Phân tích cổ phiếu HHV (Tập đoàn Đèo Cả): VCBS khuyến nghị MUA, giá hợp lý 15.537 đồng/ cp

VCBS & FPTS

27/09/2024 06:53

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HSX: HHV) là một trong những nhà thầu xây dựng hạ tầng hàng đầu Việt Nam, hoạt động chính trong các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, thu phí BOT, duy tu bảo dưỡng hầm đường.

 

hhv-2-1638409716.jpeg
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HSX: HHV)

HHV được kỳ vọng duy trì mức tăng trưởng cao trong năm 2024-2025 nhờ: (1) Sở hữu 3 trạm thu phí được chấp thuận tăng giá vé, (2) Lưu lượng xe qua trạm cải thiện nhờ hoàn thiện cơ bản các dự án hạ tầng đường bộ, (3) Các gói thầu hạ tầng giao thông lớn bước vào giai đoạn thi công hạng mục chính.

Ước tính doanh thu và lợi nhuận thuần của HHV trong năm 2024 đạt lần lượt là 3.249 tỷ đồng (+21% yoy) và 428 tỷ đồng (+32% yoy), tương ứng với EPS là 991 đồng/ cổ phiếu.

VCBS đưa ra khuyến nghị MUA cho cổ phiếu HHV với mức định giá hợp lý là 15.537 đồng/ cổ phiếu.

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

Hoạt động thu phí BOT duy trì triển vọng tích cực KQKD năm 2024 mảng thu phí BOT của HHV được hỗ trợ tích cực nhờ điều chỉnh giá thu phí tại ba trạm: Đèo Cả, An Dân và Cù Mông. Về dài hạn, mảng BOT sẽ tiếp tục đem lại dòng tiền bền vững cho doanh nghiệp, hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng lưu lượng giao thông. Áp lực chi phí tài chính giảm nhẹ nhờ nhận được khoản hỗ trợ từ NSNN

VCBS kỳ vọng áp lực chi phí tài chính sẽ được giảm bớt trong giai đoạn tới nhờ: (1) Ghi nhận khoản hỗ trợ 1.180 tỷ đồng đối với dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả trong nửa cuối năm 2024, (2) kỳ vọng tiếp tục ghi nhận khoản 2.280 tỷ đồng và 4.600 tỷ đồng hỗ trợ cho việc sụt giảm doanh thu tại trạm Bắc Hải Vân và dự án Bắc Giang – Lạng Sơn.

Mảng xây lắp đem lại nguồn việc ổn định KQKD mảng xây lắp sẽ cải thiện tích cực trong giai đoạn 2025- 2027 nhờ: (1) Các gói thầu quan trọng bắt đầu vào giai đoạn thi công hạng mục chính, (2) Biên lợi nhuận gộp cải thiện.

Trong dài hạn, VCBS đánh giá mảng xây lắp của HHV còn nhiều dư địa tăng trưởng xét đến: (1) Gia tăng khả năng trúng thầu nhờ vào việc liên danh với tập đoàn Đèo Cả, (2) HHV thể hiện được năng lực chuyên môn trong lĩnh vực thi công các công trình hầm qua núi với địa hình phức tạp.

Thành viên cập nhật ngày 6/8/2024: FPTS khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 14.150 đồng/cp

Bằng phương pháp Tổng của các thành phần, FPTS xác định mức giá mục tiêu của cổ phiếu HHV là 14.150 VND và khuyến nghị MUA với cổ phiếu HHV, dựa trên triển vọng ngắn hạn khi (1) mảng BOT được phê duyệt tăng giá vé và tăng lưu lượng nhờ đấu nối với các dự án cao tốc đang xây dựng và (2) mảng xây dựng hạ tầng hưởng lợi từ vốn đầu tư công ở mức cao.

Tuy vậy, lưu ý những rủi ro về mặt dài hạn có thể tác động đến định giá của cổ phiếu, như doanh thu sụt giảm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay.

Các luận điểm chính như sau:

• Động lực tăng trưởng doanh thu mảng BOT trong ngắn hạn nhờ được phê duyệt tăng giá vé và đấu nối với các tuyến cao tốc đang xây dựng: Ước tính doanh thu thu phí năm 2024 đạt 1.798 tỷ đồng (+14% yoy, 104,5%KH) chủ yếu nhờ (1) tăng giá vé ~18% từ tháng 12/2023 tại 3 trạm thuộc dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả và (2) tốc độ tăng trưởng lưu lượng ~5%/năm.

Kể từ năm 2025, kỳ vọng tăng trưởng doanh thu nhờ tăng lưu lượng khi kết nối giao thông với các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam GĐ2 và thông tuyến Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng.

• Nguồn công việc xây lắp lớn, hưởng lợi từ vốn đầu tư công ở mức cao trong giai đoạn 2023 – 2024: Năm 2023, HHV ghi nhận doanh thu xây lắp tăng trưởng mạnh, đạt 1.047 tỷ đồng (+97,5% yoy), chủ yếu từ gói thầu cao tốc Bắc – Nam.

