Tiêu thụ thép xây dựng giảm mạnh, giá liên tục giảm

MĂNG GIANG

21/05/2023 08:16

Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, lượng bán hàng thép xây dựng trong tháng 4 đạt hơn 735.000 tấn, giảm 17% so với tháng trước và 15% so với cùng kỳ. Từ năm 2022 đến nay, đây là mức tiêu thụ thấp thứ hai mà thị trường ghi nhận.

sot-datnen2-1618715093.jpeg

 

Tiêu thụ kém khiến sản xuất thép xây dựng cũng đình trệ hơn. Trong tháng 4, cả nước sản xuất hơn 710.000 tấn, giảm 22% so với tháng trước và 37% so với cùng kỳ. Đây là con số thấp nhất từ năm 2022 đến nay.

Kết quả kinh doanh trong tháng 4 của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) - doanh nghiệp nắm khoảng một phần ba thị phần thép xây dựng cả nước, cũng cho thấy tình trạng tương tự. Theo ban lãnh đạo HPG, nhu cầu thép xây dựng tại Việt Nam và thế giới vẫn ở mức thấp. Đây là nguyên nhân khiến sản phẩm này của Hòa Phát chỉ đạt hơn 214.000 tấn, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng, HPG bán hơn một triệu tấn thép xây dựng, giảm 34%.

Nhu cầu giảm khiến các doanh nghiệp liên tục điều chỉnh giá bán thép. Hôm 19/5, Hòa Phát tiếp tục hạ giá thép thanh vằn D10 CB300 thêm 200.000 đồng về 15,09 triệu đồng một tấn. Mức giảm 150.000-250.000 đồng mỗi tấn cũng được các hãng Việt Ý, Việt Đức, Thép Miền Nam, Việt Nhật, Pomina, Tung Ho... áp dụng.

Như vậy, từ đầu tháng 4 tới nay, giá thép đã có 6 lần giảm giá đồng loạt. Hiện giá hai loại thép phổ biến CB240 và D10 CB300 đang về quanh mức 15 triệu đồng một tấn. Mặt bằng giá này tương đương mức nền hồi tháng 10 năm ngoái - thời điểm nhu cầu tiêu thụ thép bắt đầu suy thoái mạnh.

Giá thép đảo chiều giảm mạnh từ giai đoạn cuối tháng 4. Trong khi đó, nguyên liệu đầu vào sau đợt tăng giá mạnh đã cho thấy sự hạ nhiệt, quặng sắt và thép phế trở lại vùng giá thấp của năm 2020, than cốc cũng giảm trong bối cảnh giá các năng lượng sụt dần. Thời gian tới, áp lực hạ giá thép vẫn còn lớn khi triển vọng nhu cầu ảm đạm do lãi suất cao.

Thị trường xây dựng dân dụng bị tác động tiêu cực bởi sự sụt giảm nguồn cung tiềm năng từ các chủ đầu tư và nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân suy yếu trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lãi suất vẫn ở mức khá cao. Trước tình trạng trên, nguồn cung tiềm năng trong tương lai giảm mạnh trong quý I, về mức thấp trong nhiều năm, phần nào thể hiện sự khó khăn trong nhu cầu tiêu thụ thép trong các quý tiếp theo.

Triển vọng ngành thép trong nước có thể tương đồng với dự báo trên thị trường quốc tế. Theo Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), nhu cầu trong năm 2023 sẽ phục hồi 2,3% đạt hơn 1.820 tỷ tấn và 1,7% tương đương hơn 1.850 tỷ tấn vào năm 2024. Đơn vị này lưu ý rằng, sản xuất dự kiến dẫn đầu sự phục hồi, nhưng lãi suất cao vẫn tiếp tục ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ thép.

Cập nhật ngày 11/5/2021: Sẽ có chính sách 'trị' sốt đất, cắt cơn sốt thép

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành giám sát, xử lý nghiêm hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin để đầu cơ, đẩy giá bất động sản.

Phó thủ tướng: Xử nghiêm việc lợi dụng thông tin 'thổi' giá đất

Tại cuộc họp với các bộ, ngành về điều hành giá, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Xây dựng tham mưu, cùng các địa phương có hình thức xử nghiêm với các hành vi, đối tượng môi giới lợi dụng thông tin quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án... rồi đẩy giá đất lên cao, thu lợi bất chính.

Ngoài Bộ Xây dựng, để "trị" những cơn sốt đất, lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Tài nguyên & Môi trường thanh, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và xử lý các hành vi sử dụng đất không đúng quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

Bộ này cũng được giao chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất.

Ba tháng đầu năm, giá đất tại một số vùng ven Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai... tăng nóng. Đến cuối tháng 4, sốt đất bắt đầu hạ nhiệt, thị trường bình ổn trở lại sau khi các địa phương công khai thông tin quy hoạch, chủ trương đầu tư các dự án lớn.

Ngoài ra, "hàng hoá" cho thị trường bất động sản hiện mất cân đối về cơ cấu sản phẩm. Nguồn cung một số phân khúc như nhà ở thương mại giá thấp rất ít, tập trung ở các khu vực xa trung tâm trong khi phân khúc cao cấp lại dồi dào... Trước thực tế này, Phó thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, trình Chính phủ chính sách để tăng nguồn cung cho thị trường, nhất là khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp.

