Kho cảng LNG Thị Vải sẽ đóng góp 12,5% sản lượng khí từ năm 2025
Vào ngày 29/10, dự án liên quan đến LNG đầu tiên tại Việt Nam – kho cảng LNG Thị Vải – chính thức đi vào vận hành thương mại. Trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, chúng tôi cho rằng điện khí LNG sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam nhờ tính ổn định trong việc sản xuất điện và ít phát thải hơn so với nguồn nhiệt điện than, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn khí trong nước đã dần bước vào giai đoạn suy giảm sản lượng. Dự kiến LNG Thị Vải sẽ đóng góp 12,5% vào tổng sản lượng khí của GAS từ năm 2025 trở đi.
Năm 2024 dường như sẽ tiếp tục là một năm tươi sáng cho giá dầu
Nguồn cung dầu thắt chặt sẽ thúc đẩy giá dầu trong năm 2024. Giá dầu có thể khó đạt được mức của năm 2022, nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2024, đạt trung bình 88 USD/thùng (+4% svck). Trong khi nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến tiếp tục tăng, khả năng nguồn cung dầu vẫn bị thắt chặt do: (1) OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, (2) căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu và (3) nhu cầu mua dầu để lấp đầy kho Dự trữ dầu khí chiến lược của Mỹ.
Vị thế độc quyền hỗ trợ cho tăng trưởng dài hạn
GAS đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng với các dự án lớn từ đường ống dẫn khí cho đến kho cảng LNG, đảm bảo việc cung cấp khí cho phát điện tại Việt Nam. GAS hiện là doanh nghiệp (DN) nhà nước độc quyền trong lĩnh vực phân phối khí thiên nhiên với danh mục các dự án trọng điểm trong dài hạn. Trong đó, dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng chính từ năm 2027 trở đi.
Ngoài ra, các dự án kho cảng LNG như Thị Vải Giai đoạn 2 và Sơn Mỹ, cũng sẽ đưa GAS trở thành DN dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực đầy hứa hẹn này.
VNDirect duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 90.000 đồng/cp.
P/E trượt hiện ở mức 14,5x, thấp hơn mức P/E trung bình 5 năm (16x), là mức khá hấp dẫn so với triển vọng kinh doanh tích cực của doanh nghiệp.
Cập nhật ngày 17/10/2021: VCBS khuyến nghị MUA cổ phiếu GAS, giá mục tiêu 120.500 đồng/cp
VCBS đánh giá xác suất để giá dầu tăng lên mức 100 USD/thùng trong năm 2021 là vẫn có thể xảy ra khi nhu cầu đang dần hồi phục và OPEC + vẫn giữ mức cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên trong dài hạn, tỷ lệ cung – cầu dầu thô vẫn chênh lệch rất lớn ở mức 15% công suất thiết kế. Do đó, cho năm 2021, VCBS dự báo giá dầu Brent trung bình sẽ ở mức cao 80 USD/thùng cuối năm 2021. Tuy nhiên trong dài hạn VCBS cho rằng giá dầu Brent sẽ ổn định ở mức 65 USD/thùng, đây là mức mà tất cả các bên tham gia thị trường mua bán dầu thô cảm thấy hài lòng.
Theo dự báo của VCBS, Q3.2021 sẽ là đáy về lợi nhuận của PV GAS trong năm 2021 khi sụt giảm về sản lượng lẫn gia tăng các chi phí liên quan phòng chống COVID. Việc mở cửa trở lại trong Q4 có thể giúp nhu cầu tiêu thụ khí tăng trưởng trở lại ít nhất là ở mảng kinh doanh CNG. Còn nhu cầu tiêu thụ khí đốt cho các nhà máy nhiệt điện vẫn phụ thuộc vào tình hình phát điện các nguồn sản xuất khác. VCBS ước LNST trong Q3 của PV GAS đạt 1,600 – 1,700 tỷ VNĐ.
