PGV sẽ chia cổ tức 10% cho năm 2020 (5% bằng tiền mặt và 5% còn lại bằng cổ phiếu). Doanh nghiệp đặt kế hoạch sẽ chia cổ tức cho năm 2021 là 7%.
PGV sẽ chuyển từ sàn UPCoM sang sàn HSX trong năm nay, EVN sẽ thoái vốn trong giai đoạn 2022 – 2025.
Trong năm 2020, tổng công ty cung cấp 33.254 triệu kWh, chiếm 14% tổng sản lượng quốc gia. Trong đó, lần đầu tiên sản lượng than chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 45,3% do sản lượng huy động từ điện khí 2002 thấp, điện khí chiến 42,5%, phần còn lại chủ yếu là thủy điện (12,15), điện mặt trời chỉ chiếm một phần nhỏ. Doanh thu và LNST đạt lần lượt 40.367 tỷ đồng và 2.670 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận mảng điện khí thu hẹp do giá khí tăng cao
Giá khí năm 2021 tăng mạnh so với 2020 do mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt đi vào hoạt động cùng với giá dầu phục hồi, đã tác động tiêu cực đến lợi nhuận của Tổng công ty. Trong trung hạn, mỏ khí cũ ngày dần hết, tỷ trọng sử dụng các mỏ mởi (SVDN) càng làm cho giá sản xuất điện tăng cao, khó kiếm được lợi nhuận trên thị trường điện cạnh tranh.
Về kế hoạch mở rộng công suất, PGV đang tiến hành xây dựng nhà máy Long Sơn giai đoạn 1 (1.500 MW) đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, PGV cũng kỳ vọng sẽ có Quy hoạch điện 8 chính thức trong quý 3/2021.
DN cũng sẽ triển khai mua LNG nhập khẩu để vận hành từ năm 2023, sẽ đàm phán với GAS về việc cung cấp khí trong giai đoạn 2023 trở đi. Về hiệu quả và chi phí sẽ đợi đến khi có nhiều thông tin hơn.
Đa dạng nguồn than
Đối với nhà máy Vĩnh Tân, PGV dự định sẽ tự chủ động nguồn cung khoảng 45%, họ sẽ tự nhập khẩu cùng với sử dụng nguồn trong nước để có được tỷ lệ trộn phù hợp với dây chuyền sản xuất điện của họ. Phần còn lại DN sẽ sử dụng nguồn từ TKV và tổng công ty Đông Bắc. Với nhà máy Mông Dương, doanh nghiệp sẽ tăng tính chủ động và tăng cường tính kiểm soát để vận hành tối ưu hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cho biết họ không phải lắp đặt hệ thống xử lý môi trường do nhà máy mới xây nên đáp ứng đủ điều kiện của Chính phủ về môi trường. Duy nhất có nhà máy Ninh Bình đã cũ, DN dự định sẽ thay thế mới công nghệ cho nhà máy này, không lắp đặt hệ thống xử lý môi trường. Tổng đầu tư cho việc thay mới công nghệ nhà máy này vẫn chưa được ước tính cụ thể.
Mảng thủy điện sẽ hưởng lợi từ La Nina trong năm 2021
Sản lượng thủy điện sẽ tăng mạnh trong năm 2021 nhờ vào (1) Chu kỳ thủy văn thuận lợi cho thủy điện; (2) Thượng Kon Tum đi vào hoạt động từ tháng 4/2021. Tuy nhiên Thượng Kon Tum với giá Pc hiện tại (912/kWh) thì dự án này sẽ không đủ trang trải chi phí tài chính, làm gánh nặng cho VSH, PGV ước tính LNST của VSH năm 2021 khoảng 115 tỷ đồng, -39% YoY. Hiện việc đàm phán lại giá cho dự án này còn phải đợi thêm nhiều thông tin để biết được đóng góp của dự án.
Ngoài ra, doanh nghiệp dự định sẽ mở rộng công suất mảng thủy điện khoảng 108 MW trong năm 2024 – 2027, họ dự định nắm 40% dự án này.
Định hướng sáp nhật các dự án năng lượng tái tạo
Với xu hướng chuyển đổi từ nguồn năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo, PGV có dự định sẽ sáp nhập thêm nhiều dự án năng lượng tái tạo. Trong năm 2020, PGV cũng đã đưa điện mặt trời Vĩnh Tân (30 MW) vào vận hành thương mại, nhà máy này sẽ đóng góp sản lượng điện cả năm trong năm 2021. Ngoài ra, họ cũng dự định sẽ sáp nhập thêm các dự án điện gió ở Gia Lai(100 MW) và điện mặt trời nổi (380 MW), những dự án này đã được phê duyệt trong dự thảo QHĐ8.