Định giá cổ phiếu BID: khuyến nghị NẮM GIỮ, giá mục tiêu 46.300 đồng/cp

KBSV & VCBS & Rồng Việt & Bản Việt

03/06/2023 10:24

Có cơ sở nhờ để kỳ vọng vào BID với bộ đệm dự phòng của BID đã tích lũy trong các năm trước với tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính đến thời điểm hiện tại đạt 171.3%.

bid-ju4-1622595342.jpeg

 

1Q2023, BID có thu nhập lãi thuần đạt 13,936 tỷ VND (+8.7% YoY); TOI đạt 17,278 tỷ VND (+6.5% YoY). Chi phí trích lập dự phòng đạt 5,527 tỷ VND (-25.2% YoY) khiến LNTT đạt 6,920 tỷ VND (+53.3% YoY).

KBSV kì vọng tăng trưởng tín dụng đạt 11-12% dựa trên: (1) Các động thái giảm lãi suất điều hành để kéo nền lãi suất cho vay xuống thấp, qua đó cải thiện nhu cầu tín dụng. (2) Thanh khoản được đảm bảo dù tăng trưởng huy động khách hàng vẫn ở mức thấp nhờ các động thái bơm ròng của NHNN qua kênh OMO.

KBSV kì vọng NIM của BID sẽ có sự cải thiện nhẹ trong 2H2023 dựa trên động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN giúp giảm chi phí đầu vào bình quân trong khi biến động lãi suất đầu ra sẽ có độ trễ hơn cũng như lãi suất cho vay cần được điều chỉnh phù hợp với mức độ rủi ro của từng khoản vay.

Ban lãnh đạo BID đề ra kế hoạch trích lập dự phòng trong khoảng 20-21 nghìn tỷ VND, giảm 13% Yoy. Đây là thử thách lớn tuy nhiên có cơ sở nhờ bộ đệm dự phòng của BID đã tích lũy trong các năm trước với tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính đến thời điểm hiện tại đạt 171.3%, cao thứ 3 toàn ngành.

Khuyến nghị NẮM GIỮ, giá mục tiêu 46,300 VND/cp

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 46,300VND/cp.

Cập nhật ngày 31/3/2022: VCBS hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu BID, giá hợp lý 48.320 đồng/cp 

Tăng trưởng tín dụng hồi phục: Trong 2021, BID công bố tổng thu nhập hoạt động và LNTT đạt lần lượt 62.395 tỷ đồng (+24,7%) và 13.602 tỷ đồng (+50,7% yoy). Tăng trưởng thu nhập tích cực đến từ biên lãi ròng NIM mở rộng và kiểm soát tốt chi phí hoạt động.

Tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 11,2% với quy mô cho vay khách hàng tăng lên 1,35 triệu tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng cao nhất ở phân khúc bán lẻ với 24,1% (chiếm 39,8% tổng dư nợ), nhóm doanh nghiệp lớn tăng 12,2% (chiếm 37,5% dư nợ), trong khi nhóm SME ghi nhận giảm 5,8% do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Huy động từ tiền gửi và giấy tờ có giá ghi nhận 1,5 triệu tỷ đồng (+16,6% yoy). Trong đó, tiền gửi khách hàng tăng +12,5% yoy, giấy tờ có giá tăng +95,6% yoy. Tốc độ tăng trưởng huy động nhanh hơn tín dụng giúp BID cải thiện thanh khoản với chỉ số LDR theo thông tư 22 giảm xuống 83,4%, so với mức cao 86-88% trong các năm trước đây.

Tỷ lệ CASA tăng lên 19,4%, với trên 20% đến từ khách hàng cá nhân nhờ áp dụng chính sách “zero fee” miễn phí chuyển khoản trên ứng dụng ngân hàng số.

