ga hàng hóa khác ở Nội Bài để dành nguồn lực cho các kế hoạch khác.
Trong ngắn hạn, kỳ vọng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ cải thiện vào nửa cuối năm 2023, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu và chúng tôi sẽ xem xét lại ước tính và định giá.
Chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng EPS 2023-24 xuống 12,2%-9,2%. SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 1 năm là 68.300 đồng/cổ phiếu.
Thành viên cập nhật ngày 22/2/2021: Cơ hội tăng trưởng nhờ vaccine Covid-19
Kết thúc Q4/2020, doanh thu SCS đạt 197 tỷ VNĐ (-0,9% yoy), LNST sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 128 tỷ VNĐ (-4,9% yoy), tuy nhiên tăng 11,3% so với Q3.
Tính chung cả năm 2020, trong khi sản lượng hàng hóa nội địa vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt khi đạt 55.623 tấn (+6,64% yoy) nhờ các lệnh hạn chế đi lại trong nước được gỡ bỏ nhanh chóng, thì sản lượng hàng hóa quốc tế (yếu tố dẫn dắt lợi nhuận chính của công ty) chỉ đạt 154.488 tấn, giảm 7,1% yoy do bị giới hạn bởi lệnh hạn chế đi lại quốc tế. Điều đó khiến doanh thu năm 2020 chỉ đạt 693 tỷ VNĐ (-7,4% yoy), LNST đạt 464 tỷ VNĐ (-7,54% yoy).
Công suất được gia tăng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ có TCS là đối thủ cạnh tranh duy nhất với SCS, tuy nhiên hiện tại TCS đang hoạt động vượt công suất thiết kế, nên khả năng tăng trưởng trong các năm tới không còn nhiều. Trong khi đó, SCS còn rất nhiều dư địa tăng trưởng do có thể nâng công suất thiết kế lên 350 nghìn tấn/năm (+75% công suất thiết kế hiện tại). Với nhu cầu hàng hóa tăng trưởng nhanh sau đại dịch, được hỗ trợ bởi các hiệp định thương mại tự do, SCS đang đứng trước cơ hội lớn để gia tăng thị phần tại TIA trong tương lai.
Tham gia vào chuỗi cung ứng vaccine tạo động lực tăng trưởng mới cho SCS. Theo kết quả gần nhất, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận mua 30 triệu liều vaccine từ AstraZeneca theo lộ trình trong cả 4 quý năm 2021. Do yêu cầu về bảo quản nên vaccine sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không, giúp gia tăng sản lượng hàng hóa tại các cảng trong 2-3 năm tới. Tại sân bay TSN, SCS và TCS sẽ là hai đơn vị nhà ga hàng không tham gia và chuỗi cung ứng, nhưng triển vọng đối với SCS sẽ lớn hơn do yếu tố về công nghệ và công suất.
Nguồn doanh thu mới từ khu văn phòng số 2. SCS đang có kế hoạch xây dựng khu văn phòng cho thuê trên khu đất có diện tích là 14.000 m² (gấp đôi diện tích của khu văn phòng hiện tại là 7.200 m²), dự kiến sẽ đem lại doanh thu khoảng hơn 20 tỷ VNĐ trong năm đầu tiên hoạt động.
Định giá và khuyến nghị đầu tư
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị NEUTRAL đối với Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn, với giá mục tiêu là 147.000 VND/cổ phiếu. Mức giá mục tiêu được BVSC xác định theo 3 phương pháp với tỉ trọng như nhau, bao gồm: (1) FCFF với giá mục tiêu là 169.893 VNĐ/cp; (2) FCFE với giá mục tiêu là 138.848 VNĐ/cp; (3) so sánh P/E quá khứ với hệ số sử dụng là 14,1x, tương ứng mức giá mục tiêu là 133.409 VNĐ/cp.
Nhập ghi chú
Công ty Cổ Phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC, mã SCS)
Công ty Cổ Phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) được góp vốn từ các cổ đông sau :
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - 13%
Công ty Cổ phần Gemadept - 32%
Công ty sửa chữa máy bay A41 - 13%
Các cổ đông nước ngoài – 24%
Các cổ đông trong nước – 18%
Với số tiền đầu tư lên đến 50 triệu USD, Nhà ga hàng hóa Hàng không SCSC được xây dựng trên diện tích rộng 143.000 mét vuông tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Nhà ga hàng hóa bao gồm ba khu vực:
Khu vực sân đậu: 52.000 mét vuông, có sức chứa 3 máy bay B747F hoặc 5 máy bay A321 cùng lúc.
Khu vực Nhà ga hàng hóa: 27.000 mét vuông, có khả năng xử lý hàng hóa lên đến 350,000 tấn mỗi năm.
Khu vực nhà kho, bãi đậu xe và tòa nhà văn phòng: 64.000 mét vuông.
Dự án xây dựng nhà ga được lên kế hoạch vào tháng 5 năm 2008 và quá trình xây dựng được bắt đầu vào tháng 3 năm 2009. Đầu tháng 10 năm 2010, nhà ga hàng hóa SCSC đã được đưa vào khai thác.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4103009937 ngày 08 tháng 4 năm 2008, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Giấy phép đầu tư số: 41121000112 ngày 20 tháng 4 năm 2009 do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho dự án thành lập Nhà ga hàng hóa hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Giấy phép của Cục Hàng không Việt Nam số: 1696/GPCCDV-CHK ngày 28/05/2010 do Cục Hàng không Việt nam cấp, cho phép công ty SCSC được cung cấp dịch vụ Nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
SCSC cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa quốc tế (hàng xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh và hàng chuyển cửa khẩu)
Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa nội địa
Dịch vụ hàng kho lạnh
Văn phòng cho thuê
Cho thuê sân đậu
Đại lý Hải quan
Đào tạo