Mặc dù STB duy trì tỷ lệ cho vay hợp lý vào ngành bất động sản và không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, SSI vẫn khá thận trọng về chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây, bao gồm khoản cho vay Bamboo Airways.
Theo đó, SSI hạ khuyến nghị từ MUA xuống KHẢ QUAN, với giá mục tiêu cho năm 2024 là 37.500 đồng/cổ phiếu.
Ước tính lợi nhuận
Ước tính LNTT cho năm 2023 là 9,5 nghìn tỷ đồng (tăng 50% svck), mặc dù NIM được điều chỉnh giảm xuống 4,13% (giảm 27 bps so với ước tính trước đây của chúng tôi) do lãi suất cho vay và chất lượng tài sản giảm (tỷ lệ nợ xấu ở mức 2%).
Ngoài ra, kỳ vọng STB sẽ bán thành công KCN Phong Phú, tạo điều kiện giúp Ngân hàng trích lập hết dự phòng trái phiếu VAMC cũng như thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi trong năm 2024. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2024 là 15,2 nghìn tỷ đồng (tăng 60% svck), chủ yếu được hỗ trợ nhờ khoản tiền thu được từ KCN Phong Phú, trong khi NIM vẫn ổn định ở mức 4,12% và tỷ lệ nợ xấu được cải thiện, ước đạt 1,8%.
Quan điểm ngắn hạn
Tiềm năng tăng trưởng của STB là rất khả quan nhưng giá cổ phiếu đã tăng 37,3% so với đầu năm. Vì vậy, SSI khuyến nghị tích lũy cổ phiếu trong các nhịp điều chỉnh.
Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: • Tỷ lệ hình thành nợ xấu cao hơn dự kiến; • Kế hoạch tái cơ cấu kéo dài hơn dự kiến; và • Lãi suất cho vay giảm thấp hơn dự kiến, ảnh hưởng đến NIM.
Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: • Tín dụng phục hồi; Và • Chất lượng tài sản được cải thiện.
Cập nhật ngày 20/6/2023: SSI khuyến nghị tích lũy cổ phiếu STB (Sacombank) trong những phiên thị trường rung lắc
Cho rằng Sacombank đang có tiềm năng tăng trưởng đáng kỳ vọng, SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu STB từ Khả quan lên MUA, khi chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2024 và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 34.500 đồng/cổ phiếu.
Việc nâng giá mục tiêu và khuyến nghị đối với cổ phiếu phản ánh chất lượng tài sản đang được duy trì tốt, vì STB không có bất kỳ khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nào và cho vay chủ đầu tư bất động sản với tỷ trọng hạn chế.
Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 và 2024 vẫn rất hấp dẫn, ngay cả khi không ước tính khoản lợi nhuận bất thường có thể xảy ra từ việc bán các tài sản tồn đọng.
Trong năm 2023, điều chỉnh giảm 9,2% dự báo lợi nhuận trước thuế so với ước tính trước đó xuống 9,5 nghìn tỷ đồng (+50% svck), vì tăng trưởng NFI yếu hơn dự kiến (-26,4% svck) do nhu cầu tín dụng chững lại khiến hoạt động bán chéo sản phẩm suy giảm cũng như sự thiếu hụt các khoản thu nhập khác (-71% svck).
Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ bancassurance trong năm 2022, NFI dự kiến tăng 3,5% svck trong năm 2023.
Sang năm 2024, STB cần có một kế hoạch rõ ràng hơn hoặc hướng dẫn chi tiết từ NHNN về phương án giải quyết số lượng cổ phần STB tại VAMC, vì số lượng cổ phần này chiếm hơn 30% quyền sở hữu của STB và có thể làm phát sinh một số vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp nếu quyền sở hữu số lượng cổ phần này được phân bổ cho quá nhiều nhà đầu tư khác nhau.
Tuy nhiên, LNTT dự kiến vẫn rất khả quan với mức tăng trưởng 68,3% svck chủ yếu đến từ việc STB không còn trích lập dự phòng trái phiếu VAMC.
Quan điểm ngắn hạn: đà tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ sẽ tiếp diễn trong Q2/2023, chủ yếu đến từ việc NIM đã quay về đúng quỹ đạo của nó.
Rủi ro ngắn hạn: • Tăng trưởng tín dụng thấp hơn kỳ vọng; • Kế hoạch tái cấu trúc kéo dài hơn dự kiến; • Lãi suất cho vay giảm nhiều hơn dự kiến gây áp lực lên NIM.
Với tiềm năng tăng giá khả quan, SSI khuyến nghị tích lũy cổ phiếu STB trong những phiên thị trường rung lắc.
Cập nhật ngày 11/1/2023: SSI nâng khuyến nghị cổ phiếu STB (Sacombank) lên MUA, giá mục tiêu 29.500 đồng/cp
Theo SSI, việc STB (Sacombank) tích cực xử lý tồn đọng giúp NIM bật tăng, mang tới triển vọng khả quan.
SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu STB lên MUA, với giá mục tiêu 1 năm mới là 29.500 đồng/cổ phiếu.
Điều này nhằm phản ánh sự cải thiện về chất lượng tài sản nhờ việc trích lập dự phòng đầy đủ đối với các khoản nợ xấu (đưa NIM tăng gấp đôi trong quý 3 năm 2022 lên 4,43%), cũng như việc giải quyết nợ xấu và tài sản có vấn đề một cách tích cực.
Theo đó, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể 37 điểm cơ bản xuống 0,9% trong quý 3 năm 2022, đây là mức thấp nhất trong những năm gần đây.
Chưa kể, một trong những điểm khác biệt chính giữa STB và các ngân hàng thương mại khác là STB không có dư nợ trái phiếu doanh nghiệp kể tại thời điểm quý 3 năm 2022 và dư nợ cho vay chủ đầu tư bất động sản ở mức khá thấp (chỉ 2,1% tổng dư nợ cho vay).
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch: Sacombank, mã STB)
STB là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.
Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh. Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank.[cần dẫn nguồn] Cổ đông gia đình chính là gia đình ông Nguyễn Hiếu Bằng, chủ tịch hội đồng quản trị của Sacombank, nắm khoảng 15% vốn chủ sở hữu của Sacombank.
Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Trong lần nâng mức xếp hạng vừa qua, Moody’s cho biết, các mức xếp hạng tín nhiệm của Sacombank có thể gia tăng trong tương lai khi Ngân hàng tiếp tục cải thiện đáng kể khả năng hoàn trả nợ vay thông qua thanh lý tài sản có vấn đề, nhận về tiền mặt, tăng trích lập dự phòng và được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn.
Theo Moody’s, khả năng thanh khoản và huy động vốn của Sacombank luôn là điểm mạnh nhờ mạng lưới kinh doanh rộng khắp và nền tảng khách hàng cá nhân bền vững.
Bên cạnh đó, Ngân hàng ít phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với biến động thị trường như nhận/gửi tiền liên ngân hàng, chỉ chiếm khoảng 3% tổng tài sản và là mức thấp nhất trong các ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng.
Những kết quả đạt được cùng với sự đánh giá tích cực của Moody’s cho thấy, Sacombank thực sự chuyển mình cả về nội lực cũng như năng lực tài chính sau thời gian tập trung tái cơ cấu.
Long Nhật
16:06 12/09/2023
Mấy năm nay sao STB long đong lận đận dữ thần, hết gỡ quả nợ xấu chưa xong lại tới trích lập dự phòng trái phiếu. Nay lại thêm ông Bamboo Airways sắp thành nợ xấu cho STB nữa. Mệt hỉ