Khối ngoại bán ròng hơn 2 tỷ USD từ đầu năm - Cảnh báo, Tây thường đi trước khá sớm để tránh sóng thần!

CHIỀU THU

05/10/2021 11:26

Khối ngoại bán ròng, lực đỡ của thị trường chủ yếu đến từ nhà đầu tư nội.

Khối ngoại bán ròng hơn 2 tỷ USD từ đầu năm

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa có báo cáo về thị trường chứng khoán tháng 9. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng, VN-Index đạt 1.342 điểm, tăng 0,8% so với tháng trước, tăng hơn 21% so với đầu năm. VN30-Index đạt 1.453,76 điểm, tăng gần 36%.

Các chỉ số ngành tăng cao trong tháng 9, theo HoSE, gồm hàng tiêu dùng (tăng 11,84%), năng lượng (tăng 8,82%) và nguyên vật liệu (tăng 5,76%). Các ngành sụt giảm gồm có bất động sản (giảm 2,8%) và chăm sóc sức khỏe (giảm 9%).

Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 9 với giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt 20.898 tỷ đồng và 710,18 triệu cổ phiếu, giảm 9,28% về giá trị và tăng 0,97% về khối lượng so với tháng trước.

Tính chung 9 tháng đầu năm, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 19.543 tỷ đồng, với khối lượng giao dịch hơn 682 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng gần 295% về giá trị và tăng 138% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, lực đỡ của thị trường chủ yếu đến từ nhà đầu tư nội. Trong 9 tháng, tổng giá trị và khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài lần lượt đạt 592.308 tỷ đồng và 12,6 tỷ cổ phiếu. Trong đó, khối ngoại đã bán ròng gần 44.680 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 9, HoSE có 488 mã chứng khoán giao dịch, gồm 401 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ đóng, 7 chứng chỉ quỹ ETF, 57 mã chứng quyền có bảo đảm và 21 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 111,3 tỷ cổ phiếu, với giá trị vốn hóa hơn 5,13 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 81,6% GDP.

Xét về quy mô, HoSE ghi nhận 39 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 4 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm Tập đoàn Vingroup (VIC), Vietcombank (VCB), Vinhomes (VHM) và Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Cập nhật tháng 7/2021: Sau khi khối ngoại xuống tàu, cổ phiếu HPG tăng 71%, CTG tăng 48%, VPB tăng 105%, MBB tăng 78%

Trong báo cáo mới công bố, ông Matthew Smith – Giám đốc nghiên cứu Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) nhận định, tốc độ bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng so với đầu năm khi 70% phiên giao dịch có giá trị bán lớn hơn mua.

Tính đến giữa tháng 6, khối ngoại bán ròng 1,4 tỷ USD và cao hơn 67% so với tổng giá trị bán ròng năm ngoái. Trong đó, Nhà đầu tư ngoại ồ ạt rút vốn khỏi HPG, VNM và VPB

Ông Matthew Smith cho rằng điều đáng mừng là Việt Nam không phải quốc gia quy nhất bị khối ngoại bán tháo bởi mối lo ngại về dịch bệnh, lạm phát trên toàn cầu. Điều này thể hiện qua ví dụ về giá trị bán ròng trong tháng 5 của các thị trường châu Á gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ là 12 tỷ USD nhưng Việt Nam chỉ chiếm 4% trong số đó.

Tuy nhiên, vấn đề là khối ngoại lại bán những cổ phiếu tốt. Bốn trong số năm cổ phiếu mà khối ngoại bán ròng nhiều nhất đều có diễn biến giá khả quan như HPG tăng 71%, CTG tăng 48%, VPB tăng 105% và MBB tăng 78%. Giá trị bán ròng của bốn mã xấp xỉ 1,03 tỷ USD, tương đương 77% tổng giá trị bán ròng trên cả ba sàn giao dịch.

"Đây có thể là một sự kết hợp giữa hoạt động chốt lời và tái cơ cấu danh mục đầu tư khi tỷ trọng các mã cổ phiếu tăng trưởng cao hơn mức tối đa", chuyên gia của Yuanta Việt Nam nói.

Những cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng lớn nhất từ đầu năm (đơn vị: triệu USD). Ảnh: YSVN.

Những cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng lớn nhất từ đầu năm (đơn vị: triệu USD). Ảnh: YSVN.

VNM xếp thứ hai trong số năm mã bị bán ròng nhiều nhất với 271 triệu USD, chiếm 20% tổng giá trị bán ròng toàn thị trường, nhưng ông Matthew Smith gọi đây là một trường hợp đặc biệt. Lý do là nhà đầu tư đang bán tháo VNM khi mã này giảm đến 14% so với đầu năm, chứ không phải hành động "bán cổ phiếu tốt" kể trên.

Theo chuyên gia này, VNM trước đây được xem là một khoản đầu tư tuyệt vời cho những nhà đầu tư nắm giữ dài hạn trong những năm vừa qua. Điều này giúp VNM trở thành cổ phiếu cần phải có đối với các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường mới nổi và họ cũng chưa từng bán ròng mã này. Tuy nhiên, công ty hiện không còn dư địa để tăng trưởng bên trong lẫn bên ngoài.  Từ đầu năm tới nay, ai lên tàu VPB và HPG thắng lớn, bỏ rơi cổ đông VNM buồn bã dưới sân ga.

"Việc nhà đầu tư tổ chức đã bán một lượng lớn cổ phiếu VNM mà họ nắm giữ, cộng thêm việc mã này không nhận được sự hỗ trợ từ nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng khá khiêm tốn là nguyên nhân giải thích tại sao giá VNM giảm so với đầu năm", ông nói.

Dự đoán về xu hướng dòng tiền của khối ngoại trong thời gian tới, người đứng đầu bộ phân nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, tình trạng bán ròng sẽ không kéo dài. Nguyên nhân là do câu chuyện vĩ mô tích cực và tiềm năng thị trường tăng trưởng mạnh sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài quay lại.

Tác động của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ít hơn trong thời gian qua, thể hiện qua việc bán tháo xảy ra nhưng đà tăng giá vẫn chưa chững lại. Các nhà đầu tư trong nước đang là nhân tố chính chi phối thị trường. Dòng tiền nội dồi dào có thể đẩy thanh khoản thị trường lên nhiều hơn trong nửa cuối năm, kéo theo biến động về chỉ số cũng lớn hơn.

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.