Cập nhật cổ phiếu FLC: bị Thanh Hóa dừng khu phức hợp nghỉ dưỡng 100 ha

ĐĂNG NGUYÊN

19/03/2024 09:03

Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng FLC tại huyện Thọ Xuân vừa được tỉnh Thanh Hóa đưa ra khỏi kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025.

flc-2022-1657761347.jpg

Liên tiếp các tỉnh chấm dứt hoạt động các dự án đã ký với Tập đoàn FLC

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa duyệt điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 70 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư bị loại khỏi danh mục phát triển với tổng diện tích gần 1.900 ha. Tỉnh cho biết các dự án bị loại khỏi kế hoạch phát triển vì chưa đủ cơ sở và tính khả thi.

Theo đó, Thị xã Bỉm Sơn có nhiều dự án nhà ở bị loại nhất với 9 dự án, theo sau là TP Thanh Hóa (8 dự án), huyện Đông Sơn (8 dự án)... Huyện Thọ Xuân có một dự án bị đưa ra khỏi danh mục phát triển là Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng FLC quy mô 100 ha.

Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng FLC từng được Tập đoàn FLC đề xuất đầu tư vào cuối năm 2018. Dự án này nằm trong khu liên hợp rộng hơn 3.000 ha, gồm 4 dự án khác là khu dịch vụ cảng hàng không, khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và khu đô thị phụ trợ. Tổng mức đầu tư giai đoạn một khoảng 10.000 tỷ đồng, từng dự kiến hoàn thành trong 2-3 năm.

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa yêu cầu điều chỉnh quy mô của hơn 120 dự án, cắt giảm hơn 130 ha đất. Trong đó, Khu đô thị phía Đông Nam, thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống bị điều chỉnh nhiều nhất, giảm tổng diện tích từ 100 ha xuống còn 35 ha.

Tỉnh cũng bổ sung 128 dự án vào danh mục phát triển với quy mô gần 1.400 ha. TP Thanh Hóa đứng đầu với 60 dự án, tổng diện tích hơn 550 ha. Dự án có quy mô lớn nhất là Khu dân cư Đình Hương thuộc công viên thể thao Đình Hương, phường Đông Thọ (gần 79 ha).

Cuối năm ngoái, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng giao các sở ngành xem xét thu hồi dự án Khu công nghiệp Hoàng Long đình trệ 8 năm của FLC. Dù đã khởi công từ tháng 9/2015, đến cuối 2023 dự án vẫn đình trệ, mới chỉ xây dựng được phần cổng và một số khu vực có hàng rào bao quanh, bên trong phần lớn vẫn là đất nông nghiệp.

Cập nhật ngày 16/10/2023: bị thuế Hà Nội cưỡng chế hơn 80 tỷ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC cho biết đã nhận được 19 quyết định của Cục Thuế TP Hà Nội về việc cưỡng chế thuế. Tổng số tiền hơn 81,6 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền chậm nộp.

Lý do chính là doanh nghiệp này đã chậm nộp trên 90 ngày. Cơ quan thuế sẽ trích tiền từ tài khoản của FLC tại 19 ngân hàng. Trong trường hợp trên tài khoản của công ty nhỏ hơn số tiền phải cưỡng chế, các nhà băng vẫn phải trích số tiền còn lại sau khi trừ đi số dư tối thiểu và tiếp tục theo dõi, trích tiếp số tiền phát sinh trên các tài khoản của FLC trong thời gian quyết định có hiệu lực.

Tháng 8 năm ngoái, Tập đoàn FLC cũng bị cưỡng chế thuế gần 72 tỷ đồng và phạt 11,5 triệu đồng vì chậm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân. Thời điểm đó, cơ quan thuế ra biện pháp trích tiền và phong tỏa tài khoản ngân hàng. Khoảng một tháng sau, FLC buộc phải ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế quá hạn hơn 325 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này vẫn chưa công bố thông tin từ quý IV/2022 đến nay. Mới đây, Ủy ban Chứng khoán đã ra quyết định xử phạt 92,5 triệu đồng vì công ty không công bố một loạt báo cáo. FLC giải thích rằng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận với đơn vị kiểm toán về ý kiến kiểm toán.

