Định giá cổ phiếu STB (Sacombank): khuyến nghị MUA khi giá cổ phiếu đã giảm 3 tháng qua

KBSV & Bản Việt

21/12/2023 07:09

Bản Việt duy trì giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) ở mức 38.100 đồng/cổ phiếu nhưng nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA do giá cổ phiếu đã giảm khoảng 16% trong 3 tháng qua. 

stb-2-1619231158.jpeg
 

Bản Việt cũng duy trì P/B mục tiêu cho STB ở mức 1,1 lần. 

Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 thấp hơn chủ yếu do giảm dự báo tổng thu nhập từ lãi (NII) thêm 6,3% do dự báo NIM trung bình từ 4,23% giảm xuống 4,08%.

Giảm dự báo tổng thu nhập phí ròng (NFI) thêm 2,9% và (3) tăng dự báo tổng chi phí dự phòng thêm 5,4%. 

Cập nhật ngày 7/7/2023: Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt, giá hợp lý 35.300 đồng/cp

Kết hợp hai phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu STB  (Sacombank).

Tăng trưởng tín dụng của STB trong 1Q2023 đạt 2.1%, hoàn thành 17.3% Ytd so với kế hoạch đề ra trong ĐHCĐ là ~ 12.1% cho cả năm 2023. KBSV đánh giá STB có đủ khả năng hoàn thành kế hoạch dựa trên: (1) Các động thái giảm lãi suất điều hành (2) Thanh khoản được cải thiện nhờ tăng trưởng huy động thị trường 1 ở mức cao trong 1Q2023.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2023, STB cho biết sẽ cố gắng trích lập 100% giá trị trái phiếu VAMC trong năm nay. Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt hơn so với mặt bằng chung thị trường, áp lực trích lập vừa phải tạo cho STB có đủ dư địa lợi nhuận để thực hiện trích lập cho trái phiếu VAMC như kế hoạch đề ra.

Khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 35,300 VND/cp

Công ty Chứng khoán KBSV kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu STB.

(1) Phương pháp định giá P/B: duy trì mức P/B dự phóng 2023 ở mức 1.1x tương đương trung bình P/B 5 năm của STB

(2) Sử dụng thêm phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư để phản ánh rủi ro hệ thống và kỳ vọng dài hạn.

Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu STB cho năm 2023 là 35,300 đồng/cổ phiếu.

Một số rủi ro ảnh hưởng có thể ảnh hưởng đến định giá bao gồm: (1) Nợ xấu tăng cao khiến trích lập dự phòng cao hơn kì vọng; (2) Tăng trưởng tín dụng không đạt mục tiêu do ảnh hưởng chung của nền kinh tế.

Cập nhật ngày 24/4/2021: giải quyết xong hàng loạt 'khối u', mọi chuyện giờ sáng sủa

Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) vào ngày 23/04/2021.

Chương trình chính của đại hội bao gồm đánh giá KQKD năm 2020, thông qua các chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 và ủy quyền lựa chọn đơn vị kiểm toán mới cho năm tài chính 2022 cho HĐQT.

Phần hỏi đáp tập trung vào tốc độ xử lý nợ tồn đọng, triển vọng cổ tức, triển vọng nhà đầu tư chiến lược và định hướng tương lai của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) với tư cách là cổ đông lớn nhất của STB.

Kế hoạch năm 2021 bao gồm:

(1) tăng trưởng tín dụng 9% - tuy nhiên, ngân hàng lưu ý rằng có khả năng tăng kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2021 nếu nhận được hạn mức tín dụng bổ sung từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN),

(2) tăng trưởng tiền gửi khách hàng 9%,

(3) tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức dưới 2,0% và (4) LNTT năm 2021 là 4.000 tỷ đồng (+20% YoY), tương ứng 103,9% của dự báo.

Tổng Giám đốc STB cho biết huy động và cho vay của STB tăng lần lượt 3,5% và 5,8% từ đầu năm đến cuối quý 1/2021, với thu nhập phí là 1.500 tỷ đồng và LNTT hoàn thành 25% so với kế hoạch cả năm của STB.

stb1-1619231158.jpeg
 

Ngoài ra, đã có 2.280 tỷ đồng nợ xấu được thu hồi từ đầu năm (mặc dù không đề cập đến liệu trong con số này có bao nhiêu phần liên quan đến các khoản nợ xấu tồn đọng từ Đề Án).

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đặt kế hoạch xử lí khoảng 12.000 tỷ đồng lãi dự thu còn lại vào năm 2022 (so với dự kiến là năm 2024) và lần đầu tiên thừa nhận rằng tài sản thế chấp Bình Trị Đông (trị giá 5.000 tỷ đồng) đã được đấu giá thành công.

Đề xuất chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 đã được đệ trình lên NHNN, nhưng ngân hàng đang chờ phản hồi chính thức. Kế hoạch cổ tức cho năm 2021 không được nêu rõ trong tài liệu ĐHCĐ. "Hy vọng khi Sacombank trở về trạng thái bình thường thì có thể chia cổ tức, dự kiến năm sau hoặc đầu 2023", ông Minh nói.

