Kết quả kinh doanh DPM (Đạm Phú Mỹ): quý 4/2022 lợi nhuận giảm 32% do giá bán và sản lượng phân bón giảm

Công ty Chứng khoán VNDirect

31/01/2023 08:27

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo, Đạm Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM – sàn HOSE) công bố BCTC hợp nhất quý gần nhất.

dpm2-1615434352.jpg

Cầu cảng nhập nguyên liệu cho nhà máy Đạm Phú Mỹ

 

Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (mã CK: DPM) đã công bố BCTC quý 4/2022 và luỹ kế cả năm 2022.

Theo đó, riêng quý 4 doanh thu thuần đạt 3.900 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán giảm ít hơn mức giảm của doanh thu nên lãi gộp đạt 1.639 tỷ đồng – giảm 31% so với quý 4/2021.

Trong kỳ, Đạm Phú Mỹ thu về 157 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ trong khi chi phí tài chính không biến động.

Kết quả, sau khi trừ các khoản chi phí DPM lãi sau thuế 1.140 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ, LNST thuộc về công ty mẹ là 1.147 tỷ đồng.

Dù đi lùi trong quý 4 nhưng Đạm Phú Mỹ vẫn báo lãi ròng 5.586 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 45% so với năm 2021 – Đây cũng là mức lãi cao kỷ lục trong lịch sử niêm yết của DPM. Doanh thu thuần đạt 18.627 tỷ đồng, tăng 46% so với năm ngoái.

Sụt giảm trong quý 4, Đạm Phú Mỹ vẫn báo lãi kỷ lục gần 5.600 tỷ đồng trong năm 2022 - Ảnh 1.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của DPM đạt 17.747 tỷ đồng, tăng 27% so với mức 13.917 ngày đầu năm (tương ứng tăng 3.830 tỷ đồng). Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 25%, đạt 1.883 tỷ đồng. Tiền gửi có kỳ hạn thuộc mục đầu tư tài chính ngắn hạn của DPM lại tăng 104%, đạt 7.080 tỷ đồng (tương ứng tăng 3.625 tỷ đồng).


Hàng tồn kho đạt 4.011 tỷ đồng, tăng 44% (tương ứng tăng 1,233 tỷ đồng); dự phòng giảm giá hàng tồn kho đạt 90 tỷ đồng, gấp 28 lần so với ngày đầu năm.

Nợ của DPM tăng 15% so với mức 3.204 tỷ đồng ngày đầu năm, đạt 3.708 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ tài chính ngắn hạn tăng 1%, đạt 202 tỷ đồng; vay và nợ tài chính dài hạn giảm 27%, đạt 505 tỷ đồng.

Mới đây, Đạm Phú Mỹ đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với tổng doanh thu hợp nhất 17.372 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2.670 tỷ đồng.

Như vậy so với kết quả đột biến năm 2022, kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Đạm Phú Mỹ giảm 13% về doanh thu và giảm 58% về lợi nhuận trước thuế.

Mục tiêu thấp được đưa ra trong bối cảnh giá urê năm 2023 được dự báo quanh mức 400 USD/tấn – 500 USD/tấn, giảm so với mức đỉnh hơn 1.000 USD/tấn trong năm 2022. Trong đó, tại thị trường châu Âu, giá khí đốt bắt đầu tăng mạnh kể từ năm 2021.

Cùng với đó, một số tín hiệu cho thấy 1 trong 2 quốc gia là Nga và Trung Quốc sẽ dỡ bỏ những biện pháp hạn chế hạn ngạch xuất khẩu phân bón (nguyên nhân khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá phân bón tăng mạnh trong năm qua).

Cập nhật 3/2022:  lãi ròng 998 tỷ đồng, tăng 61%

Trong quý 3/2022, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (Đạm Phú Mỹ, HOSE: DPM) DPM ghi nhận doanh thu thuần gần 3,885 tỷ đồng và lãi ròng 998 tỷ đồng, tăng tương ứng 38% và 61% so với cùng kỳ.