Ngoài ra, doanh nghiệp này chưa tổ chức phiên họp thường niên năm 2023. Đến nay, mã chứng khoán FLC cùng toàn bộ cổ phiếu "cùng họ" trên HoSE đã bị hủy niêm yết.

Cập nhật ngày 14/7/2022: đến lượt Quảng Ngãi chấm dứt dự án khu đô thị của FLC

Sau 3 năm khởi công, 9 dự án thuộc các lĩnh vực khu đô thị, dịch vụ thương mại, du lịch của Tập đoàn FLC dự kiến triển khai tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn bất động.

Ngày 12/7, ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa, Phó ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, cho hay đơn vị đang phối hợp với các sở, ngành làm việc với Tập đoàn FLC nhằm chấm dứt hoạt động các dự án.

"Chúng tôi động viên FLC trả lại đất đối với phần diện tích đã được Nhà nước giao, cho thuê để làm cơ sở thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư khác", ông Nghĩa nói.

Trong 2 năm 2018 - 2019, Quảng Ngãi đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 9 dự án trên các lĩnh vực về đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái. Theo đó, 4 dự án khu đô thị rộng 165 ha với tổng vốn đăng ký 9.200 tỷ đồng. Còn năm dự án khu du lịch sinh thái với 81 ha với tổng vốn đăng ký hơn 8.900 tỷ đồng.

Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, xác nhận hiện 9 dự án trên đều chưa được triển khai xây dựng, nguyên nhân là vướng quy hoạch đất quốc phòng, khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Hiện đã có 2 đối tác của Tập đoàn FLC là Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Bright Future và Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Eden Garden đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn lại, Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đang lấy ý kiến các cơ quan liên quan để tổng hợp, xem xét xử lý.

Cơ quan chức năng cũng đã thông báo cho các nhà đầu tư về việc giấy phép xây dựng cấp cho một số dự án của Tập đoàn này hết hiệu lực từ ngày 26/6/2019.

Trước đó, ngày 30/6/2019, FLC từng khởi công quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quảng Ngãi tại Khu kinh tế Dung Quất. Dự án có quy mô 1.026 ha, trong đó, các hạng mục khởi công bao gồm 4 phân khu khách sạn, resort cao cấp và 2 phân khu đô thị biển với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng.

Chỉ sau vài ngày dự án FLC Quảng Ngãi khởi công, trên các trang mạng xã hội đăng thông tin rao bán đất mỗi lô từ 1,5 đến 7 tỷ đồng. Về nguyên tắc khi hoàn thành hạ tầng, doanh nghiệp báo cáo Sở Xây dựng để lập Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu thì mới được phân lô, bán nền.

Ba tháng trước, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng Quảng Ngãi rà soát thông tin, biến động tài sản của các tổ chức, cá nhân liên quan đến FLC tại địa phương này để phục vụ công tác điều tra của Bộ Công an.

Cập nhật ngày 20/4/2022: đến lượt Thanh Hóa chấm dứt dự án gần 300 ha của FLC

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn chỉ đạo về việc thực hiện dự án Đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hoàng Long do Công ty CP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, chỉ ít ngày sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền ký văn bản hủy bỏ chủ trương lập quy hoạch dự án khu đô thị mới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam tại phường Tiến Thành và Tân Phú (TP Đồng Xoài).

Theo đó, cơ quan này giao Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp chủ trì, làm việc với Tập đoàn FLC để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án này.

"Việc chấm dứt hoạt động dự án sẽ theo hướng nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động dự án, làm cơ sở để triển khai các công việc tiếp theo theo quy định và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền", văn bản nêu rõ.

Đồng thời UBND tỉnh cũng giao Sở Xây dựng khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan, hoàn thiện phương án Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 và báo cáo UBND tỉnh xem xét theo quy định.

Đối với đề nghị hướng dẫn các thủ tục để xử lý khoản kinh phí mà FLC đã ứng cho công tác giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tham mưu để đề nghị Bộ TNMT, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục xử lý.