Với tình hình thời tiết tiếp tục mưa nhiều thì sẽ không có gì bất ngờ nếu hiệu suất hoạt động các nhà máy thủy điện sẽ tiếp tục tăng trong Q4.2021 và Q1.2022. Tính tới thời điểm hiện tại mùa mưa đang đến chậm hơn so với 2022, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc. Do đó, hiệu suất hoạt động của các nhà máy thủy điện có thể thấp hơn đến đầu năm 2022.
Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn các nhà máy điện gió đi vào hoạt động, tổng công suất thiết kế điện gió dự kiến vận hành trước 2022 để kịp giá FIT của chính phủ dự tính ở mức 6,000 MW ~ 10% công suất tổng nguồn điện cả nước. Đây là con số khá đáng kể, với mức hiệu suất hoạt động trung bình 35-40%. Tổng công suất phát hiện thực tế tăng 3.5-4% tổng công suất hiện tại.
Có thể thấy, trong điều kiện giá dầu vẫn giữ ở mức cao như hiện tại. Hoạt động kinh doanh của GAS phụ thuộc và 2 yếu tố chính (1) Tổng cầu tiêu thụ điện – đặc biệt là sự hồi phục của nền kinh tế khu vực phía Nam sau dịch; (2) Tình hình lượng mua khu vực phía Nam trong Q4.2021 và hiệu suất hoạt động các dự án điện gió mới.
Tuy nhiên, VCBS tin rằng PV GAS vẫn tăng trưởng nhờ “low base” trong Q4.2020 VCBS đưa ra khuyến nghị “MUA” cho cổ phiếu GAS với giá mục tiêu năm 2021 là 120.500 đồng/CP.
Cập nhật ngày 23/6/2021: Sư Tử Trắng bắt đầu mang tiền về, triển vọng Tích cực
Mỏ khí nằm trong lô 15-1, dự kiến mang lại sản lượng hàng năm khoảng 0,5-1 tỷ m3 trong giai đoạn 2021-2025, tương đương khoảng 5-10% tổng sản lượng khí của GAS.
Sản lượng này cao hơn dự báo và giúp đảm bảo nguồn cung khí cho đến năm 2025, trước khi mỏ khí Sư Tử Trắng – giai đoạn 2B đi vào hoạt động.
Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh lô 15-1 là lá cờ đầu trong hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam, mang lại lợi ích cho các bên tham gia, đóng góp quan trọng vào nguồn thu với khoảng 10,4 tỉ USD.
Đây là tin tốt đối với Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) và cho thấy tiềm năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2022-2025 hiện tại cho GAS.
Công ty Chứng khoán Bản Việt hiện có khuyến nghị MUA cho GAS với giá mục tiêu 100.400 đồng/CP.
GAS đang giao dịch tại P/E năm 2021 là 20.2 lần và P/E năm 2022 là 17,9 lần.
Mỏ tiềm năng nhất về trữ lượng dầu khí
Mỏ Sư Tử Trắng (STT) là một trong bốn phát hiện quan trọng trong lô 15-1, thuộc bồn trũng Cửu Long, được đánh giá là một trong những vùng có tiềm năng cao nhất về trữ lượng dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, nằm cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 62km với mực nước sâu 56m.
Hợp đồng dầu khí lô 15-1 được ký ngày 16-9-1998 giữa PVN với các bên tham gia gồm PVEP (50%), Perenco (23,25%), KNOC (14,25%), SK (9%) và Geopetrol (3,5%), do Cửu Long JOC là người điều hành.
Mỏ Sư Tử Trắng - giai đoạn 2A được Thủ tướng phê duyệt ngày 6-12-2019, với việc khoan bổ sung 3 giếng khai thác (trong đó 2 giếng chắc chắn và 1 giếng dự phòng) với tổng mức đầu tư CAPEX gần 138 triệu USD, trữ lượng thu hồi dự kiến đến hết tháng 9-2025 là 63 triệu thùng condensate và 193 tỉ bộ khối khí.