[Stock_Journal] Cổ phiếu VGT - VINATEX : dệt may giờ là tầm thường, đất đai mới là thiên đường

Stock_Journal

22/02/2021 21:15

Tại sao Tập đoàn dệt may Việt Nam VINATEX (VGT) sẽ là siêu cổ phiếu trong thời gian tới và liệu VGT phải tăng giá bao nhiêu lần để về đúng giá trị của doanh nghiệp.

792w-1-truong-cao-dang-kinh-te-ky-thuat-vinatex-tphcm-1613977992.jpg

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM

Vì theo số vốn điều lệ hiện tại thì VGT có vốn điều lệ 5000 tỷ đồng (tương đương với 500 triệu cổ phiếu) đây được xem là môt tập đoàn có vốn điều lệ cực kỳ bé nhỏ so với quy mô của ngành nghề so với các công ty con công ty liên kết mà VGT đang sở hữu so với giá trị thương hiệu giá trị tài sản đất đai mà VGT đang sở hữu.

Nếu làm phép so sánh với Tổng công ty Bia sài gon SABECO có vốn điều lệ còn hơn 6400 tỷ đồng còn nhiều hơn cả một tập đoàn khủng VINATEX nơi mà giá trị xuất khẩu lên tới hơn 40 tỷ USD và đang hướng vào thị trường EU hơn 250 tỷ USD thì ta mới thấy vốn điều lệ VINATEX cực kỳ bé. Hay so sánh với các công ty như VNM, VIC, MSN… hay các ngân hàng thì vốn điều lệ của VINATEX có thể ví như đem trứng chọi đá, đem châu chấu đá VOI. Đó chính là lý do mà trong cuộc họp ĐHCĐ 2020, lãnh đạo VINATEX cho biết lẽ ra vốn điều lệ của VGT phải…

“Liên quan đến việc thoái vốn, đại diện Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền và chủ trương sẽ thực hiện theo 2 bước. Bước đầu tiền là thoái về còn 25% và bước hai sẽ thoái phần còn lại. Hiện Nhà nước đang sở hữu hơn 53% cổ phần Vinatex.

SCIC đã triển khai một số thủ tục cần thiết, tuy nhiên về mặt kỹ thuật đang vướng một số điểm. Đơn cử, sau khi quyết toán vốn đợt 2, Bộ Công Thương yêu cầu Vinatex phải làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ. Đại diện SCIC đề cập theo quy định, tập đoàn phải tăng vốn điều lệ 71 lần, điều này là không khả thi.”

Điều này có phải là do vốn điều lệ của tập đoàn VGT quá bé không tương xứng với tài sản quy mô doanh nghiệp hiện có???.

Còn nhớ trong thời khắc chuyển giao Vinatex từ Bộ công thương về SCIC lãnh đạo Vinatex đã có những nguyện vọng đề xuất, trong đó đáng chú ý:

ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex có 3 kiến nghị khi Vinatex chuyển về SCIC. Thứ nhất, Vinatex cần được hỗ trợ giải quyết nhanh việc tăng vốn nhà nước bằng quyền chuyển đổi sử dụng đất để chi trả quyền lợi cổ đông cho phù hợp.

Điều này có nghĩa là Vinatex cần tăng vốn và việc tăng vốn bây giờ chỉ còn cách xác định quyền chuyển đổi sử dụng đất để chi trả cho cổ đông.

Ngoài việc tăng vốn bằng chia cổ phần thì các bạn nghĩ giá VGT khi thoái phải bao nhiêu thì mới đúng giá trị DN?

Hiện VGT có 2 cổ đông lớn là Vingroup và tập đoàn ITOCHU Nhật Bản.

Gia nhập EVFTA Chủ tịch Vinatex: nói Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu vải từ Hàn Quốc để có thể đáp ứng 50% quy tắc xuất xứ từ EU.

Trong bối cảnh đó, tỷ lệ nội địa hóa tăng lên khi Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa hai nước mở ra cơ hội mới cho dệt may Việt Nam. Theo người trong ngành, thoả thuận này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao từ Hàn Quốc để sản xuất, gỡ điểm nghẽn về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu vải đối với hàng dệt may xuất khẩu đi thị trường EU, do Hàn Quốc cũng đã ký hiệp định thương mại với EU.

Nay với Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa hai nước trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thì hàng may từ Việt Nam vào EU có tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ tới 50% (cộng gộp lượng vải từ Việt Nam và vải nhập từ Hàn Quốc)".

Điều này là hết sức thuận lợi cho dệt may Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào EU. Các dệt may Việt Nam sẽ cân nhắc sử dụng nhiều hơn vải từ Hàn Quốc bên cạnh lượng vải được sản xuất tại Việt Nam để thực hiện các đơn hàng vào EU, đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải, vị này cho biết.

