Đánh giá cổ phiếu LPB: khuyến nghị Khả quan, giá mục tiêu 19.100 đồng/cp

VNDirect & Funans

01/08/2023 16:06

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã LPB) là một trong số Ngân hàng Thương mại có tỷ lệ CASA thấp nhất trong ngành, ít sự chống chịu khi lãi suất tăng mạnh.

lpb1-1620809100.jpeg

LienVietPostBank LPB 

Trong Q2/23, tổng thu nhập HĐKD của LPB chỉ đạt 2.886 tỷ đồng, giảm 23% svck, ảnh hưởng bởi 20% giảm từ thu nhập lãi và 40% sụt giảm từ thu nhập ngoài lãi. Cụ thể, chi phí vốn của LPB tăng mạnh 2,8 điểm % svck và 82 điểm cơ bản sv quý trước lên 7,3% dưới tác động của môi trường lãi suất tăng cao.

Lưu ý thêm là LPB là một trong số các NHTM có tỷ lệ CASA thấp nhất trong ngành, khiến NH có ít sự chống chịu khi lãi suất tăng mạnh. Trong khi đó, lợi suất tài sản của LPB chỉ cải thiện được 1,19 điểm % svck và 29 điểm cơ bản sv quý trước lên 9,6%, từ đó làm NIM sụt giảm xuống 3% từ 4,3% trong Q2/22.

Thu nhập ngoài lãi giảm 40% svck khi không còn sự đóng góp của thu nhập đột biến 356 tỷ đồng từ chứng khoán đầu tư trong Q2/22, cộng hưởng lên 23% sụt giảm của tổng thu nhập HĐKD trong Q2/23.

Trong bối cảnh các NHTM khác đang thực hiện cắt giảm tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp khó khăn, CIR của LPB tăng mạnh lên 51% từ 36% trong Q2/22. Tuy nhiên, không kỳ vọng NH duy trì tại mức này trong nửa cuối năm khi NH đã mạnh mẽ thực hiện cắt giảm nhân sự 11% sv đầu năm trong 6T23.

Trong khi đó, chi phí dự phòng Q2/23 giảm 17,5% svck, hoàn thành 31% dự phóng chi phí dự phòng cả năm của chúng tôi. Do đó, chất lượng tài sản NH đã có sự suy giảm khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,2% từ 1,5% tại cuối năm ngoái và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 142% cuối 2022 còn 78%. Tổng lại tất cả, LN ròng của NH trong Q2/23 sụt giảm 51% svck còn 708 tỷ đồng

Giữ quan điểm tích cực cho LN ròng LPB nửa cuối 2023

VNDirect duy trì quan điểm LPB sẽ đạt được KQKD tốt hơn trong nửa cuối năm nay nhờ i) 2 lần cắt giảm lãi suất điều hành sẽ hoàn toàn hiệu lực trong nửa cuối 2023 ii) chi phí hoạt động giảm nhờ chính sách cắt giảm nhân sự mạnh mẽ trong 6T23 và iii) giảm áp lực trích lập dự phòng nhờ TT02 cho phép cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Cho năm 2023, kỳ vọng NH có thể đạt được mức LN ròng ~4.500 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% svck.

Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 19.100đ/cp

VNDirect hạ chi phí vốn từ 15% xuống 13,5% để phản ánh chi phí rủi ro và phần bù rủi ro thấp hơn nhờ CDS Việt Nam cải thiện sv đầu năm. Do đó, giá mục tiêu tăng thêm 9,2% lên 19.100đ/cp (giá mục tiêu cũ: 17.400đ/cp).

Tiềm năng tăng giá gồm (1) NIM cao hơn kỳ vọng và (2) phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Rủi ro giảm giá bao gồm (1) tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến và (2) dự phòng nợ xấu cao hơn dự kiến.

Cập nhật ngày 12/5/2021: Nợ xấu thấp, tăng trưởng cao, P/E hấp dẫn

Kết thúc quý 1/2021, LPB đã công bố KQKD quý 1 đạt 1,112 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 84% so với cùng kỳ năm trước.

LPB đã lên kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động trên phạm vi rộng hơn trên cả nước (cụ thể là ở cấp huyện dù Ngân hàng đã phủ sóng trên cả 63 tỉnh thành trên cả nước). Trong năm 2021, LPB lên kế hoạch sẽ nâng cấp thêm 120 PGD bưu điện, nâng tổng số điểm giao dịch của LPB lên 676 điểm.

