BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu SMC với giá trị hợp lý cho năm 2024 là 14,000 VNĐ/CP, dựa trên phương pháp P/B mục tiêu = 1.2x.
Quan điểm của BSC cho rằng (1) KQKD cốt lõi của SMC sẽ chuyển dần từ lỗ sang lãi nhờ thị trường Bất động sản hồi phục, (2) Áp lực trích lập nợ xấu sẽ bù đắp một phần nhờ lợi nhuận kinh doanh cốt lõi trong 2025- 2026.
LUẬN ĐIỂM ĐÀU TƯ - HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỖ SANG LÃI
1. Kết quả kinh doanh phục hồi từ lỗ sang lãi nhờ Thị trường bất động sản hồi phục và bán tài sản.
Trong năm 2024, sản lượng kỳ vọng + 12% yoy và biên lợi nhuận gộp phục hồi 1.5 điểm % nhờ thị trường Bất động sản hồi phục.
SMC ghi nhận lợi nhuận bất thường bán NKG và bất động sản – kỳ vọng đạt 256 tỷ VNĐ.
2. Định giá SMC đang giao dịch với P/B FWD 2024 = 1x và P/B FWD 2026 = 1.1x – sau khi trích lập hoàn toàn. Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm để tích lũy cổ phiếu khi:
Ngành bất động sản đang ở đáy ở 1 chu kỳ. BSC kỳ vọng ngành Bất động sản sẽ phục hồi dần trở lại kể từ năm 2024, giúp cho sản lượng phục hồi.
Chu kỳ giá thép xuống diễn ra trong 2-3 năm, do đó, có thể quay trở lại vào cuối năm 2025. Khi đó, SMC có thể sẽ hưởng lợi mạnh mẽ từ chu kỳ giá thép tăng mới.
Giá trị sổ sách/CP của SMC sẽ duy trì được ở mức 10,270 – 11,970 VNĐ/CP trong giai đoạn 2024 – 2026. Trong trường hợp xấu nhất SMC phải trích lập dự phòng hết thì giá trị sổ sách là 10,203 VNĐ/CP tương đương P/B = 1.1x.
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Trong năm 2024, BSC dự báo SMC ghi nhận DTT = 16,213 tỷ VND (+18% yoy), NPATMI = 28 tỷ VND so với mức lỗ 879 tỷ VNĐ trong năm 2023, tương đương EPS FWD 2024 = 383 VND/CP, P/E FWD 2024 = 29.5 P/B FWD 2023 = 1x với giả định sau: (1) Sản lượng + 12% yoy, giá bán + 5% yoy, (2) Biên lợi nhuận gộp đạt 1.7% , (3) SMC ghi nhận lợi nhuận bất thường 264 tỷ VNĐ từ bán tài sản NKG.
Rủi ro: Trích lập dự phòng 710 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, BSC đánh giá áp lực trích lập dự phòng sẽ bù đặp một phần nhờ HĐKD cốt lõi phục hồi.
Cập nhật ngày 8/5/2021: BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu SMC, giá mục tiêu 45.810 đ/cp
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC công bố DT và LNST lần lượt đạt 5,070 tỷ đồng(+47%YoY) – Hoàn thành 28.2% KH năm 2021 và 216 tỷ đồng (+13.4 lần YoY) – Hoàn thành 72% KH năm 2021.
Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 4.9% (Q1/2020) lên 8.5% (Q1/2021) do giá bán trung bình tăng 31% YoY và số ngày tồn kho nguyên vật liệu giá rẻ của năm trước cũng tăng từ 12 ngày (Q4/2019) lên 15 ngày (Q4/2020).
Nguyên nhân chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu thụ thép trên thế giới tăng mạnh, trong khi nguồn cung khan hiếm từ Trung Quốc, Ấn Độ, đặc biệt do chính sách kiểm soát sản lượng và ô nhiễm của Chính phủ Trung Quốc.
Dự kiến biên lợi nhuận sẽ tiếp tục khả quan trong Q2/2021, trước trì vọng giá bán (giá thép TB T4/2021 tăng ~41% YoY); Trong khi, mức tăng của nguyên vật liệu phản ứng chậm hơn, khi số ngày tồn kho tăng từ 19 ngày (Q1/2020) lên 25 ngày (Q1/2021) (+10 ngày so với thời điểm cuối năm 2020.
