Doanh nghiệp vừa công bố KQKD Quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024 với nhiều thông tin đáng chú ý:
❖ Cập nhật KQKD Q2.2024 và 6 tháng đầu năm 2024: Trong Quý 2, Dabaco ghi nhận doanh thu đạt 3.331 tỷ đồng (-5,9% yoy) và LNST đạt 145 tỷ đồng (-55,5% yoy). Lợi nhuận suy giảm mạnh so với cùng kỳ bởi không còn khoản lợi nhuận đột biến từ BĐS như Q2.2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu và LNST của DBC đạt 6.674 tỷ đồng (+12,3% yoy) và 218 tỷ đồng (+3.474% yoy). KQKD cải thiện trong 6 tháng đầu năm nhờ thị trường thuận lợi và so với mức nền thấp cùng kỳ.
❖ Diễn biến giá lợn và giá TACN hỗ trợ hoạt động kinh doanh: Giá lợn tăng mạnh và hiện đang ở mức 65.000 đ/kg, tăng khoảng 30% từ đầu năm và cao hơn khoảng 15% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do tình trạng hụt cung bởi làn sóng bán tháo từ đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi khá nghiêm trọng giai đoạn cuối năm 2023, cùng với nhu cầu tăng cao. Về giá TACN, giá các nguyên liệu như lúa mỳ, ngô, ngũ cốc giảm sâu giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí đầu vào.
❖ Hưởng lợi từ luật chăn nuôi và chiếm thị phần từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ: Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ năm 2020 nghiêm cấm hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư. Theo quy định, đến ngày 1/1/2025 các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép sẽ phải di dời, điều này khiến nhiều hộ sẽ phải treo chuồng, ảnh hưởng tới nguồn cung và càng thúc đẩy xu hướng thị phần từ nhỏ lẻ chuyển sang các DN lớn hoàn thiện chuỗi giá trị.
❖ Mở rộng công suất đón đầu xu thế: DBC đã đầu tư tăng công suất với các dự án trang trại chăn nuôi quy mô lớn: Dự án chăn nuôi Thanh Hóa (Công suất: 5.600 lợn nái, 77.400 lợn thương phẩm); Dự án lợn giống Phú Thọ - giai đoạn 3 (Công suất: 4.800 lợn nái, hơn 70.000 lợn thương phẩm). Tổng công suất 2 dự án tăng khoảng 25% so với trước đó.
❖ Cập nhật tiến độ dự án vắc xin Dacovac-ASF2 phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) DBC đã triển khai xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin với công suất 200 triệu liều/năm và đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Doanh nghiệp dự kiến sẽ hoàn tất kiểm nghiệm và đánh giá GMP để hướng đến mục tiêu thương mại hóa giai đoạn tới. Đây kỳ vọng sẽ là mảng đem lại biên lợi nhuận cao cho DBC.
Agriseco Research kỳ vọng KQKD của DBC sẽ tiếp đà phục hồi tích cực trong 6 tháng cuối năm 2024 nhờ: (1) Biên lợi nhuận cải thiện khi giá lợn phục hồi và giá TACN giảm sâu; (2) Hưởng lợi từ luật chăn nuôi và chiếm thị phần từ các hộ nhỏ lẻ; (3) Tăng công suất đón đầu xu thế; (4) Mảng Vaccine trở thành nguồn doanh thu mới tiềm năng.
Agriseco đánh giá tích cực đối với cổ phiếu DBC và khuyến nghị Tăng tỷ trọng với giá mục tiêu 32.000 đ/cp
Thành viên cập nhật ngày 11/6/2022: Khó khăn nối tiếp khó khăn với DBC (Dabaco) và MML (Masan MEATLife)
Theo ước tính, tổng DT của các công ty sản xuất thịt niêm yết giảm 39,7% svck và LN ròng giảm 37,4% svck . Biên LN gộp tổng ghi nhận mức giảm mạnh trong Q1/22 bao gồm DBC (-16,3đ %) và MML (-8,3đ%). Kết quả kém khả quan là do giá nguyên vật liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh và giá lợn hơi giảm 30,7% svck trong Q1/22.
Theo quan điểm của chúng tôi, giá lợn hơi không thể tăng mạnh theo giá nguyên vật liệu đầu vào do nhu cầu tiêu thụ thịt chưa phục hồi hoàn toàn so với mức trước Covid-19. Trong khi đó, nguồn cung thịt lợn vẫn ổn định và đang trên đà phục hồi sau dịch ASF.
Áp lực 2 chiều phủ bóng lên triển vọng năm 2022
Theo World Banks, giá lúa mì, ngô và khô đậu tương sẽ tăng 42,7%/19,4%/9,7% svck trong 2022, kéo theo chi phí nguyên vật liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi tăng. Trong khi đó, giá lợn hơi trong nước dự kiến giảm 5,8% svck trong 2022 chủ yếu do mức nền cao trong 6T21 và nhu cầu tiêu thụ phục hồi chậm sau Covid-19.
Do đó, 2022 vẫn sẽ là năm đầy thách thức với các DN sản xuất thịt. Dự phóng LN ròng DBC giảm 29,6% svck trong khi LN ròng của MML giảm mạnh 66,2% svck. Kế hoạch kinh doanh của các DN sản xuất thịt khá tích cực (tăng trưởng LN ròng 10,0% svck) trong bối cảnh giá nguyên vật liệu đầu vào không ổn định do cuộc xung đột trong khi giá lợn hơi khó có thể tăng mạnh vào 2022.
Khuyến nghị Trung lập đối với MML và DBC
Các DN sản xuất thịt (gồm DBC, MML, VSN) đang giao dịch ở mức P/E dao động trong khoảng 15-18 lần, cao hơn trung bình ngành hai năm là 16 lần. VNDirect khuyến nghị Trung lập đối với DBC và MML do triển vọng tăng trưởng LN ròng đã được phản ánh vào giá và các công ty này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng LN ròng âm trong 2022.
VNDirect cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng trong các quyết định đầu tư liên quan đến cổ phiếu ngành thịt trong giai đoạn này.
Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) giá ngũ cốc toàn cầu thấp hơn dự kiến, 2) giá lợn hơi cao hơn dự kiến và 3) nhu cầu tiêu thụ thịt mạnh hơn dự kiến.
Rủi ro giảm giá bao gồm 1) giá nguyên vật liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi cao hơn dự kiến và 2) giá lợn hơi thấp hơn dự kiến.