VHC cũng đang hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn với phương châm “Zero waste” để tạo ra sản phẩm từ mọi bộ phận của con cá tra, giúp giảm giá thành, nâng cao tỷ suất lợi nhuận
Funans FNS khuyến nghị “Trung lập” đối với VHC do dự báo lợi nhuận 2024 duy trì ở mức thấp do giá bán cá phục hồi với tốc độ chậm hơn kỳ vọng. Với giá mục tiêu 80,000đ/cp.
Dù có quan điểm đánh giá “trung lập”, tuy nhiên thủy sản vẫn là ngành có triển vọng trong dài hạn khi là ngành cung cấp thực phẩm cơ bản và thiết yếu cho con người, nhu cầu sụt giảm hiện tại do sức mua yếu. Một khi lượng hàng tồn kho của người mua xuống thấp hơn mức bình quân, đơn hàng sẽ quay trở lại, cụ thể 2 tháng gần nhất tháng 9&10/2023 khối lượng xuất khẩu cá tra đã dương trở lại so với cùng kỳ.
Hiện Vĩnh Hoàn là một trong số ít công ty có quy trình nuôi trồng – sản xuất cá tra khép kín, có thể kiểm soát từ giống – nuôi trồng – thu hoạch – chế biến – sản xuất – tiếp thị - bán hàng. Nhờ nghiên cứu kỹ thuật chuyên sâu, Vĩnh Hoàn không bỏ bất cứ bộ phần nào của con cá tra, ví dụ như da – mỡ - nội tạng những thứ được xem là phế phẩm như trước đây hiện đang được sử dụng để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.
Ngoài sản phẩm chính là phi lê cá; mỡ được sử dụng để sản xuất dầu cá; da cá/ xương/ vảy để sản xuất collagen, gelatin, snack; bong bóng và bao tử cá sấy khô hoặc đông lạnh làm thực phẩm.
Trong quá trình sản xuất, VHC đã biến được chất thải thành tài nguyên: nước thải của vùng nuôi có thể mang tưới tiêu cho các loại cây ăn trái hoặc lúa, cá chết và bùn thải chế biến thành phân hữu cơ, bao bì thải ra được làm nguyên liệu cho nhà máy xử lý chất thải – sản xuất phân bón có tên Mai Thiên Thanh. Vĩnh Hoàn đang hướng tới xây dựng nhà máy tái chế bao bì, quy hoạch ao nước thải gần vùng nông nghiệp, nuôi cá tuần hoàn giảm sử dụng nước.
Hoạt động nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thủy sản là hoạt động chủ yếu tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho VHC và để phục vụ cho công tác theo dõi và quản trị, doanh thu VHC được chia theo 7 dòng/mảng sản phẩm như sau: (1) Cá tra; (2) Sản phẩm phụ (phụ phẩm); (3) Sản phẩm hỗn hợp; (4) Sản phẩm sức khỏe; (5) Bánh phồng tôm; (6) Sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT); (7) Bún & bánh gạo.
Năm 2024, FNS dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VHC lần lượt đạt 11,850 tỷ (+16% svck) và 1,300 tỷ (+31% svck), EPS 2024 là 6,950 VND, tương đương P/E fw là 10.2.
Rủi ro (1) Sức tiêu thụ hồi phục chậm hơn dự kiến ở các thị trường chủ lực (Mỹ, EU, Trung Quốc) do kinh tế khó khăn, lạm phát tiếp tục neo ở mức cao khiến tồn kho cá tra ở các thị trường này tiếp tục cao. (2) Giá bán cá tra thấp hơn kỳ vọng và duy trì xu hướng giá thấp trong thời gian dài hơn dự kiến.
Cập nhật ngày 14/4/2022: được hy vọng trở thành siêu cổ phiếu lợi nhuận năm 2022
Ngành thủy sản xuất hiện những tín hiệu tích cực, cùng với đó VHC được hy vọng trở thành siêu cổ phiếu lợi nhuận năm 2022. Giá cổ phiếu VHC dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai.
CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) công bố doanh thu tháng 3 đạt 1.373 tỷ đồng, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước và tăng 28% so với tháng trước.
