Kết quả kinh doanh STB (Sacombank): lợi nhuận tiếp tục tăng ấn tượng, nợ xấu tiếp tục giảm mạnh

Công ty Chứng khoán VNDirect

03/11/2022 13:47

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - HoSE: STB) vừa công bố báo cáo tài chính quý gần nhất với lợi nhuận trước thuế tăng, nợ xấu giảm mạnh.

stb-2-1619231158.jpeg

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB)

 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 3.957 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ. Mặc dù Sacombank dành ra 2.425 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 2,5 lần cùng kỳ, nhưng Ngân hàng vẫn lãi trước thuế hơn 1.532 tỷ đồng, tăng 86%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Sacombank thu được hơn 9.990 tỷ đồng lợi nhuận thuần. Tuy nhiên, Ngân hàng trích lập 5.550 tỷ đồng nhằm dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ, do đó thu được 4.440 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 37%.

Tổng nợ xấu tại thời điểm 30/09/2022 giảm đến 34% so với đầu năm, chỉ còn gần 3.791 tỷ đồng. Đáng chú ý là tất cả nhóm nợ xấu đều giảm mạnh. Kết quả này đưa tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1,47% đầu năm về mức 0,9%.

So với kế hoạch 5.280 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm, Sacombank đã thực hiện được 84% kế hoạch sau 9 tháng.

Cập nhật 6 tháng 2022: lợi nhuận tăng 20%, nợ xấu giảm mạnh

Theo BCTC hợp nhất quý 2/2022, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) báo lãi trước thuế 6 tháng hơn 2,900 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ. 

Lợi nhuận trước trích lập Đề án của Sacombank đạt hơn 10.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tập trung tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ chi phí Đề án, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.900 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước và đạt 55,1% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. 

Quy mô hoạt động của Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ, tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 551.000 tỷ đồng, tăng 5,8% so với đầu năm. Tổng huy động đạt hơn 493.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. 

Dư nợ tín dụng đạt gần 415.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với đầu năm. Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, hơn 12.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý, đưa tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1,22% (từ mức 1,47% hồi đầu năm). 

Chỉ số ROA, ROE tăng trưởng tích cực, lần lượt đạt mức 0,77% và 11,86%. 

Cập nhật quý 1/2022: quý 1/2022 lợi nhuận 1.589 tỷ, tăng 59%

Quý I/2022, nhiều mảng kinh doanh của Sacombank ghi nhận tăng trưởng mạnh. Cụ thể, lãi thuần từ mảng dịch vụ tăng 83,4% so quý cùng kỳ năm trước mang về hơn 1.535 tỷ đồng.

Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng gần 44% mang về 298 tỷ đồng, mảng hoạt động kinh doanh khác ghi nhận mức tăng gấp 9,4 lần so với cùng kỳ, mang về hơn 545 tỷ đồng.

Trong quý I/2022, Sacombank dành ra gần 705 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 48% so quý cùng kỳ năm trước.

Theo đó, Sacombank báo lãi trước thuế gần 1.589 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính đến cuối 31/3/2022, tổng tài sản của ngân hàng tăng 6% so với đầu năm, lên mức 552.539 tỷ đồng.

Trong đó, cho vay khách hàng tăng 6,5%, đạt 413.028 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng mạnh 7,1% đạt 457.792 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu ngân hàng đến cuối quý I/2022 giảm 7% so với đầu năm, chỉ còn hơn 5.299 tỷ đồng, giảm mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn với mức giảm 43%.

Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1.47% đầu năm xuống còn 1.28%.

Cập nhật quý 4/2021: cả năm 2021 lợi nhuận 4.400 tỷ, tăng 31,8%, nợ xấu giảm mạnh

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố báo cáo tài chính cả năm 2021.

Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 31,8%. Các chỉ số sinh lời tiếp tục được cải thiện với ROA bình quân đạt 0,67% và ROE đạt 10,79%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng 30,6% đạt 1.630 đồng. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt hơn 34.600 tỷ đồng. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn tuân thủ theo đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Đặc biệt, năm 2021 Sacombank ghi dấu ấn trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu. Ngân hàng đã thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng được 14.087 tỷ đồng, trong đó thu hồi 11.759 tỷ đồng các khoản thuộc đề án, vượt mục tiêu cổ đông giao (10.000 tỷ đồng), nâng mức thu hồi luỹ kế từ khi thực hiện đề án lên 58.306 tỷ đồng, đạt 67,9% kế hoạch tổng thể đề án đến 2025, vượt 7,9% tiến độ.

Ngân hàng cũng đã trích lập được 8.260 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng trong năm qua, nâng tổng mức trích lập luỹ kế lên 20.287 tỷ, đạt 87,5% kế hoạch tổng thể của đề án đến năm 2025. Năm qua, Sacombank cũng hoàn tất thanh lý toàn bộ hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ, mang lại nguồn thặng dư 1.684 tỷ đồng, giúp tăng vốn tự có và bổ sung vốn kinh doanh.

Cập nhật quý 3/2021: lợi nhuận 825 tỷ, giảm 8%

Thu nhập lãi thuần chỉ tăng nhẹ 9%, lãi thuần từ dịch vụ giảm còn một nửa, lãi khác cũng giảm mạnh so với cùng kỳ. Do đó, tổng thu nhập hoạt động của Sacombank trong quý III giảm 13% về 4.200 tỷ đồng.

