Định giá hiện tại của LPB là khá cao với P/B dự phóng năm 2024 là 1,77 lần. LPB hiện đang giao dịch ở mức cao hơn 47,5% so với trung vị của các công ty cùng ngành, và cao gần hai độ lệch chuẩn so với P/B trung bình 7 năm của công ty.
Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu là do (1) tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu đến giữa năm 2025 và (2) dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng tăng 2,7% trong giai đoạn 2024-2028 (thay đổi tương lần lượt 24 %/2%/-1%/-2%/-2% trong năm 2024/25/26/27/28).
Thành viên cập nhật ngày 29/6/2022: giá mục tiêu 20.700 đồng/cp
VNDirect duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 20.700 đồng/cp sau khi điều chỉnh P/B 2022 và điều chỉnh LN ròng giai đoạn 2022-2023.
Kết quả kinh doanh LPB (Ngân hàng Liên Việt): quý 2/2022 lợi nhuận tăng vọt 94% nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và thu nhập từ hoạt động chứng khoán. Song song đó, chất lượng tài sản đang được cải thiện.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm về 1,4% cuối Q2/22 từ mức 1,42% cuối Q1/22, nhưng vẫn cao hơn mức 1,37% cuối Q4/21. LPB xóa nợ 243 tỷ đồng trong 6T22, giúp tỷ lệ xóa nợ đạt 0,1% – thấp hơn mức 0,2% trong 6T21. LPB cũng tăng cường trích lập dự phòng 54,1% svck, giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) lên 121,3% cuối Q2/22 – cao nhất từ trước đến nay. Chúng tôi nâng lợi nhuận ròng giai đoạn 2022-2023 lên 35,9%/14,9%
Chúng tôi nâng NIM từ mức 3,3%/3,3% lên 3,5%/3,4% giai đoạn 2022-2023 nhưng hạ tăng trưởng cho vay từ 18% xuống 11,5%/12,5% nhằm phản ánh việc điều chỉnh tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước tháng 9 vừa qua. Chúng tôi cũng tăng thu nhập ngoài lãi lên 69,9% năm 2022 phản ánh khoản thu nhập bất thường trong Q2/22. Về mặt chi phí, chúng tôi hạ CIR xuống 45% từ mức 50% khi LPB đã quản lý chi phí hiệu quả trong 6T22. Chi phí dự phòng tăng lên 94,9%/61,1% do chúng tôi lo ngại về nợ xấu khi thông tư 14/2021 hết hiệu lực. Kết quả, lợi nhuận ròng tăng 35,9%/14,9% giai đoạn 2022-2023 so với dự báo cũ.
VNDirect Giữ khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 20.700 đồng/cp khi thay đổi LN ròng 2022-2023 nhưng hạ P/B mục tiêu từ 1,6 lần xuống 1,5 lần nhằm phản ánh bối cảnh tín dụng bị thắt chặt. Rủi ro giảm giá bao gồm lạm phát và nợ xấu cao hơn dự kiến. Tiềm năng tăng giá là khả năng phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược
Cập nhật ngày 25/2/2021: giá mục tiêu tăng lên 15.900 đồng/cp
Thu nhập lãi thuần Q4/20 (NII) tăng 28% svck nhờ tăng trưởng cho vay tăng 26% svck, cao thứ hai trong các NH niêm yết trên HOSE, chủ yếu gồm cho vay cá nhân và doanh nghiệp cổ phần. Thu nhập ngoài lãi (non-II) Q4/20 tăng gần gấp đôi do thu nhập phí thuần tăng (+39% svck) và lãi 138 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán. Do đó, lợi nhuận sau thuế Q4/2020 của LPB tăng 61% svck, đạt 466 tỷ.
Chất lượng tài sản cải thiện nhẹ
Trong năm 2020, ngân hàng đã tăng chi phí dự phòng lên 700 tỷ đồng (+ 61% svck). Do đó, tỷ lệ nợ xấu (NPL) được quản lý tốt ở mức 1,4% vào cuối Quý 4 2020, thấp hơn mức 1,65% trong cả năm 2020.
Khoản vay nhóm 2 của LPB cũng giảm 13,5% xuống 1.316 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay cải thiện nhẹ từ 85% vào cuối năm 2019 lên 90% vào cuối năm 2020.
Kỳ vọng EPS tăng trưởng kép 24% trong giai đoạn 2021-2023
Chúng tôi dự phóng LN ròng tăng bình quân 24%/năm trong 2021-2023, do thu nhập lãi tăng trưởng kép 18%, nhờ tăng trưởng kép cho vay đạt 15% và NIM tăng 19 điểm cơ bản.
Chúng tôi dự phóng CAGR thu nhập ngoài lãi đạt 18%/năm, bao gồm 20% CAGR từ thu nhập phí trong 2021-2023 nhờ dịch vụ thanh toán và bancassurance.
Về bảng cân đối kế toán, chúng tôi dự phóng tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro cho vay sẽ duy trì ở mức 1,6-1,7% và 83% trong năm 2021-23.
Duy trì đánh giá Trung lập với giá mục tiêu tăng lên 15.900 đồng/cp
Giá mục tiêu mới của chúng tôi dựa trên tỷ trọng tương đương của định giá thu nhập thặng dư (chi phí vốn:15%; tăng trưởng dài hạn: 3,0%) và P/BV mục tiêu năm 2021 tăng lên từ 0,8 lần lên 1,0 lần để phản ánh triển vọng mạnh mẽ trong ngành ngân hàng.
Do đó, giá mục tiêu của chúng tôi tăng 21,3% đạt 15.900 đồng/cp (trước đó là 13.100 đồng/cp). Do đó chúng tôi duy trì đánh giá Trung lập đối với LPB do giá hiện tại tương đồng với giá trị hợp lý.
Tiềm năng tăng giá từ thành công của đợt phát hành riêng lẻ cho nhà đẩu tư nước ngoài. Rủi ro giảm giá bao gồm NIM thấp hơn dự kiến hoặc chi phí tín dụng cao hơn dự kiến.