Đánh giá cổ phiếu PVB (Bọc ống Dầu khí): BSC khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 38.700 đồng/cp

BSC & Rồng Việt

29/05/2024 14:07

BSC đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVB với giá mục tiêu lần đầu là 38,700 VND/cp dựa trên phương pháp P/E). 

pvb2-1615990974.jpeg
Đánh giá cổ phiếu PVB - Bọc ống Dầu khí 

BSC cho rằng PVB là cổ phiếu tiềm năng với kỳ vọng kết quả kinh doanh tăng trưởng đột phát trong năm giai đoạn 2024 – 2026 trong khi tình hình tài chính lành mạnh (22% tài sản là tiền và tương đương tiền, gần như không nợ vay ngân hàng).
 
Dự báo kết quả kinh doanh
BSC kỳ vọng 2024F doanh thu thuần của PVB đạt 210 tỷ VND (-14% YoY), và lợi nhuận sau thuế đạt 24 tỷ VND (+612% YoY), EPS FW = 1,054 VND/CP. 
BSC kỳ vọng 2025F doanh thu thuần của PVB đạt 880 tỷ VND (+319% YoY), và lợi nhuận sau thuế đạt 118 tỷ VND (+390% YoY), EPS FW = 5,196 VND/CP. 

Triển vọng kinh doanh năm giai đoạn 2025 - 2026
BSC cho rằng tình hình kinh doanh của PVB sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đột phá khi PVB thực hiện công việc bọc ống cho các dự án dầu khí, đặc biệt là dự án Lô B – Ô Môn. Doanh thu kỳ vọng ghi nhận từ các dự án: Lô B – Ô Môn (2,200 tỷ), Lạc Đà Vàng (30 tỷ), Sư Tử Trắng 2B (200 tỷ). 

Rủi ro: dự án dầu khí bị chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc

Cập nhật doanh nghiệp
Trong quý 1, doanh thu thuần của PVB đạt 123 tỷ VND trong khi cùng kỳ đạt 1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 21 tỷ VND so với cùng kỳ lỗ 7 tỷ.

Thành viên cập nhật ngày 18/3/2021: Chật vật cho qua năm 2021

Các dự án nhỏ làm cho khách hàng tư nhân có thể giúp PVB tiếp tục hoạt động cầm chừng

Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 và Sao Vàng Đại Nguyệt đã kết thúc vào năm ngoái, tức là PVB gần như không có dự án dầu khí nào trong năm 2021. Do đó, ngoại trừ kho LNG Thị Vải, PVB không có hợp đồng mới từ các bên liên quan. Doanh nghiệp cho biết hiện có các dự án quy mô nhỏ hơn liên quan đến bọc chống ăn mòn, bọc cao su và bọc chống cháy. Khách hàng là các nhà sản xuất tư nhân.

Ngành Dầu khí vẫn chưa thể cung cấp cho PVB động lực tăng trưởng dài hạn

Các dự án khai thác dầu khí lớn trong nước được kỳ vọng sẽ mang lại công ăn việc làm cho chuỗi giá trị toàn ngành, nhưng hầu hết các dự án này vẫn chưa bắt đầu triển khai. Ví dụ, Block B đã được đưa ra đấu thầu, nhưng thời hạn đóng thầu đã được dời lại vào cuối tháng 4. Cá Voi Xanh và LNG Sơn Mỹ cũng chưa bắt đầu triển khai. Các nhà đầu tư nhà nước hiện đang chờ Chính phủ mới tiếp quản và đẩy mạnh thực hiện dự án.

Tương tự, Nam Du U Minh và Cá Rồng Đỏ cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính trị. Nguồn công ăn việc làm của PVB phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ là GAS. Do đó, triển vọng cho năm 2022 trở đi cần thêm thời gian để được làm rõ. Nhưng chúng tôi cho rằng do hiện tại đang là giai đoạn mà ngành dầu khí “cạn kiệt” công việc xây dựng cơ bản, áp lực triển khai các dự án thượng nguồn sẽ ngày một lớn.

Cải thiện sức khỏe tài chính để tồn tại qua năm 2021 khó khăn

PVB đặt mục tiêu doanh thu rất thấp là 90 tỷ đồng cho năm 2021, do đó chúng tôi cho rằng sẽ có một số quý lỗ ròng, tương tự như quý 3 và quý 4/2020.

Chúng tôi cho rằng PVB sẽ phải cắt giảm vốn lưu động để giảm bớt gánh nặng tài chính. Vào cuối năm 2020, các khoản phải thu của PVB là 200 tỷ đồng, trong đó khoảng 160 tỷ đồng là từ GAS, tiến độ thu tiền như kỳ vọng.

Ngoài ra, 154 tỷ đồng hàng tồn kho, bao gồm nguyên liệu đầu vào như quặng sắt và hạt nhựa, đã đủ cho khối lượng công việc trong năm, do đó chúng tôi kỳ vọng PVB sẽ cắt giảm hàng tồn kho nhiều hơn nữa trong năm 2021 để tiết kiệm thêm vốn lưu động.

PVB cũng kỳ vọng chi phí khấu hao sẽ giảm so với năm 2020 do có khoảng hơn 400 tỷ đồng tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn hoạt động.

PVB sẽ chia cổ tức tiền mặt khoảng 1.000 đồng / cổ phiếu sau ĐHCĐ năm 2021.

BSC & Rồng Việt
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.