Mục đích để tăng trưởng doanh số mảng bán lẻ và cung cấp các dịch vụ khác của Ngân hàng đồng thời tăng trưởng tín dụng theo định hướng bán lẻ khi khai thác hiệu quả hệ thống mạng lưới rộng lớn để đẩy mạnh phát triển khách hàng bán lẻ, chú trọng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Chính Phủ và NHNN.

Mục tiêu tăng vốn điều lệ năm 2021 của LPB thêm 4,957 tỷ đồng nâng mức vốn điều lệ lên 15,703 tỷ đồng. Việc tăng vốn được tiền hành thông qua 3 hình thức: Phát hành 129 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 12%; Phát hành riêng lẻ 66.7 triệu cổ phiếu cho NĐT nước ngoài; Phát hành 265 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; Phát hành 35 triệu cổ phiếu ESOP.

Biến động nhân sự cấp cao

Bầu ông Nguyễn Đức Thụy làm Phó Chủ tịch HĐQT. Ông được đề cử tham gia HĐQT trong nhiệm kỳ 2018-2023, theo đánh giá của LPB ông Thụy có nhiều kinh nghiệm, mối quan hệ và tầm nhìn chiến lược dài hạn cùng với việc nắm giữ chức danh chủ tịch, chức danh lớn tại các doanh nghiệp,…

Các doanh nghiệp do ông Thụy lãnh đạo có hệ thống khách hàng rộng khắp và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên sẽ có nhu cầu rất lớn về các dịch vụ tài chính – ngân hàng. HĐQT của LPB cũng hi vọng vì lý do này sẽ là động cơ làm tăng trưởng doanh số của LPB trong tương lai.

Các cổ đông trong cuộc họp ĐHCĐ cũng kỳ vọng với tầm nhìn dài hạn của BLĐ hiện tại cũng như khả năng dẫn dắt của ông Thụy sẽ đưa giá cổ phiếu LPB ngang với mức giá của MBB (giá 30,250 tại giá đóng cửa 28/4).

Vào cuối năm 2020 tổng tài sản đạt 242.343 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2019; • Chất lượng tài sản của LPB liên tục được nâng cao trong năm 2020 được thể hiện qua việc tất toán toàn bộ dư nợ trái phiếu VAMC, tỷ lệ nợ xấu giảm giảm xuống mức 1.43%;

Công tác huy động nguồn vốn trong năm 2020 tăng trưởng ổn định và hiệu quả qua nhiều kênh (thị trường 1, huy động tại quầy, huy động online, …); • Việc cho vay thị trường 1 tăng 25,65% so với cùng kỳ năm trước, các hoạt động tăng trưởng tín dụng, thu dịch vụ tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận đạt mức cao nhất trong 13 năm hoạt động, hoàn thành 143% kế hoạch và tăng 19% so với năm 2019;

Cũng trong năm 2020 LPB đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 10,746 tỷ đồng bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019. Kế hoạch năm 2021: • Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 32%; • LPB dự kiến tổng tài sản tính đến cuối năm 2021 đạt 282,600 tỷ đồng, tăng 17%; • Tín dụng thị trường 1 ước tính sẽ tăng 20% ước đạt 213,020 tỷ nếu được NHNN phê duyệt;

Huy động thị trường 1 tăng 15% dự kiến ở mức 237,770 tỷ đồng; • Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 10%.

Định giá LPB

Theo đánh giá của chúng tôi LPB hiện đang có P/E thấp hơn các doanh nghiệp có vốn hoá tương đương cùng ngành, tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp và tăng trưởng cao (4 quý gần nhất) so với mặt bằng chung của tất cả các Ngân hàng khác.

Với mức tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng trong năm 2021 cùng chỉ số P/E của các cổ phiếu vốn hoá tương đương cùng ngành để tính toán cho giá trị hợp lý của LPB.

Vào ngày 10/05/2021 LPB đã được Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh vào danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, đây là một yếu tố khác kích thích dòng tiền chảy vào cổ phiếu.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã LPB)

LPB tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.

Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chính thức trở thành Cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Hiện nay, với số vốn điều lệ hơn 12.385 tỷ đồng và mạng lưới phủ khắp toàn quốc, LienVietPostBank là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

VNDirect & Funans
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.