SAB đã công KQKD Q2/2024 trái chiều với doanh thu thuần đạt 8,1 nghìn tỷ đồng (-2,7% svck) trong khi LNST đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (+9% svck).
Kết quả này kém khả quan và thấp hơn kỳ vọng do mùa Euro không thể thúc đẩy tiêu thụ tại cửa hàng (on-trade), tuy nhiên, lưu ý rằng SAB đã giành lại vị thế dẫn đầu ngành, khi người tiêu dùng vẫn tiếp tục thắt chặt chi tiêu. So với quý trước, doanh thu và LNST lần lượt tăng 12,6% và 28,8% so với quý trước. Lưu ý rằng quý 2 thường là mùa cao điểm của SAB, do đó chúng tôi đã kỳ vọng vào sự phục hồi cao hơn so với quý trước.
Tỷ lệ SG&A/Doanh thu thấp hơn ở mức 13,3%, so với Q2/2023 là 16,4% và Q1/2024 là 14,6% do SAB đã chủ động giảm các chi phí quảng cáo khuyến mại (A&P) trong giai đoạn tiêu thụ bia chậm, đặc biệt khi quy định tuân thủ nồng độ cồn khi lái xe được áp dụng một cách chặt chẽ.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty đã đạt 15,3 nghìn tỷ đồng doanh thu (+5,1% svck) và 2,3 nghìn tỷ đồng LNST (+5,8% svck), lần lượt hoàn thành 44,4% và 51,2% kế hoạch kinh doanh của công ty.
Trong năm 2024, kỳ vọng doanh thu thuần và NPATMI sẽ lần lượt đạt 32,2 nghìn tỷ đồng (+5,6% svck) và 4,5 nghìn tỷ đồng (+8,3% svck). Theo đó, doanh thu thuần và NPATMI trong nửa cuối năm 2024 dự kiến tăng trưởng lần lượt là +11% và +11% svck.
Đối với năm 2025, kỳ vọng doanh thu thuần và NPATMI sẽ lần lượt đạt 33,7 nghìn tỷ đồng (+4,8% svck) và 4,8 nghìn tỷ đồng (+5,8% svck).
SSI điều chỉnh tăng 1,8% dự báo doanh thu năm 2025 nhờ động lực tích cực từ việc giành lại vị thế dẫn đầu ngành. Do tiêu dùng trong nước phục hồi khá chậm, nên người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. SAB sẽ là công ty được hưởng lợi thông qua các thương hiệu truyền thống của công ty.
Tại mức giá 54.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu SAB đang giao dịch ở mức P/E năm 2024 và 2025 lần lượt là 15,5x và 14,7x, so với mức trung bình lịch sử là 28x.
Cổ phiếu SAB gần đây bị hạ định giá do: (i) thị trường chững lại do tuân thủ nghiêm ngặt quy định không lái xe khi đã uống rượu bia và (ii) kỳ vọng doanh thu chậm lại và lợi nhuận thấp hơn do đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến có hiệu lực từ năm 2026.
SSI đưa ra giá mục tiêu 12 tháng là 61.000 đồng/cổ phiếu (từ 65.400 đồng/cổ phiếu) và duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu SAB.
Thành viên cập nhật ngày 21/5/2021: SCIC sẽ thoái vốn nhà nước tại SAB, FPT, Sông Đà, BVH... trong năm 2021
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách 88 doanh nghiệp đơn vị này dự kiến bán vốn trong thời gian tới. Trong 88 doanh nghiệp trên có nhiều doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Đáng chú ý nhất là Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có vốn điều lệ hơn 6,412 tỷ đồng (SCIC sở hữu 36%).
Bên cạnh đó sẽ thoái vốn khỏi CTCP FPT có vốn điều lệ hơn 7,762 tỷ đồng (SCIC sở hữu gần 6%); Tập đoàn Bảo Việt có vốn điều lệ hơn 6,804 tỷ đồng (SCIC sở hữu 3%).
Ngoài ra còn có Tổng công ty Sông Đà – CTCP có vốn điều lệ là hơn 4,495 tỷ đồng (SCIC sở hữu 99.79%); Tập đoàn dệt may Việt Nam có vốn điều lệ là 5,000 tỷ đồng (SCIC sở hữu 53.49%) hay TCT CP Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam có vốn điều lệ 1,218 tỷ đồng (SCIC sở hữu 36.3%).
Theo thông tin từ Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính, ba tháng đầu năm nay, SCIC đã thoái vốn tại 9 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Thái Sơn, thu về 2,081 tỷ đồng.