Ngoài ra, đối với đề nghị tài trợ lập quy hoạch, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho rằng việc lập quy hoạch phân khu thuộc Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa và nguồn kinh phí lập quy hoạch sẽ được xác định cụ thể sau khi quy hoạch này được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án khu công nghiệp Hoàng Long được chính thức khởi công từ cuối tháng 9/2015, với diện tích khoảng 286 ha và tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư. Sau khi thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án từ năm 2018 đến nay, FLC không tiếp tục triển khai dự án.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Phước cũng hủy bỏ chủ trương lập quy hoạch khu đô thị 1.775 ha của FLC do từ khi được chấp thuận lập dự án đến nay đã hơn 3 năm, doanh nghiệp này chưa triển khai thực hiện.

Cập nhật ngày 16/4/2022: Bình Phước hủy bỏ chủ trương lập quy hoạch khu đô thị 1.775 ha của FLC

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền vừa ký văn bản hủy bỏ chủ trương lập quy hoạch dự án khu đô thị mới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam tại phường Tiến Thành và Tân Phú (TP Đồng Xoài).

Người đứng đầu UBND tỉnh Bình Phước giao UBND TP Đồng Xoài chỉ đạo các phòng, ban và UBND các phường có liên quan công khai, phổ biến để người dân trong khu vực biết. Các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện theo đúng quy định.

Trước đó, Sở Kế hoạch Đầu tư có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước đề nghị hủy bỏ chủ trương cho Tập đoàn FLC lập quy hoạch. Theo sở này, qua rà soát cho thấy từ khi được chấp thuận cho Tập đoàn FLC chủ trương lập dự án đến nay đã hơn 3 năm, doanh nghiệp này chưa triển khai thực hiện.

Từ đó, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Phước đề nghị UBND tỉnh ban hành công văn hủy bỏ chủ trương trên.

Tháng 10/2018, UBND tỉnh Bình Phước ban hành công văn 3226 về việc chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Tập đoàn FLC lập quy hoạch dự án diện tích 986,5 ha.

Đến tháng 2/2019, UBND tỉnh Bình Phước ban hành công văn 389 về bổ sung ranh giới lập quy hoạch khu đô thị mới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam diện tích 1.775 ha giao cho FLC thực hiện. Khu vực làm dự án được xem là “đất vàng”, nằm ở vị trí đắc địa của TP Đồng Xoài.

Thời điểm FLC xin đầu tư dự án và được chấp thuận chủ trương, doanh nghiệp này công bố khu đô thị sẽ gồm các hạng mục trung tâm thương mại dịch vụ, khu biệt thự, nhà ở liền kề, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm công cộng, bệnh viện, khách sạn, resort 5 sao kết hợp sân golf 18 lỗ…

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị cung cấp thông tin để điều tra vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan ông Trịnh Văn Quyết và một số cá nhân.

Theo đó, Bộ Công an đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản (bất động sản, cổ phần/góp vốn, cổ phiếu) đứng tên 4 cá nhân.

Họ gồm ông Trịnh Văn Quyết (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC), vợ ông Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp cùng 2 em gái ông Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế.

Cơ quan điều tra cũng đề nghị các địa phương cho tạm dừng giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp đối với các loại tài sản trên của ông Quyết và 3 người còn lại. Các tài liệu đề nghị cung cấp trước ngày 15/4.

Cập nhật ngày 22/3/2022: FLC đầu tư một phần dự án đường sắt Vientiane - Vũng Áng

Tập đoàn FLC và PetroTrade Lào vừa ký ghi nhớ về việc hợp tác phát triển một phần của dự án đường sắt Vientiane - Vũng Áng.

Lễ ký bản ghi nhớ diễn ra ngày 21/3 tại thủ đô Vientiane dưới sự chứng kiến của hai Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Lào và Việt Nam.

FLC và PetroTrade sẽ cùng tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc đầu tư, xây dựng, phát triển đoạn từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình). Đây là một phần quan trọng trong toàn tuyến đường sắt Vientiane – Vũng Áng có tổng mức đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD. Dự án này có tổng chiều dài khoảng 555 km, trong đó, 452 km thuộc Lào và 103 km tại Việt Nam.

FLC và PetroTrade Lào kỳ vọng đây sẽ là cơ sở thuận lợi để hai bên đưa dự án khởi công ngay trong quý IV năm nay. PetroTrade, doanh nghiệp xăng dầu hàng đầu tại Lào hiện là đối tác chiến lược của Chính phủ Lào trong việc đầu tư, phát triển, xây dựng và quản lý các dự án hạ tầng và hậu cần quan trọng tại đất nước này, trong đó có đường sắt Vientiane - Vũng Áng.

