Vietcombank, Sacombank, Agribank được Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng

CHIỀU THU

08/09/2022 08:30

NHNN tiếp tục nới tỷ lệ tăng trưởng này tại một số nhà băng.


Bốn "ông lớn" ngân hàng và một số nhà băng tư nhân có sức khoẻ tốt hoặc tham gia tái cơ cấu vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tín dụng 1-4%.

Sáng 7/9, các ngân hàng thương mại nhận được thông báo chính thức từ phía Ngân hàng Nhà nước về hạn mức tăng trưởng tín dụng mới của cả năm.

Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước đồng loạt nới hạn mức tín dụng cho một số tổ chức tín dụng trong năm nay. Các năm trước, nhà điều hành thường có 1-2 đợt nới room trong năm, sau khi đã giao mức trần cho từng đơn vị vào đầu năm.

Kiên định với mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng cả năm của hệ thống quanh mức 14%, nhà điều hành lần này thận trọng cấp thêm từ 1% đến 4% "room" tín dụng`so với mức cũ, tuỳ từng nhà băng.

Vietcombank - một trong hai nhà băng thị trường kỳ vọng có dư địa tăng trưởng cao nhất - vừa được nới thêm 2,7% so với mức trần cũ là 15%.

Đại diện Vietcombank cho biết hạn mức tín dụng mới của cả năm là 17,7%. Hết tháng 8, nhà băng này đã tăng trưởng tín dụng 14,7% so với đầu năm. Do đó, ngân hàng còn dư địa cho vay mới tối đa khoảng 32.000 tỷ đồng trong 4 tháng còn lại của năm.

Với Agribank, ngân hàng 100% vốn nhà nước, cũng vừa được nới thêm room 3,5% so với mức cũ là 7%. Với quy mô dư nợ top đầu hệ thống, dự kiến nhà băng này còn dư địa khoảng 50.000 tỷ đồng để tung ra thị trường đến hết năm.

Hai nhà băng có vốn nhà nước còn lại cũng được nới room, nhưng ở mức khiêm tốn hơn. Còn với nhóm nhà băng tư nhân quy mô nhỏ hơn, mức nới tín dụng quanh 3% khá phổ biến.

Sacombank được giao thêm room 4% so với hạn mức cũ là 7%. Tính trên tổng quy mô dư nợ hơn 400.000 tỷ đồng vào cuối quý II, nhà băng này còn dư địa tăng trưởng hơn 11.000 tỷ đến hết năm.

Một nhà băng tư nhân khác (có kế hoạch nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém) cũng được cấp thêm room tín dụng khoảng 3%, tương đương với mức tăng trưởng tín dụng cả năm xoay quanh 14,5%. Room được nới cao so với mặt bằng, nhưng nhân viên tín dụng của nhà băng này cho biết khó lòng đáp ứng hết lượng hồ sơ đăng ký vay đang tồn đọng.

Nhìn chung, dư địa cho vay còn lại trong 4 tháng cuối năm rất hạn chế, một phần do các nhà băng đã tăng trưởng tín dụng mạnh từ nửa đầu năm.

Hết tháng 8, mức tăng trưởng tín dụng đạt 9,91% - cao hơn nhiều so với cùng kỳ hai năm trước. Các nhà băng gần đây cũng đã chạm trần tăng trưởng tín dụng được cấp từ đầu năm khiến người dân và doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay.

Mặc dù nhu cầu tín dụng của nền kinh tế rất cao sau dịch, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thận trọng khi cấp hạn mức tín dụng. Việc kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá trong bối cảnh kinh tế thế giới khó lường khiến cơ quan này rơi vào thế khó.

Với ưu tiên kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm quanh mức 14%. Dư địa tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống còn lại hơn 4%, có thể phần nào giải toả cơn khát tín dụng nhưng khó lòng đáp ứng được hết nhu cầu vào mùa kinh doanh cao điểm cuối năm.

Trong bối cảnh phải co kéo nguồn tín dụng, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước từ trước đến nay là ưu tiên phân bổ cho các nhà băng có chỉ số hoạt động tốt, lành mạnh và hệ số an toàn cao. Bên cạnh đó, những nhà băng đi đầu trong việc thực thi các chính sách Chính phủ như nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, hoặc tham gia vào việc tái cơ cấu nhà băng yếu kém cũng là những đơn vị được ưu tiên khi phân bổ tín dụng.

"Ở góc độ là một doanh nghiệp, chúng tôi đương nhiên không muốn bị giới hạn việc tăng trưởng", tổng giám đốc của một nhà băng tư nhân nói. Tuy nhiên, ông cũng như nhiều lãnh đạo ngân hàng khác đều thừa nhận tầm quan trọng của việc ưu tiên kiểm soát lạm phát và hiểu với thế khó của nhà điều hành.

