Định giá cổ phiếu BMP (Nhựa Bình Minh): khuyến nghị KHẢ QUAN, nâng giá mục tiêu thêm 28%

Công ty Chứng khoán Bản Việt & Rồng Việt

15/03/2024 08:08

Bản Việt duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN và nâng giá mục tiêu thêm 28% lên 119.100 đồng/cổ phiếu cho CTCP Nhựa Bình Minh (BMP). Giá cổ phiếu BMP đã tăng 31% trong 2 tháng qua. 

nhua-bm-181811571-1615099587.png

Cổ phiếu BMP - Nhựa Bình Minh: Lợi nhuận 2021 có thể giảm bởi giá nguyên liệu 

Nâng giá mục tiêu do (1) điều chỉnh tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2024-2028 thêm 19% do kỳ vọng nhu cầu sẽ phục hồi tốt hơn và giả định biên lợi nhuận gộp cao hơn (giá nhựa đầu vào của BMP sẽ phục hồi từ mức thấp trong năm 2023, nhưng sẽ thấp hơn dự phóng trước đó bởi tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nhu cầu yếu từ Trung Quốc); và (2) nâng P/E mục tiêu lên 13,0 lần từ mức 10,9 lần trong dự báo trước đó. 

Nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 thêm 31% lên 991 tỷ đồng (-5% YoY) do điều chỉnh tăng dự báo biên lợi nhuận gộp năm 2024 thêm 529 điểm cơ bản, bù đắp cho mức tăng 148 điểm cơ bản trong tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý (SG&A)/doanh thu. Dự báo tăng trưởng sản lượng bán hàng năm 2024 ở mức 10%.

Cập nhật ngày 9/9/2023: giá tương đối hấp dẫn, FPTS khuyến nghị MUA

FPTS cập nhật định giá Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HSX: BMP) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF với tỷ trọng 50:50. Giá mục tiêu của BMP được xác định là 105.400 VNĐ/cp.

FPTS đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu BMP dựa vào việc cổ phiếu đang được chiết khấu ở mức giá tương đối hấp dẫn và triển vọng kinh doanh khả quan, cụ thể như sau:

• Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh trong năm 2023F, giảm dần trong dài hạn nhưng vẫn đạt mức cao. (Chi tiết) Chúng tôi dự báo giá PVC khu vực Đông Nam Á năm 2023F đạt trung bình 869 USD/tấn (-24,0% YoY) vì (1) nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa ảm đạm trên toàn cầu và (2) chi phí nguyên liệu dầu thô sụt giảm; kỳ vọng giá PVC sẽ phục hồi nhưng không quá mạnh trong 2H2023.

Trong khi đó, giá bán của BMP được ước tính sẽ giữ ở mức cao tới cuối năm 2023 nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn nhờ có hệ thống phân phối lớn và vị thế vững chắc tại miền Nam. Qua đó, biên lợi nhuận gộp 2023F dự phóng tăng mạnh +11,3 đpt YoY, đạt 38,9%.

Trong dài hạn, dù chịu áp lực giảm giá, chúng tôi cho rằng BMP vẫn tạo nên mặt bằng giá bán mới cao hơn giai đoạn trước năm 2021, giúp biên lợi nhuận gộp đạt 30%-32% giai đoạn 2024- 2027F, mở rộng so với quá khứ (2018-2020 đạt trung bình 24%).

• Nhu cầu tiêu thụ ống nhựa ảm đạm trong ngắn hạn, kỳ vọng khởi sắc từ năm 2024 và khả quan trong dài hạn. Với tình trạng ảm đạm của ngành xây dựng, sản lượng tiêu thụ năm 2023F của BMP dự phóng sụt giảm 3,3% YoY.

Sản lượng tiêu thụ sẽ khởi sắc từ năm 2024 theo đà phục hồi của ngành xây dựng và tăng trưởng với CAGR=5,9%/năm giai đoạn 2024-2027F. Trong dài hạn, ngành xây dựng Việt Nam được hỗ trợ bởi các yếu tố như dân số trẻ, tiềm năng đô thị hóa cao, điểm đến hàng đầu cho dòng vốn FDI,…

• Chính sách cổ tức hấp dẫn. BMP có tỷ suất cổ tức cao nhất trong ngành, trung bình đạt 8,4%/năm giai đoạn 2018-2022, cao hơn so với mức trung bình ngành 4,2%. Với triển vọng kết quả kinh doanh khả quan và lượng tiền mặt lớn, chúng tôi kỳ vọng BMP tiếp tục duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn trong thời gian tới.