Theo giải thích từ Đạm Phú Mỹ, đà tăng của sản lượng và giá bán phân bón đã tạo nên kết quả kinh doanh tích cực trong quý 3. Biên lợi nhuận cũng cải thiện. Nếu cùng kỳ 100 đồng doanh thu mang lại 36.9 đồng lãi gộp, thì quý 3/2022 con số này lên tới 38.3 đồng.

Sau 9 tháng, DPM lãi ròng hơn 4.4 ngàn tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ và vượt 28% kế hoạch lợi nhuận năm 2022. Đây cũng là giai đoạn lãi kỷ lục của ông lớn ngành phân bón.

Sau giai đoạn kinh doanh bùng nổ, DPM sở hữu lượng tiền mặt lớn. Cuối tháng 9/2022, DPM có tổng cộng 9,000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi có kỳ hạn, tăng mạnh so với đầu năm và chiếm 75% tài sản ngắn hạn.

Cập nhật 6 tháng 2022: lợi nhuận 3.394 tỷ, gấp 4 lần cùng kỳ

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo, Đạm Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM – sàn HOSE) công bố BCTC hợp nhất quý II với doanh thu 5.013 tỷ đồng, tăng 71%.

Giá vốn tăng 55% nên lợi nhuận gộp tăng 105% đạt 1.930 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 32% cùng kỳ năm trước lên 38,5% và thấp hơn so với mức 48% quý I.

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng mạnh từ 28 tỷ đồng lên 69 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 13%, chi phí bán hàng tăng 46% và chi phí quản lý tăng 48%.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.279 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ năm trước và giảm 39% so với quý I. Công ty lý giải trình giá bán và sản lượng kinh doanh mặt hàng phân bón trong quý cùng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước khiên doanh thu và lợi nhuận tăng.

Lũy kế 6 tháng, Đạm Phú Mỹ ghi nhận 10.842 tỷ đồng doanh thu, tăng 112%; lãi sau thuế 3.394 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước.

Tổng tài sản công ty tính đến cuối quý I đạt 17.456 tỷ đồng, tăng thêm 3.538 tỷ đồng so với đầu năm. Riêng tiền và tiền gửi chiếm 55% bao gồm 4.798 tỷ đồng tiền, tăng 92%; tiền gửi 4.830 tỷ đồng, tăng thêm 39%. Hàng tồn kho giảm nhẹ từ 2.776 tỷ đồng đầu năm xuống 2.735 tỷ đồng.

Công ty tích lũy được 5.885 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, 3.497 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển trên vốn góp chủ sở hữu 3.914 tỷ đồng.

Cập nhật quý 1/2022: Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt hơn 2.114 tỷ

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) cho biết, sản lượng kinh doanh đạt khoảng 346.000 tấn phân bón, hóa chất các loại, trong đó sản phẩm chủ lực Đạm Phú Mỹ tiêu thụ được gần 246.000 tấn, đạt 134% kế hoạch quý I/2022, tăng 30% so với cùng kỳ.

Doanh thu quý I/2022 của PVFCCo đạt 5.880 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt hơn 2.114 tỷ đồng, tương đương lãi trên mỗi cổ phiếu là 5.391 đồng.

Trong cả quý I/2022, các nhà máy đều hoạt động an toàn, ổn định, đạt công suất tối đa, chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Tổng sản lượng đạt khoảng 282.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ấn tượng nhất là NPK Phú Mỹ với sản lượng trên 41 ngàn tấn, đạt 119% kế hoạch quý I, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2021.

Cập nhật quý 4/2021: doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (mã chứng khoán DPM) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ. 