Xét theo cơ cấu sản phẩm, doanh thu cá tra đạt 871 tỷ đồng, tăng 93%; sản phẩm phụ 201 tỷ đồng, tăng 46%; sản phẩm chăm sóc sức khỏe 93 tỷ đồng, tăng 87%, bánh phồng tôm tăng 46%, sản phẩm giá trị gia tăng tăng 19% và gạo tăng 15%.
Về cơ cấu thị trường, Mỹ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh với 161% lên 651 tỷ đồng, Trung Quốc tăng 71%, châu Âu tăng 27%.
Lũy kế quý I, Vĩnh Hoàn ghi nhận 3.273 tỷ đồng doanh thu, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, Vĩnh Hoàn đặt kế hoạch doanh thu 13.000 tỷ đồng, tăng 43,6% và lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng, tăng 36,5% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, đơn vị thực hiện được 35% mục tiêu doanh thu năm sau quý I.
Ban lãnh đạo Vĩnh Hoàn khá lạc quan về tốc độ tăng trưởng năm 2022, thời điểm mà nhu cầu thị trường ổn định khi nhiều nền kinh tế giảm bớt hoặc loại bỏ các hạn chế liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Ngoài thị trường Mỹ, lãnh đạo Vĩnh Hoàn kỳ vọng xuất khẩu sang châu Âu sẽ tăng trở lại đáng kể trong năm nay. Cùng với đó, mặc dù xuất khẩu sang Trung Quốc còn nhiều biến động nhưng cũng cải thiện từ mức thấp năm trước.
Ngành thủy sản xuất hiện những tín hiệu tích cực, cùng với đó VHC được hy vọng trở thành siêu cổ phiếu lợi nhuận năm 2022.
Giá cổ phiếu VHC dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai, nhà đầu tư có thể tìm hiểu và cân nhắc cơ hội đầu tư cho mình.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC)
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HSX: VHC) là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, sở hữu chuỗi giá trị đầy đủ từ trại cá giống, sản xuất thức ăn thủy sản, nuôi trồng chế biến, sản xuất cá và lưu trữ kho lạnh, tự chủ về nguyên liệu và hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn với phương châm “Zero waste” để tạo ra sản phẩm từ mọi bộ phận của con cá tra, giúp giảm giá thành, nâng cao tỷ suất lợi nhuận.
Hiện Vĩnh Hoàn là một trong số ít công ty có quy trình nuôi trồng – sản xuất cá tra khép kín, có thể kiểm soát từ giống – nuôi trồng – thu hoạch – chế biến – sản xuất – tiếp thị - bán hàng. Nhờ nghiên cứu kỹ thuật chuyên sâu, Vĩnh Hoàn không bỏ bất cứ bộ phần nào của con cá tra, ví dụ như da – mỡ - nội tạng những thứ được xem là phế phẩm như trước đây hiện đang được sử dụng để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.
Ngoài sản phẩm chính là phi lê cá; mỡ được sử dụng để sản xuất dầu cá; da cá/ xương/ vảy để sản xuất collagen, gelatin, snack; bong bóng và bao tử cá sấy khô hoặc đông lạnh làm thực phẩm.
Trong quá trình sản xuất, VHC đã biến được chất thải thành tài nguyên: nước thải của vùng nuôi có thể mang tưới tiêu cho các loại cây ăn trái hoặc lúa, cá chết và bùn thải chế biến thành phân hữu cơ, bao bì thải ra được làm nguyên liệu cho nhà máy xử lý chất thải – sản xuất phân bón có tên Mai Thiên Thanh. Vĩnh Hoàn đang hướng tới xây dựng nhà máy tái chế bao bì, quy hoạch ao nước thải gần vùng nông nghiệp, nuôi cá tuần hoàn giảm sử dụng nước.
Hoạt động nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thủy sản là hoạt động chủ yếu tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho VHC và để phục vụ cho công tác theo dõi và quản trị, doanh thu VHC được chia theo 7 dòng/mảng sản phẩm như sau: (1) Cá tra; (2) Sản phẩm phụ (phụ phẩm); (3) Sản phẩm hỗn hợp; (4) Sản phẩm sức khỏe; (5) Bánh phồng tôm; (6) Sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT); (7) Bún & bánh gạo.