YẾU TỐ CẦN THEO DÕI: • Diễn biến giá hạt nhựa • Chính sách điều chỉnh giá bán sản phẩm • Tiến độ phục hồi ngành xây dựng

Cập nhật ngày 14/4/2023: triển vọng lợi nhuận ngắn hạn kém tích cực

Bản Việt nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 thêm 8% lên 622 tỷ đồng (-10% YoY) chủ yếu do nâng giả định biên lợi nhuận gộp năm 2023 trong trong khi duy trì dự báo doanh thu. 

BMP đặt kế hoạch LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 là 651 tỷ đồng (-7% YoY), tương đương 105% dự báo hiện tại của chúng tôi.

Bản Việt cho rằng chênh lệch giữa kế hoạch của BMP và dự báo là do BMP có quan điểm lạc quan hơn về nhu cầu trong năm 2023 và công ty cũng kỳ vọng sẽ giành được nhiều thị phần hơn bất chấp bối cảnh ngành xây dựng trong nước gặp nhiều thách thức.

Dù vậy Bản Việt vẫn nâng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 thêm 6% nhờ nỗ lực đẩy mạnh sản xuất và tối ưu hàng tồn kho của BMP ghi nhận kết quả tốt hơn dự kiến.

Cập nhật ngày 1/12/2021: Bản Việt khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho cổ phiếu BMP (Nhựa Bình Minh), giá mục tiêu 61.700 đồng/cp

Công ty Chứng khoán Bản Việt duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) và tăng giá mục tiêu thêm 8% lên 61.700 đồng/CP.

Lý do tăng là do tác động của việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2022 và tỷ lệ WACC thấp hơn, bù đắp cho mức giảm 1% trong dự báo tổng lợi nhuận giai đoạn 2022-2025.

 

Cập nhật ngày 7/3/2021: 2021 biên lợi nhuận có thể giảm do mặt bằng giá nguyên liệu cao

Nhìn lại Q4 2020, sức tiêu thụ vẫn duy trì tốt, nhưng lợi nhuận bắt đầu chịu tác động bởi giá nguyên liệu.

• Sản lượng bán hàng Q4 ước tính đạt tăng 7% so với cùng kỳ, sản lượng cả năm tăng 5% so với cùng kỳ.

• Biên gộp quay trở về mức 22,4%, mức thông thường sau khi vọt lên 31,9% trong Q3 cho thấy giá nguyên liệu trung bình dùng trong quý đã quay trở về mức cao.

• Tính cả năm 2020, biên gộp cải thiện được khoảng 3,8 điểm phần trăm, trong đó tăng giá bán trung bình đóng góp 2,9 điểm phần trăm.

Điều này cho thấy BMP không hưởng lợi quá nhiều từ việc giá nguyên liệu giảm mạnh trong nửa đầu năm. Chúng tôi cho rằng doanh nghiệp đã không tăng tích trữ nguyên liệu vùng giá thấp.

• BMP không có nhiều dư địa để cải thiện hiệu quả hoạt động. Chúng tôi dự phóng biên gộp và biên ròng của BMP trong năm 2021 đạt 24,3% và 9,0%, thấp hơn lần lượt 2,3 và 2,2 điểm phần trăm so với năm 2020.

• Năng lực tiêu thụ của BMP vẫn sẽ duy trì, đảm bảo mức tăng sản lượng 6,7%. LNST được dự phóng ở mức 433 tỷ đồng, -17% YoY do năm 2020 KQKD đột biến, nhưng tăng nhẹ 2% so với năm 2019. Mức lợi nhuận này có thể đảm bảo chính sách cổ tức tiền mặt khoảng 4.000 đồng/CP, tương đương với tỷ suất cổ tức khoảng 6,3% so với giá hiện tại.

