Cập nhật cổ phiếu GMC (Garmex Sài Gòn): bán 76.000 m2 đất vì không có đơn hàng

MĂNG GIANG

28/02/2024 11:50

Trong văn bản lấy ý kiến cổ đông mới đây, Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (GMC) muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất và toàn bộ tài sản gắn liền với đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam, diện tích tổng cộng 76.000 m2. Cả hai đều thuộc quyền sử dụng và sở hữu của GMC và công ty con. Mức giá và thời gian chuyển nhượng vẫn chưa xác định.

 

gmc-1709095656.jpg
Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (GMC)

Bán tài sản là động thái tiếp theo của doanh nghiệp này sau khi đã cắt giảm gần 2.000 lao động vào cuối 2023, trong bối cảnh kinh doanh rơi vào khủng hoảng, không có đơn hàng.

Theo chủ trương đưa ra từ phiên họp bất thường vào cuối tháng 9/2023, GMC sẽ đấu giá máy móc thiết bị để thu về khoảng 30 tỷ đồng. Công ty cũng thanh lý bằng hình thức bán cân ký các loại công cụ, dụng cụ và máy móc thiết bị không có giá trị.

Từ đầu năm đến nay, Garmex Sài Gòn liên tục tổ chức đấu giá để thanh lý nhiều tài sản, máy móc, như ôtô, máy thêu, xe tải... hơn 2,2 tỷ đồng.

Năm ngoái, doanh thu của doanh nghiệp này giảm gần 35 lần so với cùng kỳ, đạt 8,6 tỷ đồng. Nguyên nhân do đơn hàng giảm sâu, chủ yếu là đơn lẻ, số lượng ít, đơn giá thấp. Từ quý III/2023, GMC hoàn toàn không có đơn hàng nào. Công ty lỗ sau thuế gần 52 tỷ đồng dù tiết giảm chi phí tối đa.

Garmex Sài Gòn hoạt động hơn 20 năm, là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc có thị phần lớn, làm việc với nhiều thương hiệu quốc tế. Trước dịch, GMC từng tạo việc làm cho hơn 4.000 công nhân trong năm 2019. Giai đoạn đó, công ty ghi nhận mức doanh thu hàng nghìn tỷ và lợi nhuận lên đến hơn trăm tỷ đồng một năm. 2021 - thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, GMC vẫn có lãi hơn 43 tỷ đồng. Doanh nghiệp này lỗ lần đầu vào năm 2022 khi đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, doanh số sụt tới 93% so với năm trước đó.

Thua lỗ khiến Garmex Sài Gòn phải tạm ngưng sản xuất để giảm thiệt hại và tiết kiệm chi phí. Trong hai năm, khoảng 3.775 lao động bị mất việc ở Garmex Sài Gòn.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm hơn 9% so với năm 2022, đạt hơn 40 tỷ USD. Khó khăn tiếp tục lan sang năm nay khi ngành còn chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu. Dệt may được dự đoán vẫn gặp khó khăn trong nửa đầu năm.

Theo Hội Dệt May Thêu Đan TP HCM, hai tháng đầu năm nhiều nhóm hàng xuất khẩu có khởi sắc, nhưng dệt may còn ì ạch. Một số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu đầu năm đa phần nhỏ lẻ và chấp nhận hòa vốn để lo cho công nhân có việc làm, duy trì sản xuất.

Bối cảnh này, ban lãnh đạo Garmex Sài Gòn cho biết hoạt động của công ty tập trung vào bảo vệ tài sản, thanh lý nguyên phụ liệu tồn kho lâu năm, cũng như lên kế hoạch khai thác các mặt bằng chưa sử dụng và chuyển nhượng tài sản.

Từ khởi đầu khiêm tốn hơn 20 năm trước, Garmex đã phát triển để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu Việt Nam. Hành trình đến thành công của chúng tôi đã đạt được nhờ khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng toàn cầu và người tiêu dùng.

Garmex có một danh mục khách hàng phong phú, mỗi khách hàng có nhu cầu và văn hóa làm việc riêng. Do đó, đội ngũ đã quen làm việc trong môi trường đa dạng và đa văn hóa. Mục tiêu là tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng, trong khi vẫn đáp ứng chuyên môn và chính cách tiếp cận như vậy đã mang đến cho Garmex cơ hội không những trở thành nhà sản xuất mà còn là đối tác lâu dài.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1976
Được thành lập như một doanh nghiệp nhà nước, hay còn được biết đến là Liên hiệp Các Xí nghiệp May Thành phố Hồ Chí Minh.

2004
Cổ phần hóa (Tư nhân hóa) với vốn Nhà nước tương đương 10% cổ phần.

2006
Niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE: GMC).

2019
5 nhà máy có tổng diện tích hơn 10 héc ta với tổng số dây chuyền sản xuất là 70 chuyền và hơn 4000 công nhân.

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.