Năm 2021, ước tính DT và LNST ước đạt lần lượt 19,911 tỷ đồng (+26.5% YoY) và 616 tỷ đồng (+101.2% YoY). EPS =10,100 đồng và P/E fw = 3.3 lần - Thấp hơn P/E TB 5 năm của SMC ở mức 4.3 lần.
Dựa trên giả định giá bán tăng 23%YoY, sản lượng kinh doanh thép tăng 3%YoY và biên lợi nhuận gộp tăng từ 5.2% lên 7% đến từ nhu cầu khả quan trong Q1/2021 khiến giá bán tăng 31%YoY, chúng tôi dự kiến biên lợi nhuận sẽ tiếp tục khả quan đến Q2/2021, trước trì vọng giá bán và nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng; khi số ngày tồn kho tăng từ 19 ngày (Q1/2020) lên 25 ngày (Q1/2021).
DT và LNST năm 2020 của SMC đạt lần lượt 15,735 tỷ đồng (-6.5%YoY) – đạt 103.5% KH năm 2020 và 316 tỷ đồng (+233%YoY) – đạt 263.4% KH năm 2020.
Mặc dù, nhu cầu thép trong nửa đầu năm 2020 kém khả quan do dịch bệnh Covid 19, nhưng Biên lợi nhuận gộp vẫn tăng từ 2.91% lên 5.2% trong 2020 nhờ thay đổi cơ cấu doanh thu từ 43% lên 50% của các sản phẩm thép sản xuất - Gia công (thép dẹt) với biên lợi nhuận cao hơn sản phẩm thép thương mại – thép dài (~2.7ppt).
SMC tiếp tục khẳng định bước chuyển mình từ doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần túy trở thành một doanh nghiệp với chức năng tổng hợp trong ngành thép.
Cụ thể, (1) Về thương mại, các dự án đầu tư công và bất động sản được tái triển khai từ cuối năm 2020, khiến sản lượng tiêu thụ thép dài vẫn đạt 678,000 tấn (-1%YoY) – đạt 104.4% KH năm 2020.
(2) Về sản xuất - Gia công, sản lượng thép dẹp đạt 676,000 tấn (+7%YoY) – đạt 112.5% KH năm 2020 nhờ SMC đã đưa vào hoạt động nhà máy Coil center SMC Đà nẵng vào Q3/2020 (nâng tổng công suất lên 350,000 tấn (+16.7%YoY) - nắm bắt cơ hội hợp tác gia công cho các đối tác lớn như Samsung (từ tháng 8/2020) theo xu hướng chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Chúng tôi đánh giá việc SMC và Samsung C&T hợp tác thành lập liên doanh Coil Center tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, Bà Rịa Vũng Tàu từ Q1/2021, giúp SMC định hình trở thành đơn vị gia công chuyên sâu các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao – tập trung vào phân khúc ngách ít gặp sự cạnh tranh của các đối thủ lớn trong ngành (như HPG, HSG,…).
Công ty đặt DT và LNST kế hoạch lần lượt là 18,000 tỷ đồng (+14.4% YoY) và 300 tỷ đồng (-5.1% YoY); Dựa trên giả định về SLKD đạt 1.35 triệu tấn thép – Trong đó, thép dẹt chiếm 50.4% tổng sản lượng (+0.7%YoY) – bám sát định hướng thâm nhập sâu vào phân khúc gia công của SMC.
Ngoài ra, SMC dự kiến chia cổ tức năm 2020 là 5% bằng tiền và dự kiến cổ tức cho 2021 bằng tiền hoặc cổ phiếu 10% mệnh giá.
BSC nhận định MUA đối với cổ phiếu SMC với giá mục tiêu là 45,810 đồng/cp (+31,6% so với mức giá đóng cửa ngày 07/05/2021) sử dụng phương pháp P/E với P/E mục tiêu là 4.5 lần cao hơn P/E 5 năm của công ty – dựa trên kỳ vọng tích cực của năm 2021.