Cập nhật cổ phiếu VIB: lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 35% bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng

HỒNG MƠ

15/03/2023 15:08

vib-1616594318.jpeg

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). 

 


Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 15/3, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 20,36%, đạt 25.368 tỷ đồng. Đại hội đồng cổ đông cũng đồng thuận với kế hoạch chia 35% cổ tức với mức tối đa 15% cổ tức tiền mặt, 20% cổ phiếu thưởng.

Tại sự kiện, kế hoạch kinh doanh năm 2023 gồm tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn và lợi nhuận cũng được thông qua. Trong đó, lợi nhuận trước thuế tăng 15,3%, đạt 12.200 tỷ đồng, tổng tài sản tăng 25% đạt 428.500 tỷ đồng. Huy động vốn dự kiến tăng 26,2%. Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Tại hội nghị, cổ đông đã bỏ phiếu bầu cử hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ IX (2023 - 2027). Trong đó, 5 thành viên hội đồng quản trị (có một thành viên độc lập) và 2 thành viên ban kiểm soát.

Theo báo cáo của hội đồng quản trị tại đại hội, trong 6 năm đầu của lộ trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB ghi nhận tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu. Lợi nhuận của nhà băng đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 57% một năm trong suốt giai đoạn qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 30% nhiều năm liên tiếp.

Theo báo cáo của hội đồng quản trị, VIB là một trong những nhà băng có tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trên tổng dư nợ ở nhóm thấp nhất ngành, chiếm 0,8% tổng dư nợ.

Cập nhật ngày 8/11/2021: lãnh đạo dự kiến tăng trưởng mạnh trong quý 4/2021 

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB) vừa tổ chức buổi trao đổi trực tuyến với các nhà đầu tư, chuyên gia tài chính nhằm về kết quả kinh doanh quý III và chiến lược hoạt động cho quý IV.

Theo ông Hoàng Linh - Phó giám đốc Tài chính VIB - thì các chỉ tiêu NII và NIM của VIB, dự kiến tăng trưởng mạnh trong quý IV, khi phần lớn khách hàng được cơ cấu nợ có kế hoạch hoàn trả sớm hơn so với phương án hỗ trợ.

"Các khoản vay hợp vốn trên thị trường quốc tế với giá trị lớn, lãi suất và kỳ hạn hấp dẫn sẽ là nguồn lực quan trọng giúp VIB sẵn sàng hỗ trợ mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu khách hàng và tối ưu hóa biên lợi nhuận trong giai đoạn tăng trưởng tiềm năng", ông Linh cho biết thêm.

Ông Hà Hoàng Dũng - Giám đốc Quản trị rủi ro và Tuân thủ VIB cho biết, với khẩu vị rủi ro thận trọng, ngân hàng luôn cân bằng giữa yếu tố tăng trưởng và chất lượng danh mục, đảm bảo chất lượng tín dụng từ đầu nguồn. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng trong quý III ở mức 1,57% tăng nhẹ so với quý II, nhưng vẫn thấp hơn mức 1,76% cùng kỳ năm trước.

"Kết quả này là nhờ danh mục tập trung đến 90% vào bán lẻ, giúp rủi ro được phân tán, trong đó tỷ trọng danh mục có tài sản đảm bảo lên đến gần 95%. Danh mục của VIB không bị ảnh hưởng nặng bởi các ngành chịu tác động nặng nề từ covid như hàng không, bất động sản dự án", ông Dũng giải thích.

Bà Trần Thu Hương - Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc Khối ngân hàng Bán lẻ của VIB, cho biết, ngân hàng bán lẻ vẫn sẽ là động lực chính cho hoạt động kinh doanh của VIB, và là đóng góp then chốt của VIB cho thị trường tài chính Việt Nam.

 

"Chúng tôi đã vượt qua những thách thức từ đại dịch và đã có chiến lược tận dụng các cơ hội từ điều kiện bình thường mới để tạo bứt phá tăng trưởng ngay trong quý IV này, với lợi nhuận dự kiến quý IV của ngân hàng sẽ đạt mức vô cùng ấn tượng. Mục tiêu của chúng tôi tiếp tục là ngân hàng bán lẻ hàng đầu về quy mô và chất lượng, tiếp tục nằm trong top các ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam", đại diện VIB nhấn mạnh.