EU hiện là thị trường có quy mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 250 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU còn khá khiêm tốn, như năm 2019 kim ngạch xuất khẩu chỉ mới đạt 4,3 tỷ USD, chiếm 2% thị phần của thị trường EU, một tỷ lệ rất nhỏ so với những tiềm năng mà thị trường này đem lại.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã ngay lập tức được hưởng lợi từ EVFTA

Như vậy có thể thấy lợi nhuận VGT sẽ bùng nổ dữ dội và hưởng lợi cực kỳ to lớn. Tại sao một tập đoàn VGT mà giá thua xa TCM 81k

Theo dõi VGT có hiện tượng đè gom hàng năm nay. Liệu anh Vingroup, ITOCHU hay một đại gia nào khác sẽ sở hữu VGT khi SCIC thoái vốn

VINATEX đúng là một ngành công nghiệp hàng trăm tỷ USD đang chờ người khai phá.

4826-tap-doan-det-may-viet-nam-vnf-rznw-1613978044.jpg
Siêu thị VINATEX

Chúng ta cùng nhìn lại giá trị đất đai mà VINATEX đang sở hữu:

Hà Nội:

Số 27, Bà Triệu, Hoàn Kiếm - HN: 27,7 m2

83B, Lý Thường Kiệt - Hà Nội: 68,7 m2

151, Thụy Khuê, Hà Nội: 128,12 m2

Số 57B, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, HN: 155,2 m2

Số 2, Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, HN: 236,7 m2

Số 32, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, HN: 677,7 m2

Số 25, Bà TRiệu, Hoàn Kiếm - HN: 995,0 m2

41A, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, HN: 2.064,0 m2

Số 250, Minh Khai, Hai Bà TRưng, HN: 2.265,0 m2

Số 460, Minh Khai, HBT, HN: 4.105,0 m2

Số 28, ngõ 53, Đức Giang, Long Biên, HN: 5.752,2 m2

Số 67, Ngô Thì Nhậm, Hoàn Kiếm, HN: 14.743,9 m2

Số 524, Minh Khai, Hai Bà Trưng, HN: 22.355,9 m2

XN Sợi Phú Xuyên - Hà Nội: 28.229,0 m2

Sài Gòn:

Số 10, Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM: 488,0 m2

Số 39-41-43, Bến Chương Dương, NTB, Quận 1: 926,6 m2

Lô 1009, P 19, Q Tân Bình, TP.HCM 2.292,0 m2

Hưng Yên:

KCN May Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên: 4.854,0 m2

KCN May Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên: 11.648,0 m2

KCN May Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên: 27.000,0 m2

XN Dệt Km6+200, Yên Mỹ, Hưng Yên: 42.657,0 m2

Xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên: 66.095,0 m2

Xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên: 89.862,0 m2

+KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An: 70.015,0 m2

Ngoài ra VINATEX còn sở hữu hàng chục các công ty con công ty liên kết giá trị thương hiệu tài sản đất đai rất lớn

Chuỗi giá trị hoàn chỉnh Vinatex có đầy đủ các thành phần cần thiết để tạo thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh bao gồm kéo sợi, dệt - nhuộm vải, may và khâu nghiên cứu đào tạo, làm nền tảng để Tập đoàn tiến từ gia công thuần túy CMT lên sản xuất xuất khẩu ODM. Đây cũng là điều kiện cơ bản để hưởng thuế suất ưu đãi theo các hiệp định tự do thương mại cũng như tự chủ cao trong sản xuất.

Sở hữu quỹ đất lớn và giá trị Giống như các doanh nghiệp Nhà Nước khác, Vinatex sở hữu rất nhiều quyền sử dụng đất có giá trị cao bắt nguồn từ các nhà máy, nhà xưởng và văn phòng làm việc cũ, đặc biệt là một số miếng đất vàng có diện tích lớn tại Hà Nội. Chúng tôi cho rằng đây có thể là lý do chính giải thích vì sao trong danh sách cổ đông lớn của Vinatex có tên của Tâp đoàn Vingroup. Vinatex đang được giao quản lý và sử dụng quỹ đất 490,000 m2, trong đó hơn 16% tỷ trọng tập trung tại thủ đô Hà Nội, tương đương 81,875 m2; tại TPHCM hơn 3,742 m2 và con số tại thành phố Đà Nẵng là 26,955 m2. Ngoài ra, hơn 378,428 m2 còn lại rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước như Hưng Yên, Hải Phòng, Long An, Quảng Ngãi…

Chúng ta còn nhớ SABECO một Tổng công ty mà vốn điều lệ còn to hơn cả VINATEX mà bán giá 350k/cp. Vậy theo bạn VGT giá trị thực bao nhiêu?

Stock_Journal
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng. 
NGUYEN

NGUYEN

21:17 22/02/2021

Ngon quá