Quan điểm và Định giá

BMP vừa trải qua một năm thuận lợi, cổ đông của BMP trong năm 2020 đã nhận tổng cộng 5.800 đồng/CP cổ tức tiền mặt, đây là một trong những lý do chính khiến BMP đã tăng gần gấp đôi kể từ đáy.

Lợi nhuận năm 2021 nhiều khả năng sẽ quay về mức thông thường, tương tự 2018-2019 do mặt bằng giá nguyên liệu cao hơn so với cùng kỳ và tăng chi phí bán hàng. Theo đó, cổ tức tiền mặt cho cổ đông cũng sẽ khó cao đột biến như 2020, mà nhiều khả năng sẽ quay về mức 4.000 đồng. Lợi tức cho các cổ đông vẫn nằm ở mức 6,3% trên giá cổ phiếu hiện tại, và phương pháp chiết khấu dòng cổ tức của chúng tôi dành cho BMP vẫn đưa ra định giá cao.

Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Rồng Việt cũng muốn lưu ý các NĐT điều chỉnh kỳ vọng về lợi nhuận 2021 của doanh nghiệp bởi yếu tố này có thể chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu.

Kết hợp ba phương pháp định giá Chiết khấu dòng cổ tức, FCFF và P/E, Công ty Chứng khoán Rồng Việt xác định giá hợp lý cho BMP ở mức 57.300 đồng/CP, cùng với cổ tức bằng tiền mặt 4.000 đồng dự kiến trong 12 tháng tới. 

Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (BMP)
Ngày 21/12/2007: Khánh thành Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc tại Hưng Yên, thương hiệu Nhựa Bình Minh chính thức tham gia chinh phục thị trường phía Bắc.
2006: Cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn HOSE với mã chứng khoán BMP.
2004: Sau cổ phần hóa, Công ty chính thức hoạt động dưới tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH từ ngày 02/01/2004. Đây là cột mốc cực kỳ quan trọng đánh dấu sự thay đổi cơ bản về cơ chế hoạt động của Công ty, tạo tiền đề cho các phát triển vượt bậc về sau.
Công ty đầu tư thiết bị và mở rộng diện tích Nhà máy 2 lên 50.000m2.
2002: Lần đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm ống HDPE trơn và ống PE gân thành đôi.
Hoàn tất đầu tư kho bãi mở, rộng diện tích Nhà máy 2 lên 30.000m2.
2000: Được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
1999: Khánh thành Nhà máy 2 - diện tích 20.000 m2 tại Bình Dương với trang thiết bị hiện đại của các nước Châu Âu - đánh dấu một bước phát triển về quy mô và năng lực sản xuất của Công ty.1994Đổi tên thành CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ.
Doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước ứng dụng công nghệ tiên tiến Dry Blend để sản xuất ống nhựa uPVC đến đường kính 400mm trực tiếp từ nguyên liệu bột compound.1990Chính thức đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu và logo Nhựa Bình Minh tại Việt Nam.
Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhựa Bình Minh bắt đầu được hình thành.Đổi tên thành XÍ NGHIỆP KHOA HỌC SẢN XUẤT NHỰA BÌNH MINH, là đơn vị Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ.
1986: Nhựa Bình Minh được Quỹ nhi đồng Unicef của Liên Hiệp Quốc Tổ chọn làm đối tác chính thức sản xuất và cung cấp ống nhựa uPVC phục vụ chương trình nước sạch nông thôn của Unicef tại Việt Nam. Thời điểm này mở ra cho Nhựa Bình Minh một nhận thức chiến lược về chuyển đổi cơ cấu sản phẩm của Nhựa Bình Minh sang sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp và kỹ thuật, chủ yếu là ống nhựa và phụ kiện ống nhựa.
1977: NHÀ MÁY CÔNG TƯ HỢP DOANH NHỰA BÌNH MINH được thành lập ngày 16/11/1977 theo mô hình công tư hợp doanh trên cơ sở sáp nhập Công ty Ống Nhựa Hóa Học Việt Nam (KEPIVI) và Công ty Nhựa Kiều Tinh.
Tại thời điểm này, Nhà máy trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất các loại sản phẩm nhựa dân dụng và một số sản phẩm ống kèm phụ kiện ống nhựa.

Công ty Chứng khoán Bản Việt & Rồng Việt
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.