Mảng bất động sản: Triển vọng kinh doanh 2022-2024 tích cực nhờ các dự án đang triển khai. Ít nhất 3 dự án lớn của VHM có thể mở bán trong năm nay bao gồm các dự án Dream vity, Cổ Loa, Wonder Park. Ước tính tổng doanh thu của các dự án này là 262,8 nghìn tỷ đồng.
Mảng cho thuê: Tăng trưởng trở lại sau dịch và khai thác thêm các trung tâm thương mại mới: Năm 2022 VRE sẽ triển khai thêm 3 trung tâm thương mai với tổng diện tích 95.000 m2, nâng tổng diện tích mặt sàn bán lẻ trên toàn hệ thống lên gần 1,8 triệu m2, gồm: Vincom Mega Mall Smart City (Hà Nội), Vincom Plaza Bạc Liêu (Bạc Liêu) và Vincom Plaza Mỹ Tho (Tiền Giang).
Mảng xe hơi: Mảng này báo lỗ kỷ lục 27 nghìn tỷ đồng vào năm 2021. Trước đó, BLĐ kỳ vọng có thể hết lỗ EBITDA vào năm 2025. Việc thâm nhập vào thị trường xe hơi Mỹ mang nhiều rủi ro nhưng sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn nếu thành công.
Năm 2022, VIC đặt kế hoạch doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 140.000 tỷ đồng. LNST thu nhập doanh nghiệp 6.000 tỷ đồng. Năm 2021, LNST lỗ 7.6 nghìn tỷ đồng. Quý 1/2022 doanh thu đạt 18,229 tỷ VND (-22%YoY), LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 2,454 tỷ VND (+17%YoY).
Phân tích kỹ thuật:
VIC đang giao dịch tại mức P/B ~ 2.5 lần.
VIC dao động trong biên độ hẹp tuần 11-15/7, ghi nhận giảm 0,57% so với tuần giao dịch trước.
Trong tuần, giá cổ phiếu VIC vận động quanh vùng kháng cự mạnh 69.9 +/- với biên độ thu hẹp dần ở cả giá và thanh khoản. Điều này cho thấy dấu hiệu cạn kiệt ở cả lực cung và lực cầu.
VIC đang duy trì xu hướng giảm trong cả ngắn và dài hạn, do đó chúng tôi không khuyến nghị nhà đầu tư mua mới hay tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này. Hành động phù hợp là tận dụng các nhịp phục hồi của cổ phiếu để thoát vị thế.
Cập nhật thông tin doanh nghiệp:
Ngày 13/07/2022, VinFast công bố ký kết thỏa thuận thu xếp vốn quốc tế với Credit Suisse và Citigroup trong việc tư vấn bảo lãnh cho các giao dịch huy động vốn toàn cầu. Mỗi hợp đồng ký kết có giá trị tối thiểu khoảng 2 tỷ USD, tập trung vào việc xây dựng nhà máy ở Bắc Carolina và các hoạt động đầu tư kinh doanh của VinFast tại thị trường Mỹ.
Quý 1.2022, VinFast và bang North Carolina đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ. Giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư là 2 tỷ USD được khởi công trong năm 2022, công suất dự kiến đạt 150,000 xe mỗi năm.
VinFast đã khởi công nhà máy sản xuất pin VinES tại Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư cho Giai đoạn 1 là 4,0 nghìn tỷ đồng dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào quý 4/2022.
Cập nhật ngày 3/6/2021: BĐS và ô tô tăng trưởng mạnh, mảng nghỉ dưỡng phục hồi chậm
Bản Việt duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tập đoàn Vingroup (VIC) nhờ sự hiện diện mạnh mẽ của Vingroup đối với tầng lớp có thu nhập trung bình cao – đặc biệt thông qua công ty con BĐS Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và Vinpearl.
Tăng giá mục tiêu thêm 6% lên 133.000 đồng/CP chủ yếu do tăng định giá cho mảng bán BĐS, đến từ tỷ lệ WACC thấp hơn và việc cập nhật giá mục tiêu đến giữa năm 2022, và thay đổi trong phương thức định giá cho mảng công nghiệp.
Giảm dự báo lợi nhuận từ HĐKD năm 2021 chủ yếu do tăng khoản lỗ dự phóng cho mảng khách sạn nghỉ dưỡng, trong khi tăng dự báo thu nhập tài chính khi giả định VIC sẽ thoát toàn bộ sợ hữu còn lại tại TCX trong năm 2021.