Ước tính doanh thu xây lắp 2024 của HHV đạt 1.300 tỷ đồng (+24% yoy, ~98%KH) với động lực tăng trưởng từ cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (chiếm ~65% kế hoạch doanh thu xây dựng).

Rủi ro đầu tư:

• Nợ vay cao tạo áp lực lên dòng tiền hoạt động kinh doanh: Các dự án BOT chủ yếu là sử dụng vốn vay, vốn góp của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ (~10-15%). Do vậy, đảm bảo doanh thu là điều kiện quan trọng nhất để trả nợ vay. Rủi ro doanh thu thu phí sụt giảm do (1) nhà nước đầu tư đường song hành với trạm BOT và (2) không được thu phí tại trạm thỏa thuận theo PATC ban đầu có thể làm ảnh hưởng tới khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp.

• Tiến độ xây dựng bị ảnh hưởng do (1) chậm giải phóng mặt bằng, (2) thiếu nguồn vật liệu thi công xây lắp và (3) giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HSX: HHV)
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HSX: HHV) là một trong những nhà thầu xây dựng hạ tầng hàng đầu Việt Nam, hoạt động chính trong các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, thu phí BOT, duy tu bảo dưỡng hầm đường.
1974 – trước 2005: Doanh nghiệp trực thuộc Bộ GTVT 2005: Đổi tên thành Công ty Quản lý và Khai thác hầm đường bộ Hải Vân – HAMADECO, hoạt động chính trong lĩnh vực quản lý, vận hành và bảo trì thường xuyên công trình hầm đường bộ Hải Vân
2013: Bộ GTVT phê duyệt phương án chuyển HAMADECO thành CTCP thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5.
2015 – 2016: CTCP Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (nay là CTCP Tập đoàn Đèo Cả) mua lại 88,05% vốn điều lệ CTCP Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân
2015: Cổ phiếu HHV được chấp thuận đăng ký giao dịch lần đầu trên sàn UPCOM. 2019: Đổi tên thành “Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả”. Nhận chuyển nhượng cổ phần và đầu tư vào 05 dự án hạ tầng giao thông với tổng giá trị đầu tư 2.394 tỷ đồng. Phát hành riêng lẻ để hoán đổi nợ của 05 dự án trên, qua đó tăng vốn lên 2.270 tỷ đồng.

2022: Cổ phiếu HHV chuyển niêm yết sang sàn HOSE. 2024: Đầu tư – xây dựng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng – Trà Lĩnh (Cao Bằng – Lạng Sơn).

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Theo BCTC hợp nhất 2023, HHV hoạt động trong lĩnh vực thu phí BOT và xây dựng hạ tầng, chiếm lần lượt ~60% và ~40% trong doanh thu. Do vậy, trong khuôn khổ báo cáo này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích 02 mảng kinh doanh chính này. Thêm nữa, HHV còn hoạt động trong lĩnh vực duy tu bảo dưỡng hầm đường, nhưng chủ yếu thực hiện cho các công ty con nên bị loại ra khi tính doanh thu hợp nhất.

HHV hiện đang sở hữu 03 công ty con và 02 công ty liên kết, chủ yếu là các doanh nghiệp dự án BOT giao thông.

Cơ cấu cổ đông (tại ngày 22/07/2024)

HHV trở thành công ty con của Tập đoàn Đèo Cả từ năm 2016 với hoạt động chính là quản lý khai thác hầm đường bộ Hải Vân. Năm 2019, HHV nhận chuyển nhượng các dự án BOT giao thông thuộc 5 doanh nghiệp dự án1 của Tập đoàn Đèo Cả với giá trị ước tính ~2.383 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên mức 2.473,8 tỷ đồng , tăng hơn 31 lần từ mức 79,36 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cơ cấu cổ đông của HHV hiện tại khá dàn trải, do các cổ đông lớn lần lượt bán cổ phiếu nắm giữ sau đó. Tại ngày 03/07/2024, HHV chỉ còn 1 cổ đông lớn là CTCP Đầu tư Hải Thạch BOT (nắm giữ 16,09%) thuộc nhóm liên quan đến tập đoàn Đèo Cả.
Tập đoàn Đèo Cả chỉ sở hữu 20,59% nhưng vẫn là công ty mẹ của HHV thông qua việc nắm đa số thành viên trong HĐQT, theo khoản 1 điều 195 Luật doanh nghiệp 2020.
HHV được hưởng lợi khi nằm trong hệ sinh thái Đèo Cả thông qua việc (1) quản lý vận hành các dự án hầm do Tập đoàn Đèo Cả đầu tư xây dựng và (2) là nhà thầu trong liên danh xây dựng các dự án của Tập đoàn đầu tư.

VCBS & FPTS
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.