Định giá cổ phiếu STB (Sacombank): Bản Việt khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 38.100 đồng/cp

Phú Hưng PHS & Agriseco & Bản Việt

15/06/2024 15:11

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) là một trong những ngân hàng có mạng lưới và quy mô hàng đầu trong các NHTM cổ phần tư nhân Việt Nam.

stb-1615477176.jpg

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) 

Việc xử lý tài sản thế chấp sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2024-2026 

Bản Việt duy trì khuyến nghị MUA và giá mục tiêu cho STB ở mức 38.100 đồng/CP. Giá mục tiêu không thay đổi do tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu đến giữa năm 2025, bù đắp cho

(1) mức giảm 5,1% trong tổng LNST dự kiến cho giai đoạn 2024-2028 (-2,2%/-15,6%/-2,2%/0,4% /-6,3% lần lượt trong năm 2024/25/26/27/28)

(2) P/B mục tiêu giảm từ 1,1 lần xuống 1,0 lần.  

Điều chỉnh giảm tổng thu nhập ròng giai đoạn 2024-2028 chủ yếu do:

(1) tổng thu nhập phí ròng (NFI) giảm 13,1% khi phí bancassurance sẽ giảm trong giai đoạn 2024-2025, sau những thay đổi gần đây trong quy định phân phối bảo hiểm

(2) tổng thu nhập lãi ròng (NII) giảm 1,2% do kỳ vọng NIM trung bình giảm, ở mức 4,12% so với 4,16% trong Báo cáo cập nhật trước đây. 

Điều chỉnh giảm P/B mục tiêu 1 năm của STB xuống 1,0 lần do:

(1) triển vọng thận trọng về khả năng bán 32,5% cổ phần thế chấp tại VAMC trong ngắn hạn

(2) điều chỉnh giảm mức dự báo bền vững của ROE từ 19,4% xuống 18,9% theo dự báo lợi nhuận tổng hợp thấp hơn trong giai đoạn 2024-2028. 

Thành viên cập nhật ngày 16/7/2023: Bản Việt khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 38.100 đồng/cp

Bản Việt giữ nguyên giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) ở mức 38.100 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA.

Cơ sở khuyến nghị và giá mục tiêu do (1) tác động tích cực từ mức tăng 1,7% trong dự báo LNST giai đoạn 2024-2028 (-9,8%/+13,6%/+5,1%/-1,1%/-0,6% trong năm 2024/25/26/27/28) đối với mô hình định giá thu nhập thặng dư được bù đắp bằng (2) tác động tiêu cực từ định giá P/B mục tiêu do dự báo lợi nhuận năm 2024 thấp hơn. Bản Việt duy trì P/B mục tiêu cho STB ở mức 1,1 lần. 

Tăng 10,1% dự báo thu nhập ngoài lãi (NOII) khi quá trình số hóa mạnh mẽ của STB trong 2 năm qua và sự phục hồi kinh tế sẽ hỗ trợ thu nhập thanh toán và thu nhập bancassurance của STB. Điều này bù đắp cho mức tăng 2,1% trong dự báo chi phí hoạt động kinh doanh (OPEX) và mức tăng 0,6% trong dự báo chi phí dự phòng. 

Thành viên cập nhật ngày 16/4/2023: Khuyến nghị Mua, giá hợp lý 38.000 đồng/cp

Khả năng cải thiện NIM mạnh mẽ sau tái cấu trúc

Điểm nhấn đầu tư: Khả năng cải thiện NIM mạnh mẽ sau khi giải quyết hết lãi dự thu theo Đề án. Sau khi hoàn thành Đề án, sẽ có những chuyển biến tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của STB gồm: (1) Việc không còn xử lý lãi dự thu sẽ tạo đà bậc nhảy cho NIM của STB trong năm 2023; (2) Hoàn thành trích lập xong dự phòng cho VAMC trong năm 2023 sẽ gia tăng hiệu quả kinh doanh của STB trong tương lai; (3) Xử lý tài sản tồn đọng có thể mang lại cho STB những khoản thu nhập trong tương lai hoặc những khoản hoàn nhập dự phòng.