Do đó, dự báo lợi nhuận từ HĐKD năm 2021 của VIC đạt 8,6 nghìn tỷ đồng (so với 3,3 nghìn tỷ đồng lỗ từ HĐKD trong năm 2020) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 4,5 nghìn tỷ đồng (-17% YoY – thấp hơn 32% so với dự báo trước đây).
Kỳ vọng lợi nhuận vững chắc và dòng tiền từ mảng bán BĐS và mảng cho thuê trong giai đoạn 2021-2023 sẽ bù đắp cho các khoản lỗ từ mảng công nghiệp và mảng khách sạn nghỉ dưỡng.
Rủi ro: doanh số ô tô thấp hơn dự kiến; chu kỳ giảm của thị trường bán BĐS; các hạn chế kéo dài đối với hoạt động bán lẻ/nghỉ dưỡng do dịch COVID-19 tái bùng phát.
Thương vụ niêm yết VinFast tại Mỹ có thể chậm hơn dự kiến
Bà Lê Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết: "VinFast đang làm việc thêm với các nhà tư vấn gồm JPMorgan và Deutsche Bank để chuẩn bị cho thương vụ niêm yết tại Mỹ".
Hồi tháng 4, VinFast ra thông báo sẽ xem xét phương án IPO tại Mỹ hoặc sáp nhập với Công ty mua lại với mục đích đặc biệt (SPAC).
Reuters đưa tin rằng giá trị VinFast có thể lên đến 60 tỷ USD, Credit Suisse đã được chỉ định dẫn đầu giao dịch. Đợt IPO VinFast có thể huy động ít nhất 2 tỷ USD trong một thỏa thuận đã được lên kế hoạch cho quý 2/2021.
Kịch bản ưa thích của VinFast là hợp nhất với một SPAC để niêm yết tại Mỹ, Reuters dẫn nguồn tin. Nhưng các cuộc đàm phán với SPAC chưa đạt được nhiều tiến triển về việc đưa ra các đề xuất thỏa thuận, hoặc thời gian cụ thể cho việc niêm yết. Nguyên nhân đến từ sự không chắc chắn xung quanh các quy định về SPAC tại Mỹ.
Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã tăng cường giám sát với SPAC, mô hình nổi lên như một hiện tượng trong hơn một năm qua. Vào tháng 4, một quan chức cho biết SEC đang xem xét hồ sơ và muốn các SPAC công bố thông tin một cách rõ ràng hơn. Cơ quan này cũng lo ngại về vấn đề phí, xung đột lợi ích và thù lao cho nhà tài trợ.
Khi được hỏi về việc chậm trễ niêm yết, bà Lê Thị Thu Thủy cho biết công ty vẫn đang tiến hành các thủ tục cần thiết để niêm yết tại Mỹ, thông tin sẽ được công bố sau.
Credit Suisse và Deustche Bank sắp nhận 59 triệu cổ phiếu VIC
Credit Suisse và Deustche Bank sắp nhận 59 triệu cổ phiếu Vingroup để tất toán khoản vay với giá hoán đổi khoảng 93.000 đồng/cp Đây là giao dịch hoán đổi trái phiếu thành cổ phiếu theo lô phát hành của Vinpearl năm 2018.
CTCP Vinpearl dự kiến sẽ chuyển nhượng gần 59,2 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Vingroup (VIC), tương ứng tỷ lệ 1,72% vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu còn lại mà Vinpearl nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch là hơn 49,7 triệu đơn vị, chiếm 1,44% vốn điều lệ Vingroup. Thời gian giao dịch dự kiến từ 1/6 đến ngày 30/6/2021.
Đây là giao dịch chuyển quyền sở hữu để thực hiện quyền hoán đổi cổ phiếu kèm theo trái phiếu quốc tế phát hành năm 2018 của Vinpearl được UBCKNN chấp thuận.
Năm 2018, Vinpearl đã phát hành 450 triệu USD trái phiếu quốc tế (tương đương khoảng 10.200 tỷ đồng) niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Singapore. Trái phiếu không có tài sản đảm bảo nhưng được bảo đảm bởi Tập đoàn Vingroup (công ty mẹ), có lãi suất cố định 3,5%/năm. Các trái chủ là Credit Suisse (Singapore) và Deutsche Bank AG (HongKong).
Theo điều khoản của trái phiếu này, các trái chủ có quyền hoán đổi trái phiếu thành cổ phần phổ thông của Tập đoàn Vingroup theo mức giá 138.526 đồng/cp, có thể điều chỉnh sau 1, 2, 3, 4 năm sau thời điểm phát hành.
Giữa năm 2020, Vinpearl thực hiện mua lại 209 triệu USD trái phiếu đã phát hành.