Định giá cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao su): KÉM KHẢ QUAN, giá mục tiêu 17.600 đồng/cp

Công ty Chứng khoán Bản Việt

14/01/2024 13:39

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối với tổng tài sản lớn, lượng tiền gửi ngân hàng nhiều.

gvr1-1616119795.gif
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) hưởng lợi từ giá cao su tăng 

Bản Việt điều chỉnh khuyến nghị cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG xuống KÉM KHẢ QUAN và xác định giá mục tiêu 17.600 đồng/cổ phiếu.

Giá mục tiêu này ảnh hưởng một phần bởi dự báo sự phục hồi của mảng cao su và gỗ trong giai đoạn 2024-25 sẽ chậm hơn so với kỳ vọng trước đây. 

Hạ dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 xuống 2,6 nghìn tỷ đồng (-31% YoY) tương ứng với KQKD 9 tháng đầu năm 2023 thấp hơn dự kiến và KQKD sơ bộ năm 2023 được công bố gần đây. Chúng tôi cho rằng KQKD thấp chủ yếu do giá bán cao su phục hồi chậm hơn dự kiến, ảnh hưởng đến kết quả biên lợi nhuận gộp và LNST sau lợi ích CĐTS. 

Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024/25 sẽ tăng 19%/22% YoY, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp dự kiến cải thiện khi nhu cầu tiêu thụ cao su và giá bán trung bình tăng, bên cạnh sự phục hồi của lợi nhuận từ các công ty liên kết của GVR. Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024/25 thêm 21%/13% chủ yếu do giá bán trung bình và nhu cầu đối với mảng cao su và gỗ phục hồi chậm hơn so với kỳ vọng trước đây của chúng tôi. 

Cập nhật ngày 24/5/2021: hưởng lợi từ giá cao su tăng, giá mục tiêu lên 30.200 đ/cp

Bản Việt nâng khuyến nghị đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên MUA và nâng giá mục tiêu thêm 4,9% lên 30.200 đồng/CP.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu do (1) dự báo khả quan hơn đối với mảng cao su tự nhiên của GVR trong năm 2021; (2) tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến giữa năm 2022 và tỷ lệ WACC thấp hơn 0,5 điểm %.

Tuy nhiên, giá mục tiêu bị ảnh hưởng tiêu cực bởi kéo dài thời gian dự báo đối với việc bán đất KCN của GVR và các khoản bồi thường do chuyển đổi đất cao su.

Nâng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 lên 6,1%, chủ yếu do dự báo lợi nhuận cao hơn cho mảng cao su tự nhiên và bù đắp một phần bởi dự báo thu nhập từ đền bù năm 2021 thấp hơn.

Cắt giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS tổng cộng 8,7% trong giai đoạn 2022-2025 chủ yếu do việc phê duyệt phát triển KCN và chuyển đổi đất chậm hơn dự kiến.

Dự báo doanh thu năm 2021 là 24.000 tỷ đồng (+15% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 4.600 tỷ đồng (+7,0% YoY). Dự báo tăng trưởng lợi nhuận đối với GVR chủ yếu được thúc đẩy bởi LN từ HĐKD tăng mạnh 43% YoY nhờ mảng cao su tự nhiên khả quan, được bù đắp một phần bởi doanh thu tài chính giảm mạnh YoY từ hoạt động thoái vốn.

GVR là công ty hưởng lợi chính từ nhu cầu đất KCN ở Việt Nam và giá cao su tự nhiên đang gia tăng.

Rủi ro: Giá cao su tự nhiên giảm; quá trình phê duyệt và phát triển các KCN trong tương lai bị trì hoãn.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã CK: GVR)

GVR có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực trồng và chế biến cao su, đồng thời có vị thế lớn trong lĩnh vực chế biến gỗ cũng như phát triển khu công nghiệp.

Đây là doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối 96,77% vốn. Quy mô tổng tài sản đạt gần 80.000 tỷ đồng, trong đó riêng lượng tiền và tiền gửi ngân hàng lên đến 15.363 tỷ đồng, chiếm hơn 19% tài sản.

Tập đoàn cũng sở hữu hệ thống các đơn vị thành viên khá phức tạp với hơn 8 văn phòng đại diện, 101 công ty con được hợp nhất và 16 công ty liên kết. Một số công ty thành viên đáng chú ý là Tổng công ty cao su Đồng Nai, Cao su Đồng Phú, Cao su Phước Hòa, KCN Nam Tân Uyên, Gỗ Dầu Tiếng, VRG Khải Hoàn, Liên doanh VRG Dongwha…

Mới đây, GVR đã công bố quyết định phê duyệt quyết toán cổ phần hóa. GVR chính thức chuyển sang công ty cổ phần kể từ ngày 1/6/2018. Đến ngày 14/6/2021, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã ban hành quyết định số 243 về việc phê duyệt quyết toán tài chính, tiền thu từ cổ phần hoá, chi phí cổ phần hoá, kinh phí chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Cụ thể, giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển GVR sang Công ty cổ phần là hơn 41.106 tỷ đồng. Vốn điều lệ của GVR là 40.000 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm 96,77% vốn điều lệ, tương đương giá trị tính theo mệnh giá đạt hơn 38.708 tỷ đồng. Số tiền quỹ hoàn trả lại cho Tập đoàn là hơn 132 tỷ đồng.

Công ty Chứng khoán Bản Việt
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.