NIM điều chỉnh của STB vượt trội

Tỷ lệ CASA ở mức cao và Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn với lãi suất thấp góp phần tạo nên lợi thế NIM của STB. Dù vậy, việc phụ thuộc lớn vào tiền gửi tiết kiệm gia tăng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.

Định giá & khuyến nghị

Kỳ vọng tình hình kinh tế trong nước sẽ khả quan vào nửa cuối năm 2023. Do đó, ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của STB đạt 11.2%YoY. Ước tính NIM của STB năm 2023 đạt 3.55%, tăng 16 bps so với cuối năm 2022 nhờ không còn xử lý lãi dự thu góp phần cải thiện NIM nhiều hơn áp lực từ việc giảm lãi suất cho vay.

Ngân hàng Nhà Nước ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024. Ước tính Tỷ lệ Nợ xấu năm 2023 đạt 1.21%. Ước tính chi phí trích lập dự phòng năm 2023 của STB đạt 8,594 tỷ đồng (-3.2%YoY) do (1) 6,876 tỷ đồng trích lập dự phòng của trái phiếu VAMC; (2) Gia tăng trích lập cho nợ tái cơ cấu để phòng ngừa rủi ro.

Phú Hưng PHS sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu STB là 38,000VNĐ/CP. Khuyến nghị: Mua đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro lạm phát; (5) Rủi ro suy thoái kinh tế; (6) Rủi ro thanh khoản.

Thành viên cập nhật ngày 16/4/2023: Agriseco khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 30.000 đồng/cp

Với kết quả kinh doanh năm 2022 tăng trưởng trên 40%, năm 2023 STB tiếp tục được đánh giá là cơ hội đầu tư hấp dẫn nhờ những luận điểm sau:

 Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong năm 2023 nhờ giảm trích lập dự phòng các khoản tồn đọng. Trong năm 2022, số dư ròng trái phiếu VAMC của STB giảm từ 17,7 nghìn tỷ đồng còn 6,9 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, toàn bộ 5,7 nghìn tỷ đồng khoản lãi dự thu khó đòi đã được xử lý. Như vậy trong năm 2023, STB sẽ giảm chi phí so với năm 2022 gần 10 nghìn tỷ đồng (gấp rưỡi lợi nhuận trước thuế năm 2022).

 Trong trường hợp các tài sản đảm bảo cho các khoản trái phiếu VAMC được thu hồi đầy đủ, STB sẽ có thể ghi nhận hoàn nhập dự phòng, đồng thời sẽ bổ sung đáng kể nguồn vốn cho ngân hàng. Một số khoản nợ lớn đã bán cho VAMC có khả năng thu hồi cao có thể kể tới: khoản nợ của một cá nhân với dư nợ gốc 10 nghìn tỷ đồng, được đảm bảo bằng 32,5% cổ phần STB có giá thị trường hiện tại khoảng 15,3 nghìn tỷ đồng; khoản nợ liên quan KCN Phong Phú dư nợ gốc 5,1 nghìn tỷ đồng, giá bán tài sản đảm bảo trong lần đấu giá gần nhất là 7,9 nghìn tỷ đồng, khoản nợ liên quán đến KCN Đức Hòa III,…

 Mặt bằng giá cổ phiếu đã giảm 30% so với đỉnh (đầu năm 2022), định giá cổ phiếu STB hiện ở mức P/B 1,22 lần, tương đương với trung bình ngành. Với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tốt, chúng tôi cho rằng mức định giá hiện tại của STB vẫn khá hấp dẫn.

Rủi ro:

 Rủi ro thấp về cho vay bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Tại thời điểm 31/12/2022, tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản thấp khoảng 2% (trung bình ngành khoảng 6,6%), số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của STB bằng 0. Điều này giúp rủi ro của STB đối với thị trường BĐS và trái phiếu doanh nghiệp thấp đáng kể.

 Nợ nhóm 2 và các khoản phải thu thời điểm 31/12/2022 tăng mạnh so với đầu năm 2022 (lần lượt tăng 241% và 32%) tiềm ẩn rủi ro gia tăng nợ xấu và tài sản có vấn đề cho STB.