Cụ thể, tính riêng quý 4 doanh thu thuần đạt 5.086 tỷ đồng, tăng 163% so với quý 4/2020. Trong khi đó tỷ lệ tăng chi phí vốn chỉ 76% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 2.372 tỷ đồng, gấp 6 so với số lãi gộp 387 tỷ đồng ghi nhận trong quý 4/2020. Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 20,1% quý 4/2020 lên 46,6% quý 4 vừa qua.

Trong quý doanh thu tài chính đạt 71 tỷ đồng (tăng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ) và chi phí tài chính xấp xỉ 20 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ. Đáng chú ý, doanh thu tăng mạnh nhưng các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng không nhiều. Chi phí bán hàng tăng 65 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên 300 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18 tỷ đồng, lên mức 166 tỷ đồng.

Do vậy Đạm Phú Mỹ đã lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 1.958 tỷ đồng – gấp 43 lần cùng kỳ. Trong quý công ty ghi nhận khoản thu nhập khác 52 tỷ đồng (giảm 33 tỷ đồng so với cùng kỳ) – là tiền bồi thường của PVI từ việc kho Vũng Áng và tổn thất gián đoạn kinh doanh sự cố.

Kết quả, quý 4/2021 Đạm Phú Mỹ lãi trước thuế 2.009 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 1.668 tỷ đồng – gấp 16 lần so với số lãi hơn 104 tỷ đồng ghi nhận trong quý 4/2020.

Lũy kế cả năm 2021 doanh thu thuần đạt 12.786 tỷ đồng, tăng 64,7% so với doanh thu 7.762 tỷ đồng đạt được năm 2021. Nhờ tiết giảm chi phí vốn và các chi phí khác, Đạm Phú Mỹ báo lãi trước thuế 3.799 tỷ đồng cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.171 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với số lãi 702 tỷ đồng đạt được năm 2020.

Cập nhật quý 3/2021: Lợi nhuận 9 tháng 2021 đạt 1.512 tỷ, tăng 111%

Theo tin thông từ Tổng Công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (DPM), trong quý 3, công ty ước đạt 484 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước. Như vậy, lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty ước đạt doanh thu hợp nhất 7.558 tỷ đồng, tương đương 91% kế hoạch năm và tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận trước thuế đạt 1.512 tỷ đồng, tương đương 346% kế hoạch năm 2021 và tăng 111% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, về sản lượng một số dòng sản phẩm chính: Sản phẩm Ure Phú Mỹ giảm 19%, sản lượng NPK Phú Mỹ tăng 75%, phân bón khác tăng 21% so với cùng kỳ.

Theo DPM, việc lợi nhuận gia tăng bên cạnh yếu tố giá bán sản phẩm tăng mạnh còn đến từ việc Tổng công ty đã tiết giảm chi phí, tối ưu quá trình sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, trong 6 tháng 2021 DPM cũng đã được hạch toán lại giảm một số chi phí và tăng thu nhập khác theo kết luận của kiểm toán nhà nước.

Ngoài ra, tồn kho urê PM năm 2020 với giá thành thấp, chuyển sang kinh doanh những tháng đầu năm 2021, giúp gia tăng thêm khoảng 100 tỷ đồng lợi nhuận.

 

Trong 3 tháng còn lại của năm 2021, DPM dự kiến sản lượng kinh doanh Ure Phú Mỹ đạt 237.748 tấn; NPK sản xuất đạt 18.583 tấn; Phân bón tự doanh đạt 39.826 tấn và hóa chất đạt 32.204 tấn.

Cập nhật quý 2/2021: lợi nhuận 684 tỷ, tăng 126%

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSE: DPM) tiếp tục có quý kinh doanh khả quan. Doanh thu thuần và lãi ròng quý 2/2021 đạt 2,931 tỷ đồng và 684 tỷ đồng, tăng lần lượt 34% và 126% so cùng kỳ. Công ty đã vượt 139% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 chỉ sau 6 tháng.

Kết thúc quý 2 vừa qua, DPM đã đem về 2,931 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu nội địa chiếm 2,476 tỷ đồng, doanh thu xuất khẩu chiếm 455 tỷ đồng.

