Công ty thuộc top 3 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu cả nước và là doanh nghiệp xuất khẩu chanh leo hàng đầu Châu Á (theo công ty).
Ngành nghề kinh doanh chính của NAF bao gồm nước ép trái cây cô đặc & nước ép Puree, các sản phẩm trái cây đông lạnh nhanh (IQF), cây giống chanh dây, trái cây tươi và các sản phẩm có giá trị gia tăng khác.
Thị trường xuất khẩu là nguồn doanh thu chính của NAF, đóng góp trung bình 78% vào doanh thu của công ty trong giai đoạn 2019-2022.
Với thị trường trong nước, miền Nam là thị trường chính với trung bình 17% doanh thu giai đoạn 2019-2022. Miền Bắc và miền Trung chiếm chưa đến 10% doanh thu của công ty giai đoạn này.
Triển vọng ngành
8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 3,45 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm 2022, vượt qua con số 3,36 tỷ USD của cả năm 2022. Với nhiều lợi thế hiện có, ngành hàng rau quả đang dần tiến đến mục tiêu kỷ lục 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.
Rau quả cũng là nhóm hàng ghi nhận sự tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của toàn ngành nông nghiệp 8 tháng đầu năm 2023. Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí số 1 về thị trường xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam.
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, thời gian qua, các mặt hàng rau quả của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Cùng với Trung Quốc, các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tăng nhập khẩu các mặt hàng rau quả Việt Nam. Trong đó, thanh long, xoài, mít và chuối là bốn loại trái cây có khối lượng xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 85% khối lượng xuất khẩu quả tươi của Việt Nam hiện nay.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các mặt hàng rau quả đã mở cửa thị trường của Việt Nam hiện nay là: thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, bưởi, chanh, vú sữa, chuối. Các mặt hàng đang đàm phán mở cửa thị trường là chanh leo sang Mỹ, Australia; bưởi sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ; sầu riêng sang Ấn Độ; các loại quả có múi, dừa, sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.
Các mặt hàng khác có tiềm năng mở cửa thị trường trong tương lai là bơ, chanh không hạt. Mới nhất, vào đầu tháng 8/2023, Cục Kiểm dịch thực vật Mỹ (APHIS) đã chính thức thông tin về việc phê duyệt nhập khẩu dừa non Việt Nam. APHIS khẳng định, các nhà sản xuất Việt Nam có thể bắt đầu xuất khẩu dừa sọ sang Mỹ. Việt Nam thuộc tốp 10 nước trồng dừa lớn nhất thế giới, hiện có khoảng 200.000 ha dừa, với sản lượng khoảng 2 triệu tấn, tập trung chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng với việc đàm phán xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm từ dừa sang Trung Quốc, thời gian tới trái dừa Việt Nam được kỳ vọng sẽ nhanh chóng trở thành mặt hàng tỷ USD, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành rau quả.
Thực tế, nhu cầu nhập khẩu rau quả của các thị trường trên thế giới còn rất lớn nên việc Việt Nam bảo đảm về chất lượng hàng hóa sẽ là cơ hội để khai thác tiềm năng này. Cụ thể, trong giai đoạn năm 2018-2022, nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả của Mỹ bình quân khoảng 46 tỷ USD/năm, nhưng trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 0,6%. Thị trường Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả trung bình đạt 3,9 tỷ USD/năm, nhưng trị giá nhập khẩu từ Việt Nam cũng chỉ chiếm 4,3%. Thị trường Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả trung bình đạt 10 tỷ USD/năm, nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,6%…
Riêng thị trường Mỹ, nhu cầu nhập khẩu quả xoài rất lớn, song hiện Mỹ nhập khẩu xoài tươi từ Việt Nam chỉ chiếm 0,19% tổng lượng nhập khẩu. Nguyên nhân là do vị trí địa lý xa xôi và khâu bảo quản gặp nhiều khó khăn khiến mặt hàng xoài chưa phát huy hết giá trị ở thị trường tiềm năng này.
Trong khi đó, với các sản phẩm chế biến như nước xoài ép, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam có tỷ trọng tăng đáng kể từ 2,73% trong 5 tháng đầu năm 2022 lên 5,84% trong 5 tháng đầu năm 2023. Vì vậy, đẩy mạnh chế biến sâu là hướng đi mà các doanh nghiệp nên đầu tư để tăng kim ngạch xuất khẩu thời gian tới.
Công ty cổ phần Nafoods Group (mã NAF)
Công ty cổ phần Nafoods Group được thành lập vào năm 1995; Là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong việc phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp từ khâu giống, trồng, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nước ép trái cây, rau củ quả đông lạnh, trái cây sấy, các loại hạt và hoa quả tươi.
Ban Điều Hành
Sự lớn mạnh và thành công của Nafoods Group trong hơn 25 năm vừa qua là thành quả từ công sức và tâm huyết của tất cả những thành viên trong công ty, dưới sự chỉ dẫn và lãnh đạo sáng suốt của những nhân sự chủ chốt – những con người tài ba, bản lĩnh và luôn hết mình vì sự nghiệp chung của Nafoods
Câu Chuyện Nafoods
Được thành lập năm 1995, với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, công ty cổ phần Nafoods Group đã đưa những sản phẩm nông nghiệp là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khẳng định thương hiệu trên toàn cầu.
Cơ Cấu Tổ Chức
Nafoods Group xác định chiến lược phát triển theo chuỗi giá trị nông nghiệp xanh khép kín từ đó thực hiện tái cơ cấu, thành lập các Công ty con hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, mỗi Công ty đảm nhận một nhiệm vụ trong chuỗi giá trị.
Chuỗi Giá Trị
Là một trong những tập đoàn đi đầu trong quá trình nông nghiệp hóa mang tính hội nhập. Nafoods Group đã kiểm soát chuỗi giá trị bao gồm:
1. Cây giống
2. Phát triển vùng nguyên liệu (từ cây giống, canh tác, chăm sóc)
3. Sản xuất chế biến
4. Xuất khẩu và Phân phối