Người đứng đầu Hội đồng quản trị Sacombank cũng bác bỏ tin đồn ngân hàng đang muốn bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo ông Minh, việc hiện tại của Sacombank là lấy lại vị thế, hoạt động ổn định còn những chuyện khác chỉ được tính đến khi tái cơ cấu thành công.

stb-minh-ct-1619231581.png
Ông Dương Công Minh trả lời chất vấn tại phiên họp thường niên sáng 23/4. Ảnh: Sacombank.

Ông Minh tham gia Hội đồng quản trị Sacombank từ cuối tháng 6/2017, chưa đầy một tháng sau khi từ nhiệm ghế Chủ tịch LienVietPostBank. Trong gần 4 năm lãnh đạo Sacombank, ông Minh nhiều lần cho biết thành công lớn nhất là giúp ngân hàng tái cơ cấu sau sáp nhập Ngân hàng Phương Nam và lấy lại vị thế trước đây.

Năm ngoái Sacombank lãi sau thuế hơn 2.680 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Ngân hàng trích hơn 5.600 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng theo đề án tái cơ cấu đến 2025, nâng mức trích lập từ khi triển khai đề án này lên 52% kế hoạch. Doanh số thu hồi nợ xấu năm ngoái đạt 15.200 tỷ đồng, trong đó 8.200 tỷ đồng là các khoản nợ thuộc đề án.

Cập nhật ngày 31/03/2021: Ngân hàng Sacombank được Moody’s nâng mức đánh giá

Moody’s đã công bố nâng xếp hạng Nhà phát hành Tiền gửi nội tệ & ngoại tệ dài hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) từ mức Caa1 lên B3 với triển vọng duy trì ở mức Ổn định. 

Moody’s cũng nâng xếp hạng đánh giá Tín dụng cơ sở (BCA) và BCA điều chỉnh từ Caa2 lên Caa1. 

Theo Moody’s, việc nâng hạng BCA và nhà phát hành tiền gửi của STB phản ánh sự cải thiện của ngân hàng trong việc xử lý một lượng lớn các tài sản nợ xấu tồn đọng thông qua thu hồi nợ. 

Ngoài ra, các chỉ số cấp vốn và thanh khoản ở mức trung bình, nhưng đã cải thiện sau khi giảm trong năm 2015 sau thương vụ sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam. 

Moody’s cũng đã loại bỏ điều chỉnh tiêu cực cho độ minh bạch (opacity) và tính phức tạp (complexity), do các thông tin công bố được cải thiện cho thấy sự rõ ràng trong cơ cấu sở hữu và quản trị doanh nghiệp của ngân hàng. 

Ngoài ra, STB cũng vừa công bố BCTC kiếm toán 2020 với tiến độ xử lý tài sản tồn đọng tích cực. Theo đó, ước tính của chúng tôi cho thấy ngân hàng đã xử lý và dự phòng 16.800 tỷ đồng tài sàn tồn đọng trong năm 2020 so với ước tính trước đó là 13,1 nghìn tỷ đồng. Sự chênh lệch chủ yếu do mức giảm trong khoản phải thu từ việc bán quỹ đất Cần Đước từ 7,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2019 xuống còn 3,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 (so với giả định của chúng tôi là 6.900 tỷ đồng cho năm 2020).

Do tiến độ năm 2020 tốt hơn kỳ vọng của chúng tôi nên việc xử lý tài sản tồn đọng và triển vọng lợi nhuận cho STB có thể cải thiện nhanh hơn so với dự báo hiện tại. 

STB đã có những phiên giao dịch tưng bừng ít ngày qua, cùng với các mã khác tạo sóng rất lớn là SHB, FLCBSR

Công ty Chứng khoán Bản Việt khuyến nghị Khả quan cho cổ phiếu STB. 

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch: Sacombank, mã STB)

STB là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.

Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.

Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh. Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank.[cần dẫn nguồn] Cổ đông gia đình chính là gia đình ông Nguyễn Hiếu Bằng, chủ tịch hội đồng quản trị của Sacombank, nắm khoảng 15% vốn chủ sở hữu của Sacombank. 

Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Trong lần nâng mức xếp hạng vừa qua, Moody’s cho biết, các mức xếp hạng tín nhiệm của Sacombank có thể gia tăng trong tương lai khi Ngân hàng tiếp tục cải thiện đáng kể khả năng hoàn trả nợ vay thông qua thanh lý tài sản có vấn đề, nhận về tiền mặt, tăng trích lập dự phòng và được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn.

Theo Moody’s, khả năng thanh khoản và huy động vốn của Sacombank luôn là điểm mạnh nhờ mạng lưới kinh doanh rộng khắp và nền tảng khách hàng cá nhân bền vững.

Bên cạnh đó, Ngân hàng ít phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với biến động thị trường như nhận/gửi tiền liên ngân hàng, chỉ chiếm khoảng 3% tổng tài sản và là mức thấp nhất trong các ngân hàng Việt Nam được Moody’s xếp hạng.

Những kết quả đạt được cùng với sự đánh giá tích cực của Moody’s cho thấy, Sacombank thực sự chuyển mình cả về nội lực cũng như năng lực tài chính sau thời gian tập trung tái cơ cấu.

KBSV & Bản Việt
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.