UBCK và HOSE xin lỗi nhưng tiền mất đi không về, sắp tới nếu cá mập bày trò thì còn tệ tới đâu?!

CHIỀU THU

25/06/2021 16:48

Cá mập sẽ đắc thắng như vậy mỗi lần sàn đơ, sàn miễn huỷ sửa lệnh!

tra-hose-1622539295.jpeg

Đến nay thầy trò lãnh đạo nhà HOSE vẫn chưa xử lý nổi cái nhọt mang tên "đơ"

Nghẽn lệnh đã cả năm nhưng tới nay vẫn là bài toán “hóc búa” mà thầy trò lãnh đạo nhà HOSE vẫn chưa xử lý nổi.

Trong báo cáo đánh giá thị trường định kỳ hàng năm, MSCI lưu ý đến đến sự cố của sàn HOSE từ đầu năm 2021, đồng thời giữ nguyên các đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chỉ có lỗi công nghệ thôi mà lãnh đạo HOSE 'khóc lên khóc xuống', đổ lỗi hết chỗ này sang chỗ nọ, đổ cả cho hệ thống công nghệ Thái Lan đã gần hai chục năm? Xịn như Apple cũng bảo hành 1-2 năm, lâu như nệm Kymđan cũng chỉ bảo hành 5-7 năm. Người Thái họ bán hệ thống cho HOSE đã gần 20 năm, nay còn kêu khóc gì với họ?

Vậy nên bộ ngành chủ quản cũng quyết không nghe trình bày nhiều của HOSE. Trước tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HOSE diễn ra trong thời gian qua nhưng chưa được xử lý dứt điểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu Thanh tra Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện thanh tra đối với HOSE.

Mới nghẽn lệnh mà HOSE đã khóc, nếu cá mập bày trò quỷ quái thì còn tệ tới đâu?!

Như mấy phiên đầu tháng 6, trong khi nhà đầu tư nhỏ lẻ không được huỷ sửa lệnh, thì ở đâu đó cá mập vẫn bán được hàng. Sân chơi HOSE là công bằng nhưng một số nhà đầu tư đang công bằng hơn nhà đầu tư khác? Đặt mua giá thấp rồi hả? Đợi đó anh bán rẻ cho chứ huỷ gì tầm này!!. Cá mập sẽ đắc thắng như vậy mỗi lần sàn đơ, sàn miễn huỷ sửa lệnh!

NĐT cá nhân thì liên tục bất bình với HOSE. HOSE khóc bằng nước mắt cá gì không biết, chỉ biết cá mập có thể làm nhà đầu tư nhỏ lẻ khóc bằng máu mỗi khi bị bịt mắt đánh nhau với cá mập trên một 'chiếc sàn' bị đơ, bị truất quyền huỷ sửa.  

Việc nghẽn lệnh, theo Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trần Văn Dũng, không chỉ vì thị trường tăng nhanh mà có một phần trách nhiệm của cơ quan điều hành.

Sáng 24/6, "Chúng tôi nợ nhà đầu tư lời xin lỗi", ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nói tại buổi tọa đàm sáng 24/6.

Xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh là điều đáng tiếc nhưng theo ông Dũng, việc này cũng cho thấy thị trường đã tăng trưởng vượt bậc. "Gần 1/4 thế kỷ tham gia thị trường, cùng với các thế hệ gầy dựng, những người như chúng tôi chỉ mong thấy được thị trường như ngày hôm nay, phát triển cả về quy mô, thanh khoản và độ sâu", ông nói

Nhưng không vì thế mà ông đổ lỗi rằng nghẽn lệnh hoàn toàn do khách quan. Người đứng đầu ngành chứng khoán thừa nhận, những nhà quản lý đã có lúc bị xao nhãng. Sự mất tập trung đó đến từ sự vận hành quá trơn tru của thị trường trong giai đoạn trước, không lường trước hết tình hình thị trường có thể tăng tốc nhanh như hiện nay. Điều này dẫn tới hệ thống mới chưa được chuẩn bị một cách kịp thời.

Ngay khi tình trạng nghẽn lệnh xảy ra, Bộ Tài chính đã coi sự cố này là tình trạng khẩn cấp quốc gia, tập trung mọi nguồn lực để xử lý dứt điểm. Một trong những mục tiêu lớn nhất là không để thị trường ngừng nghỉ dù chỉ là một ngày. Đồng thời, cơ quan quản lý phải tìm ra giải pháp khẩn cấp và dài hạn để xử lý vấn đề.

Cái khó nhất trong 6 tháng qua, theo ông Dũng, là tìm được giải pháp tốt nhất trong bối cảnh chịu nhiều sức ép, và giữa một "rừng" giải pháp. Tốt nhất trong trường hợp này là hạn chế tối đa ảnh hưởng tới nhà đầu tư, nhưng vẫn phải giảm tải được cho hệ thống, giúp thị trường ổn định hơn. Thực tế, nhiều nhà đầu tư đã nghĩ rằng Sở và Ủy ban chỉ "nhắm mặt chọn bừa", nhưng ông Dũng kể, mỗi giải pháp được đưa ra đều là sự tính toán, nghiên cứu từ tình hình thực tế.

Cơ quan quản lý đã xin lỗi, có điều tiền mất đi của Nhà đầu tư đằng nào cũng không về. 

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.