
QUAN ĐIỂM ĐỊNH GIÁ
•Với phương pháp P/B, Chúng tôi đánh giá từ quan điểm ngành thép đang ở chu kỳ suy thoái. Tuy nhiên, (1) thời điểm xấu nhất đã qua và HSG đang ở vùng đáy lợi nhuận. BSC kỳ vọng lợi nhuận của HSG sẽ cải thiện trong thời gian tới, (2) Bên cạnh đó, HSG sở hữu vị thế lớn trong mảng tôn mạ, (3) Công ty cũng đang duy trì chiến lược quản trị hàng tồn kho và chi phí lãi vay rất tốt. Do đó, BSC cho rằng HSG phù hợp để tích lũy trong dài hạn với P/B = 1x.
•Với phương pháp P/E, Chúng tôi sử dụng P/E = 9x, tương đương với mức định giá của HSG trong giai đoạn suy thoái 2018 -2019 (8-10x).
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Trong năm 2023, BSC dự báo HSG ghi nhận DTT = 36,078 tỷ VND (-27% yoy), NPATMI = 1,134 tỷ VND (+351% yoy), tương đương EPS FWD 2023 = 1,896 VND/CP, P/E FWD 2023 = 7.6, P/B FWD 2023 = 0.7x dựa trên các giả định chính năm 2023 như sau:
1. Sản lượng tôn mạ và ống thép -8% yoy do thị trường bất động sản chững lại, xuất khẩu vẫn gặp khó khăn trong 1H.
2. Giá bán -21% yoy do nhu cầu giảm.
3. Biên lợi nhuận gộp = 13.6%, tăng 3.7 điểm % với kỳ vọng giá thép và giá nguyên vật liệu sẽ ít biến động hơn trong năm 2023.
TRIỂN VỌNG KINH DOANH Q2.2023
BSC kỳ vọng kết quả kinh doanh của HSG sẽ khả quan hơn trong Q2 (NĐTC 2022-2023) nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện trong bối cảnh (1) giá tôn mạ tăng nhẹ, (2) hàng tồn kho giá cao đã được ghi nhận hết trước đó.
CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP
Kết thúc NĐTC Q1.2023, HSG ghi nhận DTT = 7.942 tỷ VNĐ (-53% yoy), NPATMI = -680 tỷ VNĐ (-207% yoy) do: 1. Sản lượng tiêu thụ-43% yoy. Trong đó, nội địa - 23% yoy do ngành bất động sản chững lại, xuất khẩu - 60% yoy do các nền kinh tế lớn suy thoái. 2. Giá bán -25% yoy do (1) giá nguyên vật liệu đầu vào (HRC) giảm, (2) HSG tăng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng để đẩy hàng tồn kho. 3. Biên lợi nhuận gộp giảm 11 điểm% do ghi nhận hàng tồn kho HRC giá cao tích trữ từ các quý trước đó.
Cập nhật ngày 2/4/2021: Rồng Việt định giá HSG có thể đạt 33.000 đ/cp
Tiêu thụ thép phủ ở châu Âu và Bắc Mỹ đã trở nên mạnh mẽ hơn do kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi sau khi có vắc xin COVID-19. Bên cạnh đó, giá thép phẳng đang chênh lệch lớn giữa Việt Nam và các thị trường này, dẫn đến nhu cầu về cao hơn đối với tôn mạ Việt Nam. Ngoài ra, việc EU áp hạn ngạch nhập khẩu lên thép Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đã tạo dư địa cho các nhà sản xuất Việt Nam kể từ 2H2020. Vì vậy, sản lượng xuất khẩu tôn mạ của HSG đã tăng mạnh trong từ tháng 7 2020, and đạt mức gần 120.000 tấn vào tháng 2 2021, mức sản lượng xuất khẩu cao nhất trong gần 3 năm qua.
Hiện tại, công ty đã nhận đủ đơn đặt hàng tôn mạ từ nước ngoài cho đến tháng 6 năm 2021. Chúng tôi kỳ vọng dây chuyền cán nguội của HSG sẽ hoạt động hết công suất trong NĐTC2020-2021, tương đương với mức hai triệu tấn/năm.
Trong cả năm, kỳ vọng sản lượng tôn mạ và ống thép của HSG sẽ lần lượt đạt 1,6 triệu (+35,0% YoY) và 420.000 tấn (+11,5% YoY). Xuất khẩu nhiều khả năng chiếm 66% tổng sản lượng tiêu thụ tôn mạ của HSG trong NĐTC2020-2021 (56% vào NĐTC2019-2020). Do tình trạng khan hiếm HRC ở châu Âu, HSG có thể đạt biên lợi nhuận gộp cao hơn, khoảng 13,5%, tại thị trường này, tăng khoảng 1,5 điểm phần trăm so với Q4/NĐTC2019-2020. Biên lợi nhuận gộp của HSG tại thị trường trong nước vẫn cao hơn đáng kể, đạt 20% - 21%.
Đánh giá
Theo ước tính của Rồng Việt, EPS TTM của HSG vào cuối Q3 là 4.300 đồng. Giả sử PE là 7,7 lần, giá cổ phiếu có thể đạt mức 33.000 đồng/cp. Tuy nhiên, trong dài hạn, LNST có thể trở lại mức bình thường nên chúng tôi không đưa ra giá mục tiêu.
Ở mức giá hiện tại, PE forward NĐTC2020-2021 là 8,7 lần, mức mà chúng tôi cho là hợp lý, và có phần hơi cao nếu xét đến mức tăng trưởng LNST trong năm tới là khoảng -39% YoY.
Rồng Việt khuyến nghị THEO DÕI cổ phiếu để xem xét liệu có cơ hội đầu tư trong dài hạn hay không.