Sẽ cắt cơn sốt thép

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương có biện pháp thúc đẩy, tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thép thành phẩm trong nước. Bộ này cũng cần đưa ra giải pháp điều chỉnh mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường trong nước, thông qua cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm.

Tăng sản lượng sản xuất các sản phẩm thép cũng là khuyến nghị của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) gửi tới các doanh nghiệp hội viên. Bốn tháng đầu năm sản lượng sản xuất thép thô tăng 17,4%, thép cán tăng gần 62% so với cùng kỳ.

VSA đề nghị các doanh nghiệp tổ chức lại hệ thống phân phối để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng nhu cầu thị trường. "Các doanh nghiệp nên tiết giảm chi phí sản xuất, bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn giá trên thị trường", VSA đề nghị.

Về nguồn nguyên liệu sản xuất, hiệp hội này đề nghị các doanh nghiệp nên ưu tiên nguyên liệu, thép thô trong nước, thay vì nhập khẩu giá cao. VSA dự báo, cầu về thép trong nước trong tháng 5 vẫn tốt, nhưng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng sẽ lớn hơn. Giá bán thép vẫn tiếp đà tăng khi giá nguyên liệu thế giới chưa có dấu hiệu dừng.

Trước đó, giải thích về việc giá thép tăng phi mã, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào thế giới. Gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên toàn cầu. Chưa kể, ảnh hưởng của Covid-19 nên thời gian giao hàng kéo dài... đẩy giá thép trong nước tăng cao.

Dự kiến năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiệu loại nguyên liệu để sản xuất thép, như hơn 18 triệu tấn quặng sắt cho các lò cao; thép phế liệu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn cho các lò điện; than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn...

Sốt đất hạ nhiệt

Theo Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên & Môi trường, những nơi giá đất tăng nóng thời gian qua là vùng ven Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Dương...

Tuy nhiên, cơn sốt bắt đầu hạ nhiệt. Giá đất tại 5 huyện ven Sài Gòn gồm: Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ đều có xu hướng đi ngang trong 4 tuần qua sau khi tăng 3-20% trong quý I.

Giữa tháng 4, các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh xuất hiện một vài giao dịch có giá nhỉnh hơn so với cuối tháng 3 nhưng không đáng kể, chưa thể đại diện cho toàn thị trường. Đa số giá chào bán vẫn neo cao, ít ghi nhận giao dịch ở mặt bằng giá mới trên diện rộng đồng thời chưa xuất hiện tình trạng giảm giá nào. Trong khi đó, hiện giá đất nền tại Long An, Bình Dương, Đồng Nai đi ngang so với cuối tháng 3.

Giao dịch ở Đồng Nai chủ yếu là nhà liền thổ trong khi Long An và Bình Dương ghi nhận giao dịch đất nền nhiều hơn. Các địa phương này ghi nhận một số giao dịch có giá chào bán thứ cấp giảm nhẹ 2-3% so với cuối năm 2020 với trường hợp thanh toán nhanh bằng tiền mặt nhưng không phổ biến.

Tại Bình Phước, cơn sốt đất ở gần sân bay Técníc Hớn Quản diễn ra hồi cuối tháng 2 đầu tháng 3 cũng nhanh chóng hạ nhiệt khoảng 1-2 tuần sau đó. Cảnh tượng ô tô đậu kín hai bên đường kéo dài hàng trăm mét trước cổng khu du lịch Thác số 4 chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, sau đó hạ nhiệt hoàn toàn.

Trong tháng 4/2021, giao dịch đặt cọc nền đất trên địa bàn này đã yên ắng, có nhiều cò địa phương chào bán nền đất với giá giảm 30-40% so với khi sốt đất (tăng gấp 4-5 lần) nhưng thị trường không còn cảnh náo nhiệt đặt cọc như cách đây hơn một tháng. Thị trường đất nền và các tài sản gắn liền với đất ở các thủ phủ du lịch biển Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết, Khánh Hòa, Đà Nẵng cũng không có nhiều biến động về giá trong tháng 4.

Tại miền Bắc, giá đất nền của các vùng quanh Hà Nội và các địa phương lân cận cũng trong trạng thái tương tự. Người dân cũng thận trọng hơn khi đầu tư vào đất.

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam giải thích, nhờ các động thái can thiệp của nhà nước, thị trường đã bình ổn trở lại. Để hạn chế sốt đất, cơ quan quản lý đã siết tín dụng bất động sản, thanh kiểm tra việc sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sự dụng đất ruộng, đất rừng... Các tỉnh thành cũng có có xu hướng giám sát các biến động giá giao dịch đất đai khi bị đặt vấn đề quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương nếu đất tăng nóng.

"Khi nhà nước quản lý chặt và đưa ra các cảnh báo, nhà đầu tư cũng bắt đầu bình tĩnh khiến thị trường giảm nhiệt hơn", ông Đính nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, dù thị trường bất động sản giảm nhiệt, hiện tượng cắt lỗ mạnh, bán tháo sẽ không xảy ra và cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi ngang trong hai quý tới.

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.