Thu nhập lãi thuần ghi nhận 46.818 tỷ đồng (+30,8% yoy). NIM tăng lên 2,9% do chi phí vốn tiếp tục giảm nhờ hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp và tỷ lệ CASA tăng. Thu nhập ngoài lãi đạt 15.578 tỷ đồng (+9,4% yoy), trong đó ghi nhận sự tăng trưởng của 2 hoạt động bao gồm: (1) thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 6.614 tỷ đồng (+25,6% yoy) với động lực từ dịch vụ ngân hàng số tăng trưởng gấp 2 lần năm 2020, hiện chiếm 20% tổng phí dịch vụ; và (2) thu nhập khác đạt 6.060 tỷ đồng (+19% yoy) với cấu phần chính là lợi nhuận từ thu hồi nợ xấu đã xóa.

Tỷ lệ nợ xấu ghi nhận 0,98%, cải thiện đáng kể so với mức 1,76% vào cuối năm 2020 và là mức thấp nhất 10 năm qua, trong đó khối nợ xấu lớn nhất - nợ nhóm 5 - giảm gần 58%. Tỷ lệ nợ xấu mở rộng (bao gồm nợ nhóm 2) liên tục giảm mạnh qua các năm, hiện ở mức 2,12%. Dư nợ của nhóm khách hàng tái cơ cấu ghi nhận khoảng 25.000 tỷ đồng, tương đương 1,8% dư nợ. BID đã trích lập toàn bộ cho các khoản nợ tái cơ cấu gia hạn trả nợ gốc với khoảng 13.000 tỷ đồng trong năm 2021

Ngân hàng kỳ vọng 95% khách hàng tái cơ cấu sẽ hồi phục và quay lại trả nợ trong năm 2022. BID tiếp tục duy trì tỷ lệ xóa nợ cao đạt 19.345 tỷ đồng trong kì (+15% yoy). Chi phí trích lập dự phòng đạt 29.432 tỷ đồng (+26,2% yoy), tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) tăng lên 219.3%, mức cao thứ 3 trong hệ thống.

Triển vọng năm 2022:

Tăng trưởng tín dụng hồi phục: Chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng tín dụng của BID có thể được cải thiện trong 2022 đạt 12-14% khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và nhu cầu tín dụng tăng. Thêm vào đó, nếu phương án phát hành thêm hoàn thành trong năm nay, lực đẩy từ việc tăng vốn sẽ giúp BID nâng tỷ lệ an toàn vốn CAR (hiện vẫn ở mức thấp 8,96%). Phân phúc bán lẻ là động lực tăng trưởng tín dụng trong các năm tới với tốc độ tăng trưởng 20-24%, hướng tới mục tiêu đạt 50% dư nợ trong vòng 5 năm.

Tăng quy mô khách hàng cá nhân và sức hút tiền gửi không kỳ hạn: Đầu năm 2021, BID đã ra mắt ứng dụng SmartBanking thế hệ mới được đồng bộ hóa trên nhiều nền tảng và tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Quy mô khách hàng cá nhân của BID tăng lên 16 triệu (+12,5% yoy), trong đó số lượng khách hàng giao dịch trên kênh số là 7 triệu người (+54% yoy). Bên cạnh đó, đầu năm 2022, BID đã thực hiện ưu đãi miễn phí chuyển khoản online và duy trì dịch vụ ngân hàng số cho tất cả khách hàng, bước đi này là phù hợp với xu hướng của ngành và kỳ vọng sẽ giúp BID giữ được lượng tiền gửi không kỳ hạn trong bối cảnh cạnh tranh cao giữa các ngân hàng hiện nay.

Áp lực trích lập dự phòng giảm đáng kể: Hiện ngân hàng đã hoàn thành trích lập xử lý toàn bộ nợ xấu tồn đọng. Với việc trích lập dự phòng gần 30 nghìn tỷ cho nợ xấu bao gồm 100% dư nợ tái cơ cấu trong năm qua, chúng tôi kỳ vọng chi phí này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo, tạo đà cho lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.