Do giá vốn tăng chậm hơn, lãi gộp tăng trưởng 65% so cùng kỳ đạt 940 tỷ đồng. Biên lãi gộp cải thiện từ 26% (quý 2/2020) lên 32% trong quý 2 năm nay.

Trong kỳ, Công ty đã tiết giảm 14% chi phí tài chính và 20% chi phí quản lý. Ngược lại, chi phí bán hàng tăng 20%. Mặt khác, DPM còn nhận được 94 tỷ đồng tiền bồi thường của PVI trong quý 2 năm nay.

Khấu trừ các khoản chi phí và thuế, DPM đem về 684 tỷ đồng lãi ròng, tăng 126% (gấp 2.3 lần) so cùng kỳ. Công ty cho biết giá phân bón gia tăng cùng việc điều chỉnh các bút toán theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước là những nguyên nhân chính thúc đẩy lợi nhuận đi lên.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, DPM đạt 4,877 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 26% so cùng kỳ. Lãi ròng đem về 855 tỷ đồng, tăng trưởng 110% (gấp 2.1 lần). So với kế hoạch đề ra cho cả năm, Công ty đã hoàn thành 59% về doanh thu và vượt 139% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau 6 tháng.

Về tình hình tài chính, đến 30/06, DPM đang có tổng tài sản 11,961 tỷ đồng, tăng 6% so với hồi đầu năm. Lượng tiền và tương đương tiền vẫn dồi dào với 2,627 tỷ đồng, tăng 29%. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng 17% lên mức 2,555 tỷ đồng.

Cập nhật quý 1/2021: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ giá bán tốt và giảm lãi vay

Tồn kho phân bón trong nước thấp và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón trong khi nhu cầu toàn cầu tăng cao đã đẩy giá phân bón trong nước và thế giới đạt đỉnh lịch sử. Nhờ vậy, tổng doanh thu Q1 2021 của DPM tăng 14,6% YoY lên 1.945 tỷ đồng. Trong đó hai mảng sản phẩm chính là ure và NPK ghi nhận doanh thu lần lượt là 1.291 tỷ đồng (+9% YoY) và 217 tỷ đồng (+135% YoY).

Sản lượng bán hàng đạt 189.234 tấn, nhích nhẹ 1,5% YoY.

Biên LN mở rộng lên 28% (Q1/2020: 26%) nhờ sản lượng bán hàng trong Q1 bao gồm một phần thành phẩm sản xuất trong Q4/2020 khi giá khí trung bình còn thấp.

Tổng hợp, lợi nhuận gộp tăng 27,7% YoY với biên lợi nhuận gộp cải thiện lên 22,2% so với 20% cùng kỳ. Cùng với việc giảm lãi vay nhờ giảm nợ, LNST cổ đông công ty mẹ đạt 171 tỷ đồng, tăng mạnh 63% YoY.

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, Đạm Phú Mỹ, mã DPM)

Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (nay là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004.

Ngày 21/9/2004, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP đã tiếp nhận Nhà máy đạm Phú Mỹ từ Tổ hợp nhà thầu Technip - Samsung và chính thức quản lý, vận hành đưa sản phẩm phân urê thương hiệu Đạm Phú Mỹ ra thị trường.

Ngày 15/03/2007, Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 793/QĐ-BCN về việc phê duyệt phương án và chuyển đổi Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí với 100% vốn nhà nước thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.

Ngày 21/04/2007, Công ty đã thực hiện thành công việc chào bán 40% cổ phần ra công chúng tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM.

Ngày 30/06/2007, Công ty đã tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần, thông qua Điều lệ công ty, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và thông qua các kế hoạch kinh doanh sau khi Công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 31/08/2007, Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký số 4103007696 và Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức đi vào hoạt động.

Công ty Chứng khoán VNDirect
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.