Cập nhật ĐHCĐ thường niên tổ chức ngày 24/03/2021 

Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ thường niên tổ chức ngày 24/03/2021 của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).

Chương trình chính của đại hội bao gồm đề xuất kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng (443,7 triệu cổ phiếu – 40% tổng cổ phiếu lưu hành) và kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới (tối đa 46,6 triệu cổ phiếu mới – chiếm 3% cổ phiếu lưu hành sau khi phát hành cổ phiếu thưởng)

Kế hoạch 2021 bao gồm tăng trưởng tín dụng đạt 31.0% YoY, tăng trưởng huy động (bao gồm tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá) 31,2% YoY, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%, và LNTT 7,5 nghìn tỷ đồng (+29,4% YoY). Tỷ lệ ROE và ROA kế hoạch 2021 đạt lần lượt là 28,4% và 2,2%.

Ngân hàng không đề xuất cổ tức tiền mặt cho năm 2020, cũng như kế hoạch ESOP tại ĐHCĐ.

Công ty Chứng khoán Bản Việt khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN dành cho VIB với giá mục tiêu 35.700 đồng/CP.

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Quốc Tế Việt Nam (VIB)

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Quốc Tế Việt Nam thành lập ngày 18/9/1996, bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên.

Đến ngày 31/12/2020, vốn điều lệ đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 17.972 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 244.000 tỷ đồng.

VIB hiện có hơn 9.400 cán bộ nhân viên phục vụ gần 3 triệu khách hàng tại 165 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.

Kiên định với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về quy mô và chất lượng, VIB hiện có tỷ trọng bán lẻ thuộc top đầu ngành với gần 90% danh mục tín dụng và dẫn đầu thị phần trong nhiều mảng như cho vay mua nhà, mua ôtô, thẻ tín dụng...

Mảng thẻ tín dụng ghi nhận sự ra mắt của các dòng thẻ dẫn đầu xu thế. Chi tiêu của khách hàng qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng khoảng 9 lần, từ gần 9.000 tỷ đồng năm 2018 lên đến mức 75.000 tỷ đồng năm 2022, đồng thời đứng đầu thị phần MasterCard tại Việt Nam.

Các gói tài khoản Sapphire cùng ứng dụng ngân hàng số MyVIB 2.0 là những sản phẩm, dịch vụ nổi bật góp phần giúp VIB tăng 1 triệu khách hàng mới, chạm mốc 4 triệu sớm hơn dự kiến. Tỷ lệ giao dịch trên nền tảng số năm qua đạt hơn 130 triệu lượt, tăng 73% so với năm 2021, tăng 26 lần sau 5 năm và chiếm đến 93% tổng lượng giao dịch bán lẻ.

Báo cáo phân tích, đánh giá độc lập của Moody’s và Credit Suisse phát hành đầu năm 2023 cho biết, VIB là ngân hàng có bảng cân đối tài sản vững mạnh, trong đó, tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cho vay đầu tư bất động sản trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp.

Trong giai đoạn tiếp theo, VIB đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong về nền tảng quản trị vững mạnh, dẫn đầu về số hóa và nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng và quy mô tại Việt Nam. Ngân hàng đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách hàng đến năm 2026, lợi nhuận tăng trưởng kép 20% - 30% giai đoạn 2022-2026.

Chiến lược cho giai đoạn chuyển đổi 2022 - 2026, Hội đồng quản trị VIB xác định 7 định hướng chiến lược gồm: Bộ sản phẩm toàn diện và vượt trội; Giải pháp sáng tạo, cá thể hóa cho khách hàng và đối tác; Công nghệ và ngân hàng số xuất sắc; Phát triển con người VIB; Thương hiệu hàng đầu; Đi đầu trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế; Quản trị rủi ro và tuân thủ vững mạnh.

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.