Khuyến nghị:

VCBS kỳ vọng tốc độ tăng tín dụng của BID có thể được cải thiện trong 2022 đạt 12-14% khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và nhu cầu tín dụng tăng. (2) Tăng quy mô khách hàng cá nhân và sức hút tiền gửi không kỳ hạn nhờ ngân hàng số và chính sách miễn phí chuyển khoản. (3) Áp lực trích lập dự phòng giảm đáng kể: Với việc trích lập dự phòng gần 30 nghìn tỷ cho nợ xấu bao gồm 100% dư nợ tái cơ cấu trong năm qua, chúng tôi kỳ vọng chi phí này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo, tạo đà cho lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.

BID là ngân hàng có quy mô tài sản hàng đầu hệ thống, với nguồn lực tốt và đã cơ bản hoàn thành đề án tái cơ cấu NHNN giao cho để bước vào giai đoạn phát triển mới.

Do giá cổ phiếu đã tăng hơn 20% trong 2 tháng qua, chúng tôi hạ khuyến nghị xuống KHẢ QUAN đối với cổ phiếu của ngân hàng BIDV và ước tính giá trị hợp lý là 48.320 đồng/cổ phiếu.

Cập nhật ngày 17/9/2021: Rồng Việt giảm giá mục tiêu BID xuống 40.500 đ/cp

Công ty Chứng khoán Rồng Việt duy trì quan điểm thận trọng về triển vọng trung và dài hạn của ngân hàng. Tuy nhiên, BID được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng cao hàng dầu ngành trong nửa cuối năm 2021, vốn có thể thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu dự kiến đạt 21.498 đồng cuối năm 2021.

Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu xuống 40.500 đồng/cổ phiếu, giảm -2% so với mức định giá trước, tương đương với khuyến nghị TRUNG LẬP.

BID vừa nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng mới là 9,5%, tăng so với mức 7,5% trước đó. Con số này gần như đạt mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng. Do vậy, có khả năng sẽ không có đợt cấp mới hạn mức tín dụng cho BID trong giai đoạn cuối năm.

Bên cạnh kênh số, BID có mạng lưới giao dịch rộng lớn để mở rộng cơ sở tín dụng trong giai đoạn giãn cách xã hội. Chúng tôi kỳ vọng ngân hàng sẽ đạt được mức tăng trưởng tín dụng 8,0-8,5% trong quý 3, dẫn dắt bởi tập khách hàng ở miền Bắc. Tăng trưởng huy động cũng được kì vọng sẽ giữ vững động lượng. BID dự kiến duy trì tỉ lệ LDR ở gần mức trần 85% nhằm tối ưu hóa bảng cân đối trong bối cảnh các tài sản ngoài cho vay đang có lợi suất thấp. Với hạn mức tăng trưởng tín dụng còn lại, BID dự kiến kết thúc năm với dư nợ tín dụng đạt gần mức trần.

BID sẽ triển khai gói lãi suất hỗ trợ, khiến lợi suất cho vay giảm 1-2% trong nửa cuối năm. Dựa trên quy mô khách hàng đủ điều kiện và kỳ tái định giá lãi suất, lợi suất cho vay trung bình (quy năm) được dự báo sẽ giảm -72 điểm cơ bản trong quý 3 và -7 điểm cơ bản nữa trong quý 4. Tỷ lệ CASA dự kiến sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2021 do tính mùa vụ và tốc độ mở rộng cơ sở tiền gửi ở mức trung bình. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn dự phóng chênh lệch lãi ròng trên thị trường 1 sẽ giảm mạnh, làm thu hẹp biên NIM (quy năm). Từ góc độ toàn ngành, cho vay bán lẻ bị ảnh hưởng mạnh hơn so với cho vay doanh nghiệp dưới tác động không đồng đều của đại dịch đối với nhu cầu tín dụng. Cụ thể, hoạt động cho vay bán lẻ có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn so với doanh nghiệp trong nửa đầu năm. Điều này sẽ cản trở khả năng của BID trong việc tái cơ cấu danh mục cho vay tập trung phân khúc bán lẻ để cải thiện biên NIM. NIM (quy năm) của 6 tháng cuối năm 2021 được ước tính giảm -18 điểm cơ bản.

