
Nhìn chung, ban lãnh đạo dự đoán rằng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trong năm 2023F sẽ tăng lần lượt 14% n/n và 15% n/n, tăng mạnh kể từ 2H23, cùng với kỳ vọng lãi suất sẽ giảm và lạm phát hạ nhiệt.
Cụ thể, DGW kỳ vọng doanh số bán điện thoại di động trong năm 2023F sẽ tăng 13% n/n, doanh số bán thiết bị văn phòng tăng 17% n/n, doanh số bán thiết bị gia dụng tăng 65% n/n và doanh số bán hàng tiêu dùng tăng 157% n/n.
DGW có thể tăng cường các chiến dịch khuyến mãi, với sự hỗ trợ từ các thương hiệu, để giải phóng hàng tồn kho trong năm 2023F.
Tỉ lệ nợ/VCSH tăng mạnh lên 0.8
Năm 2022, DGW ghi nhận dòng tiền ra ròng 1.3 nghìn tỷ đồng, chủ yếu vào 1Q44 chi trả các khoản phải trả và tăng hàng tồn kho. Theo ban lãnh đạo, tỷ lệ nợ/VCSH tăng từ 0.6 trong 4Q21 lên 0.8 trong 4Q22 nhưng vẫn ở mức có thể kiểm soát được.
DGW đang phải đối mặt với chi phí lãi vay cao do dư nợ vay ngắn hạn cao và lãi suất tăng, cụ thể, chi phí lãi vay tăng 91% q/q và 3.5x n/n lên 42 tỷ đồng trong 4Q22. Chi phí lãi vay tăng gấp 3 lần n/n lên 99 tỷ đồng vào năm 2022.
Định giá DGW
DGW hiện đang giao dịch ở mức PE là 9.5x thấp hơn mức trung bình 5 năm là 11.4x và đối với PB là 2.7x cao hơn 2.4x. PE và PB đang tiệm cận mức trung bình 5 năm.
KIS cho rằng mức định giá này là hợp lý, kèm theo ROE và ROA lần lượt là 33.5% và 10.5% trong 2022.g
Cập nhật ngày 20/2/2021: DGW hoàn toàn có thể tạo nên sự khác biệt và có chân trong chuỗi giá trị phân phối
Bước 1, đánh chiếm thị trường thiết bị di động
DGW vừa kí kết hợp tác chiến lược với Huawei vào ngày 06/01/2021, theo đó DGW sẽ phát triển thị trường VN ( phân phối độc quyền) cho toàn bộ dãy sản phẩm của Huawei. Huawei chính là người đánh bại Samsung tại châu Âu trước khi xảy ra thương chiến. Tại VN, Huawei có khoảng 3% thị phần thiết bị di động ( quy mô ~ 4 tỷ $) tương đương doanh số gần 3.000 tỷ đồng, chưa kể thiết bị mạng viễn thông. Việc kí kết với Huawei giúp DGW lấp đầy các phân khúc thiết bị di động bao gồm : Xiaomi – trung cấp, Huawei – trung cao , Apple – cao cấp.
Các tên tuổi lớn khác trên thị trường di động còn lại là Samsung ( ~ 30% thị phần), Oppo và các thương hiệu liên quan ( Oppo, Vivo, Realme ~ 20%). Dưới bàn tay của DGW, Xiaomi tiếp tục tăng trưởng với 12% thị phần, Apple khả năng sẽ mở rộng thêm thị phần ( đang ở mức 5-6%) trong năm 2021 nhờ chiến lược giá tốt của DGW, sản phẩm Apple từ DGW đang đánh bật hàng xách tay lẫn các kênh chính thức bán giá cao . Cùng với đối tác mới Huawei, DGW khả năng nắm chắc 30% thị phần thiết bị di động tại Việt Nam. Cũng không loại trừ có thể có thêm các thương hiệu mới về với DGW nhờ khả năng phân phối hiệu quả, chi phí thấp và tính linh hoạt cao.
Biên lợi nhuận ngành hàng ICT tương đối mỏng ( 6-7%), nhưng đây là bước quan trọng để thực hiện việc tạo “ thị trường” cho các mặt hàng sau này của hệ sinh thái. Trong khoảng 1-2 năm tới khi tốc độ phủ sóng của mạng lưới 5G được đẩy mạnh tại Việt Nam, mặt bằng chung thiết bị di động sẽ đồng loạt nâng lên chuẩn 5G, đồng nghĩa với việc giá trị thị trường sẽ nâng lên theo. Tổng dung lượng thị trường thiết bị di động Việt Nam có thể chạm mốc 5 tỷ $ trong 2 năm tới. DGW phải nắm 30% thị phần mảng này.
Bước 2, mở rộng hệ sinh thái
Thiết bị di động là chìa khóa, “bộ não” điều khiển của toàn bộ hệ sinh thái thông minh trong cuộc sống người dùng. Cả 3 thương hiệu di động mà DGW đang phân phối đều đang có hệ sinh thái rất rộng và liên kết chặt chẽ.