Hồi tháng 2, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào văn bản về đề xuất tham gia hợp tác nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt này của FLC.

Dự án đường sắt kết nối Lào - Việt Nam sẽ giúp tăng cường khả năng trung chuyển hàng hóa tại cảng Vũng Áng. Qua đó, giao thương giữa Việt Nam với các nước láng giềng được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ, tăng cường kết nối khu vực và quốc tế. Khi đi vào hoạt động, dự án cũng tạo lợi thế rộng mở cho các doanh nghiệp Việt – Lào hợp tác phát triển các lĩnh vực nhiều tiềm năng như du lịch, dịch vụ.

Cũng tại sự kiện này, Tập đoàn FLC đề xuất Chính phủ Lào cùng các bộ, ngành tạo điều kiện để nghiên cứu đầu tư các dự án quy mô trong lĩnh vực nghỉ dưỡng – sân golf, hàng không, khai khoáng, nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển sâu rộng và hiệu quả.

Cập nhật ngày 22/2/2022: FLC muốn đầu tư tuyến đường sắt từ Vientiane (Lào) tới Vũng Áng

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa chuyển đề xuất của Tập đoàn FLC về nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Vientiane (Lào) - Vũng Áng tới Chính phủ Lào.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, đây là một trong những dự án trọng điểm được lãnh đạo Việt Nam và Lào quan tâm.

Tại Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào và sự kiện hai Thủ tướng gặp cộng đồng doanh nghiệp 2 nước ngày 10/1, 2 bên đã thống nhất tập trung thúc đẩy để sớm hoàn thành.

Với công văn mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn hai Ủy ban hợp tác hai nước phối hợp, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, tạo điều kiện cho Công ty CP Tập đoàn FLC sớm gặp gỡ, trao đổi với đối tác phía Lào về khả năng hợp tác, nghiên cứu phát triển dự án.

Theo kế hoạch, FLC sẽ liên doanh với Laos’ PTL Holdings là tập đoàn lớn của Lào trong lĩnh vực tài chính, hàng không, bất động sản, xây dựng, dầu khí... để triển khai tuyến đường sắt từ năm 2022 đến 2024.

Tuyến đường sắt sẽ kết nối từ cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh Thà Khẹk (Lào) và tỉnh Quảng Bình đến cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) với chiều dài khoảng 160 km. Trong đó, Chính phủ Việt Nam đã thỏa thuận cho Chính phủ Lào thuê 50 năm khu cảng 1, 2, 3 thuộc cảng Vũng Áng mở rộng.

Đại diện FLC xác nhận đề xuất trên và cho biết doanh nghiệp đang đợi phản hồi từ Chính phủ Lào.

Cập nhật ngày 22/2/2021: FLC - mùa gặt

Nếu như anh Vượng khởi nghiệp gần 20 năm mới được công nhận tỷ phú và đem lại giá trị cho cđ thì FLC, sau hơn 10 đi lên từ con số 0 đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu về du lịch, bđs, hàng không, hệ sinh thái trải dài 3 miền đất nước.

- 6 quần thể nghỉ dưỡng 5 sao quy mô siêu to khổng lồ

- danh mục 300 dự án bđs có làm đến đời cháu của FLC cũng không hết

- hãng hàng không nhăm nhe số 1 VN

Vậy nhưng định giá trên sàn chỉ là 4000 tỷ

4000 tỷ giờ làm được cái gì lớn, xin lỗi là chẳng làm được nổi chỉ 1 trong số các lĩnh vực mà FLC đang làm.

Người ta băn khoăn tiền ở đâu mà FLC có thể phủ rộng đến thế, làm những chuyện mà ít ai làm nổi, mới đây lại có thêm FCA vốn 15 nghìn tỷ

Quá trình gieo hạt đã qua giờ là lúc để FLC gặt thành quả. Lúc gieo hạt thì số đông nđt băn khoăn: hắn là ai, sao còi thế, làm được cơm cháo gì không, có thành công không. Lúc gặt thì: ngon, ngon choét, cỗ bày ra rồi, chén thôi.

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.