Đối diện với giai đoạn tăng trưởng chậm trong giai đoạn tới, lãnh đạo các nhà băng cho biết sẽ đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, tái cấu trúc lại danh mục và đẩy mạnh các dịch vụ khác. Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng không dễ dãi, các doanh nghiệp theo đó, cũng nên xem xét lại việc tăng gánh nặng cho vay, đặc biệt khi kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khó lường.

Cập nhật ngày 28/11/2021: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room tín dụng lần thứ 3 cho 11 ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước vừa nới room cho 11 ngân hàng. Trong đó, 4 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20%, bao gồm: TPBank (23,4%), Techcombank (22,1%), MSB (22%) và MB (21%). VIB và VPBank đứng ở nhóm tiếp theo với hạn mức tín dụng lần lượt 19,1% và 17,1%..

Khi các Ngân hàng thương mại gần chạm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, họ không thể tiếp nhận nhiều hồ sơ vay vốn, đồng thời sẽ khắt khe hơn trong việc lọc khách hàng vay để chọn hồ sơ tốt nhất. Room tín dụng hạn chế cũng sẽ làm tăng lãi suất cho vay.

Dư địa tín dụng tăng giúp giảm lãi suất, đáp ứng mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế.

 

Ngân hàng Nhà nước cân nhắc lùi tiếp lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Từ 1/10/2021 vừa qua, các Ngân hàng thương mại phải giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (SFLR) từ mức 40% trước đó về mức 37%. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đang cân nhắc lùi thời điểm áp dụng.

Về nguyên tắc để giảm SFLR thì phải giảm/giữ nguyên cho vay trung dài hạn, tăng huy động vốn, hoặc kết hợp với tốc độ phù hợp. Tất cả các hành động đều có thể làm tăng lãi suất, hạn chế khả năng cho vay.

Lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn có thể giúp mặt bằng lãi suất tiếp tục ổn định ở mức thấp, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Ngoài ra, cần phát triển kênh huy động qua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để khai thông nguồn vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp.

Cập nhật ngày 14/7/2021: NHNN bắt đầu nới room tín dụng cho một số ngân hàng: MBB, VPB

Trong ngày 14/7, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận về việc nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 cho một số nhà băng.

Trong đó, cơ quan quản lý tiền tệ chấp thuận điều chỉnh mức dư nợ tín dụng tối đa đến hết năm 2021 của MBBank theo đề nghị của ngân hàng từ 10,5% lên 15%.

Cùng với đó, hạn mức tăng trưởng tín dụng tại VPBank cũng được điều chỉnh từ 8,5% lên 12,1% cho cả năm nay.

NHNN yêu cầu các nhà băng được nới hạn mức tăng trưởng này xây dựng kế hoạch và kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, nhưng không vượt quá mức tăng trưởng tín dụng được NHNN thông báo trong năm.

NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tốt các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn hệ thống và góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

NHNN bat dau noi room tin dung cho mot so ngan hang anh 1

Một số ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm đã gần hết hạn mức NHNN giao cả năm. Ảnh: Việt Linh.

Trong đó, các nhà băng phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực quản lý rủi ro, khả năng huy động vốn, đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn để cấp tín dụng, tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay.

Đồng thời, tăng trưởng tín dụng cũng phải đi kèm với việc chấp hành các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn, giới hạn cấp tín dụng theo khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, ngoại hối, quản trị rủi ro và kiểm soát nợ xấu…

NHNN yêu cầu các ngân hàng tập trung tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu và kiểm soát chặt chẽ, hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán...

Trước đó, tại cuộc họp của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với các tổ chức tín dụng về việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng thương mại đã có đề nghị cơ quan quản lý cấp thêm room tín dụng trong những tháng cuối năm để tạo dư địa tín dụng hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Vietcombank, cho biết đầu năm nay, ngân hàng này được giao chỉ tiêu tín dụng 10% nhưng đến hết tháng 6, tín dụng ngân hàng đã tăng trưởng hơn 9%.

“Do vậy, để tiếp tục hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn hiện nay, Vietcombank cần được NHNN nới room tín dụng trong những tháng cuối năm”, ông Tùng đề nghị.

Tương tự, các ngân hàng như BIDV, SHB, TPBank, LienVietPostBank… cũng đều có kiến nghị được nới room tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2021.

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ cho biết NHNN, cho biết sẽ tiếp nhận và xử lý đề xuất nới room tín dụng cho các ngân hàng đã sử dụng hết chỉ tiêu.

Dựa trên kiến nghị của các nhà băng, NHNN sẽ đánh giá và đưa ra định mức phù hợp cho mỗi tổ chức tín dụng. Việc này cũng tương tự như mọi năm, cơ quan quản lý sẽ xem xét khi các ngân hàng có đề nghị.

Chia sẻ tại cuộc họp sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm nay, Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết với mức tăng trưởng nửa năm tương đối tích cực, con số tăng trưởng tín dụng kế hoạch 12% cho năm nay có thể đạt được.

Thậm chí, nếu giữ xu hướng khống chế tốt được dịch bệnh, NHNN có thể xem xét mở rộng tín dụng cao hơn con số 12% này.

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.