Trong bối cảnh các nguồn thu không khởi sắc so với cùng kỳ, Sacombank đã tiết giảm chi phí hoạt động 8% so với cùng kỳ, xuống còn 2.400 tỷ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm 26% về 950 tỷ.

Riêng trong quý III, Sacombank lãi trước thuế 825 tỷ, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập lãi thuần tăng hơn 10% so với cùng kỳ, lãi từ dịch vụ, ngoại hối cũng giảm. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của Sacombank trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng nhẹ 7%.

Chi phí hoạt động tăng 5% đồng thời nhờ giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với cùng kỳ, luỹ kế 9 tháng, Sacombank vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận 40% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 3.250 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 9, dư nợ cho vay của nhà băng này tăng 5% so với đầu năm, tiền gửi từ khách hàng giảm 2% chủ yếu do người dân và doanh nghiệp giảm gửi tiền tiết kiệm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Sacombank giảm từ mức 1,7% hồi đầu năm về còn 1,56%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 112%.

 

Cập nhật  quý 2/2021: lợi nhuận 1.424 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) vừa công bố BCTC Hợp nhất quý 2/2021. 

Quý 2 năm nay, ngân hàng có lợi nhuận trước thuế đạt 1.424 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm ngoái.  Các mảng kinh doanh của nhà băng trong quý 2 đều tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2020. 

Cụ thể, thu nhập lãi thuần của Sacombank quý 2/2021 tăng 19,4% so với quý 2/2020 đạt 3.148 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 34% đạt 936 tỷ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có lãi 17 tỷ trong khi cùng kỳ bị lỗ hơn 50 tỷ. Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 1,3% đạt 167 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác tăng gấp 4 lần đạt 475 tỷ đồng. 

Như vậy, tổng thu nhập hoạt động quý 2/2021 của Sacombank đạt 4.744 tỷ, tăng 33% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 18% lên 2.336 tỷ, chi phí dự phòng giảm 14% xuống 986 tỷ đồng. 

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 8.889 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí hoạt động nửa đầu năm tăng 12,4% lên 5.005 tỷ. Chi phí dự phòng rủi ro 6 tháng ở mức 1.461 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ. 

Theo đó, Sacombank báo lãi trước thuế nửa đầu 2021 năm đạt 2.424 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2020. 

Tại ngày 30/6/2021, tổng tài sản Sacombank ở mức 505.534 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,1% đạt 361.109 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 1,4% lên 433.944 tỷ đồng. 

Nợ xấu nội bảng của Sacombank giảm 171 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm xuống còn 5.608 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 1,55% trong tổng dư nợ cho vay. 

Cập nhật quý 1/2021: mua bán chứng khoán lãi 34 tỷ

Quý 1, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng đến 91%, đem về khoản lãi hơn 34 tỷ đồng.

Kỳ này, Sacombank dành ra gần 476 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 14% so với cùng kỳ. Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế tăng nhẹ 1% và 2%, đạt hơn 1,000 tỷ đồng và hơn 801 tỷ đồng.

Nếu so với kế hoạch 4,000 tỷ đồng lãi trước thuế đã được đề ra trong năm 2021, Sacombank đã thực hiện được 25% sau quý đầu năm.

Là một trong số ít những ngân hàng có nợ xấu tính đến ngày 31/03/2021 giảm so với đầu năm (-8%), Sacombank chỉ còn hơn 5,292 tỷ đồng nợ xấu.

Trong đó, giảm mạnh nhất là nợ nghi ngờ (-31%), kế đó là nợ có khả năng mất vốn (-5%). Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1.7% hồi đầu năm xuống chỉ còn 1.48%.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch: Sacombank, mã STB)

STB là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.

Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.

Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh. Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank.[cần dẫn nguồn] Cổ đông gia đình chính là gia đình ông Nguyễn Hiếu Bằng, chủ tịch hội đồng quản trị của Sacombank, nắm khoảng 15% vốn chủ sở hữu của Sacombank. 

Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Trong lần nâng mức xếp hạng vừa qua, Moody’s cho biết, các mức xếp hạng tín nhiệm của Sacombank có thể gia tăng trong tương lai khi Ngân hàng tiếp tục cải thiện đáng kể khả năng hoàn trả nợ vay thông qua thanh lý tài sản có vấn đề, nhận về tiền mặt, tăng trích lập dự phòng và được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn.

Theo Moody’s, khả năng thanh khoản và huy động vốn của Sacombank luôn là điểm mạnh nhờ mạng lưới kinh doanh rộng khắp và nền tảng khách hàng cá nhân bền vững.

Bên cạnh đó, Ngân hàng ít phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với biến động thị trường như nhận/gửi tiền liên ngân hàng, chỉ chiếm khoảng 3% tổng tài sản và là mức thấp nhất trong các ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng.

Những kết quả đạt được cùng với sự đánh giá tích cực của Moody’s cho thấy, Sacombank thực sự chuyển mình cả về nội lực cũng như năng lực tài chính sau thời gian tập trung tái cơ cấu.

Công ty Chứng khoán VNDirect
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng. 
Diệp Anh

Diệp Anh

13:49 03/11/2022

Nhưng sao giá vẫn ko bốc đầu??

h9rrrr@gmail.com

h9rrrr@gmail.com

00:26 10/05/2021

Cả ngân hàng mà lãi có nhiêu đó hơi thảm