KHUYẾN NGHỊ

Agriseco Research kỳ vọng năm 2023 STB sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh nhờ giảm chi phí trích lập dự phòng các khoản tồn đọng. Đồng thời, việc sắp hoàn thành đề án tái cơ cấu sẽ mở ra nhiều triển vọng đối với STB như: tập trung nguồn lực cho hoạt động cốt lõi, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, phát hành cổ phiếu tăng vốn,… Về kỹ thuật, giá cổ phiếu cũng đang trong xu hướng tăng ngắn hạn.

Agriseco Research khuyến nghị MUA cổ phiếu STB với giá mục tiêu 30.000 đ/cp, cắt lỗ khi giá giảm xuống dưới vùng 22.000 đ/cp.

Thành viên cập nhật ngày 2/4/2021: Bản Việt khuyến nghị KHẢ QUAN cho STB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) đã công bố tài liệu ĐHCĐ với những điểm chính như sau:

Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2021 đạt 9% so với giả định hiện tại của chúng tôi là 15%. Tuy nhiên, ngân hàng lưu ý khả năng tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 theo hạn mức tín dụng do NHNN đưa ra.

Tăng trưởng tiền gửi khách hàng năm 2021 đạt 9% so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 13,0%.

Kế hoạch LNTT năm 2021 đạt 4 nghìn tỷ đồng (+20% YoY), chiếm 103,9% dự báo hiện tại của chúng tôi.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2021 được đặt mục tiêu ở mức dưới 2,0% so với giả định hiện tại của chúng tôi là 1,67%.

Cổ tức cho năm 2020 và 2021 không được nêu ra cụ thể trong tài liệu.

STB công bố tổng tài sản tồn đọng liên quan đến việc sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam theo tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản tính đến cuối năm 2020 là 9,8% (tương đương 48,2 nghìn tỷ đồng) so với ước tính của chúng tôi là 9,0% (tương đương 44,5 nghìn tỷ đồng).

Ngành ngân hàng hiện đang ở vị thế tốt trong việc chống đỡ rủi ro và có thể tận dụng sự phục hồi nền kinh tế trong năm 2021 để làm bàn đạp tăng trưởng doanh thu và LN. Triển vọng ngành ngân hàng được đánh giá là đang đón chào con sóng lớn.

Công ty Chứng khoán Bản Việt hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN cho STB.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch: Sacombank, mã STB)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB) được thành lập vào năm 1991. STB là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực huy động, kinh doanh vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan, tập trung vào mảng bán lẻ.  

Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.

Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh. Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank.[cần dẫn nguồn] Cổ đông gia đình chính là gia đình ông Nguyễn Hiếu Bằng, chủ tịch hội đồng quản trị của Sacombank, nắm khoảng 15% vốn chủ sở hữu của Sacombank. 

Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Trong lần nâng mức xếp hạng vừa qua, Moody’s cho biết, các mức xếp hạng tín nhiệm của Sacombank có thể gia tăng trong tương lai khi Ngân hàng tiếp tục cải thiện đáng kể khả năng hoàn trả nợ vay thông qua thanh lý tài sản có vấn đề, nhận về tiền mặt, tăng trích lập dự phòng và được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn.

Theo Moody’s, khả năng thanh khoản và huy động vốn của Sacombank luôn là điểm mạnh nhờ mạng lưới kinh doanh rộng khắp và nền tảng khách hàng cá nhân bền vững.

Bên cạnh đó, Ngân hàng ít phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với biến động thị trường như nhận/gửi tiền liên ngân hàng, chỉ chiếm khoảng 3% tổng tài sản và là mức thấp nhất trong các ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng.

Những kết quả đạt được cùng với sự đánh giá tích cực của Moody’s cho thấy, Sacombank thực sự chuyển mình cả về nội lực cũng như năng lực tài chính sau thời gian tập trung tái cơ cấu.

Phú Hưng PHS & Agriseco & Bản Việt
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng. 
Chút

Chút

09:53 16/07/2023

Thanh khoản em này lúc nào cũng khủng. Mua lúc lỗ lúc lời nhưng được cái không bị kẹp bao giờ, suốt chục năm nay ko kẹp