Hệ sinh thái của Xiaomi hiện tại có khoảng 2000 sản phẩm, trong đó có khoảng 600 thiết bị các loại từ chuông cửa, đèn ngủ, cân điện tử, nồi cơm điện thông minh cho tới robot hút bụi, máy lọc khí thông minh…đều kết nối được với “bộ não” là smartphone Xiaomi.
Xu hướng tích hợp internet vạn vật ( Internet of Things) phục vụ đời sống đang mạnh hơn bao giờ hết, thiết bị gia dụng cũng phát triển theo hướng thông minh hơn ( tivi, quạt, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt…tích hợp điều khiển thông qua app).
Thị trường thiết bị gia dụng, điện máy của Việt Nam có giá trị khoảng 6,3 tỷ $, hiện vẫn chủ yếu phân phối theo kênh truyền thống tại các siêu thị, đại siêu thị với chi phí vận hành rất cao cả về mặt bằng và chi phí hoạt động. Xu hướng “ thông minh” hóa các thiết bị gia dụng, đồng thời với khả năng tiết kiệm chi phí cũng như hệ thống logistic cực nhanh và rộng hiện nay của Việt Nam. Thị trường gia dụng hoàn toàn có thể chuyển dịch lên kênh online với mức độ tiếp cận vô cùng dễ dàng cho người mua cùng với giá bán rất tốt nhờ tiết giảm chi phí.
DGW hoàn toàn có thể xâm nhập thị trường 6,3 tỷ $ này nhờ xu hướng “thông minh” hóa thiết bị gia dụng gắn liền với hệ sinh thái thiết bị di động mà DGW đang phân phối. Minh chứng là DGW từng cân nhắc một dự án về Tivi thông minh cùng Xiaomi tại Việt Nam.
Việc DGW phân phối mạnh thiết bị di động sẽ tạo ra lớp khách hàng có nhu cầu mở rộng hệ sinh thái thông minh khi thay thế dần các sản phẩm điện gia dụng cơ bản cho đến sản phẩm cồng kềnh. Thị trường gia dụng thông minh là nơi kiếm thêm 1,x tỷ $ doanh thu cho DGW.
Bước 3, thâm nhập thị trường tiêu dùng
Bất cứ sản phẩm được tiêu chuẩn hóa nào cũng có thể phân phối online, đặc biệt là sản phẩm được đóng gói như các sản phẩm FMCG (hàng tiêu dùng nhanh : chất tẩy rửa, chăm sóc cơ thể, chăm sóc gia đình, đồ uống, sữa và sản phẩm từ sữa, bánh kẹo, thực phẩm đóng gói…). Đặc biệt, covid-19 đã khiến mua sắm hàng tiêu dùng online tăng trưởng 3 chữ số do tình trạng giãn cách và ngại tiếp xúc trực tiếp.
Điều này khiến các nhãn hàng tiêu dùng nhanh như P&G hay Unilever đẩy nhanh tốc độ online hóa kênh phân phối. Tại VN, Unilever bắt tay với DGW ( B2C), các ông lớn như Vin cũng nhảy vào thị trường FMCG với nền tảng quản lý và đặt hàng online cho các chủ cửa hàng tạp hóa ( B2B).
Mỗi năm người Việt chi cho tiêu dùng khoảng 137 tỷ $, trong đó chi cho FMCG ở mức ~ 23 tỷ $. Thị trường này là vô cùng rộng lớn và cạnh tranh rất khốc liệt giữa các mô hình phân phối và các hệ thống phân phối ( chợ, tạp hóa, siêu thị, đại siêu thị, online, kiot, bán hàng lưu động….). Kênh tạp hóa đang chiếm 50% thị phần phân phối do mạng lưới hơn 1 triệu điểm bán trên cả nước ( đây cũng là lý do Vin nhảy vào phục vụ kênh này).
Câu hỏi đặt ra là liệu DGW có thể thực hiện được điều này hay không ở rất nhiều mảng khác biệt. Câu trả lời cần có thời gian, tuy nhiên một điển hình tương tự đã thành công là DKSH. Tập đoàn Thụy Sỹ này là điển hình của dịch vụ phát triển thị trường và vận hành chuỗi cung ứng thành công. DKSH xây dựng hệ thống phân phối các sản phẩm cho hãng chocalate cho tới thiết bị di động của Samsung và cả vật tư công nghiệp.
Doanh thu 2020 của tập đoàn này xấp xỉ 12 tỷ $. DKSH cũng hoạt động tại Việt Nam với vai trò phát triển thị trường cho các nhãn hàng nước ngoài chủ yếu ở mảng FMCG. Vì vậy, với một thị trường tiêu dùng mà kênh phân phối chưa được tối ưu như Việt Nam, DGW hoàn toàn có thể tạo nên sự khác biệt và có chân trong chuỗi giá trị phân phối FMCG này và kiếm những tỷ $ doanh thu còn lại của mục tiêu tại đây.