 

Chúng tôi kỳ vọng BID sẽ đạt 23.260 tỷ đồng thu nhập lãi thuần trong nửa cuối năm 2021, tăng +18% so với cùng kỳ. Điều này đóng góp vào mức tăng trưởng +12% so với cùng kì năm trước của tổng thu nhập hoạt động. Hệ số CIR trong 2H2021 có khả năng tăng mạnh, dẫn đến hệ số CIR cả năm đạt mức 34%.

Trích lập dự phòng được dự báo sẽ giảm so với nửa đầu nằm 2021, dù tình hình giãn cách xã hội siết chặt và các dữ liệu kinh tế kém khả quan. Trong nửa đầu năm 2021, BID đã trích lập dự phòng hơn 40% chi phí tín dụng tăng thêm cho dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 03. Kết hợp với nền so sánh cao, chúng tôi cho rằng chi phí tín dụng (trượt 12 tháng) có thể đã đạt đỉnh trong năm trong quý 2.

Dự báo chi phí dự phòng năm 2021 ở mức 24,4 nghìn tỷ đồng (+5% so với cùng kì năm trước), tăng hơn 1,3 nghìn tỷ đồng so với dự báo trước. Điều này tương đương chi phí tín dụng 1,9%. Chúng tôi cũng nâng dự báo chi phí tín dụng năm 2022 lên 1,8% khi xét đến khả năng gia tăng nợ tái cơ cấu và nợ xấu vốn sẽ kéo dài thời gian phân bổ trích lập dự phòng.

Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo LNTT 2021-2022, lần lượt là 16.844 tỷ đồng (+83% YoY) và 21.596 tỷ đồng (+28% YoY). Điều này đồng nghĩa lợi nhuận vẫn tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm. LNTT 2H2021 dự kiến đạt 8.722 tỷ đồng (+80% YoY).

Đây được xem là triển vọng tương đối tích cực trong bối cảnh đà tăng trưởng của toàn ngành đang chậm lại như được dự báo trong Báo cáo Triển vọng ngành 6 tháng cuối năm 2021. Do đó, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực trong ngắn hạn đối với BID, vì kết quả lợi nhuận vượt trội có thể thúc đẩy giá cổ phiếu vào cuối năm 2021.

Tuy nhiên, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng về triển vọng trung và dài hạn khi xét đến nền tảng vốn, tính bền vững của hiệu quả hoạt động, và chất lượng tài sản. Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu dự kiến đạt 21.498 đồng cuối năm 2021. Do điều chỉnh giảm lợi nhuận và hệ số định giá của ngành thấp hơn, chúng tôi điều chỉnh giảm -2% giá mục tiêu xuống 40.500 đồng/cổ phiếu với khuyến nghị TRUNG LẬP.

Cập nhật ngày 28/8/2021: Bản Việt thận trọng với BID

Công ty Chứng khoán Bản Việt giảm 13,7% dự báo LNST năm 2021, chủ yếu do chi phí dự phòng năm 2021 tăng 11,7%.

Bản Việt cho rằng vẫn thận trọng về chất lượng tài sản của BID trong năm 2021 mặc dù tác động tích cực của TT03 cho phép các ngân hàng phân bổ dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu lại trong 3 năm 2021-2023.

Điều này được bù đắp một phần bởi (1) NII tăng 0,6% sau khi dự báo NIM tăng 3,3 điểm cơ bản, (2) thu nhập phí thuần (NFI) (bao gồm ngoại hối) tăng 1,5% và (3) OPEX giảm 1,7%.

ROE và ROA dự phóng năm 2021 lần lượt là 13,7% và 0,69% so với trung vị của các ngân hàng khác là 19,8% và 1,94%.

BID hiện đang có định giá phù hợp với P/B năm 2021 là 2,27 lần so với mức trung bình của các ngân hàng khác là 1,91 lần.

Rủi ro chính: (1) Cần huy động vốn để duy trì tăng trưởng cho vay trong tương lai, gây ra rủi ro pha loãng; (2) chu kỳ giảm của nền kinh tế, dẫn đến chi phí tín dụng cao hơn.

KBSV & VCBS & Rồng Việt & Bản Việt
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.