Quý I/2023, lợi nhuận toàn thị trường đã giảm khoảng 20%, với sự suy yếu rõ nét của khối phi tài chính khi đã giảm gần 30% yoy. Điều này phản ánh những khó khăn các doanh nghiệp đang gặp phải trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; tăng trưởng thấp đi kèm với rủi ro suy thoái tại nhiều nước đối tác lớn trong khi sức cầu trong nước chưa hồi phục hoàn toàn.
Trong Quý II/2023, các yếu tố khó khăn vẫn nhiều hơn thuận lợi, tuy nhiên với các chính sách hỗ trợ, khơi thông dòng vốn nền kinh tế sẽ thẩm thấu và giúp các doanh nghiệp dần vượt qua khó khăn, trước khi bước vào chu kỳ tăng trưởng mới trong các quý tới. Thị trường chứng khoán cũng đang tích cực với mức tăng 6% kể từ đầu tháng 5, thanh khoản sôi động với những phiên giao dịch trên 20.000 tỷ đồng.
Agriseco Research đã sàng lọc, lựa chọn những cổ phiếu có cơ bản tốt và có yếu tố đột biến lợi nhuận trong Quý II, đây là những cổ phiếu phù hợp để nắm giữ trong bối cảnh thị trường hiện tại.
CTCP Nhựa Bình Minh (HSX: BMP)
❖ Kỳ vọng lợi nhuận Q2/2023 duy trì đà tăng trưởng tích cực nhờ giá hạt nhựa đầu vào giảm: Biên lợi nhuận của BMP liên tục cải thiện và đạt mức cao kỷ lục trong Q1.2023 ở mức 38,5% nhờ giá hạt nhựa đầu vào giảm. Xu hướng trên vẫn tiếp tục được duy trì trong Q2.2023 khi giá hạt nhựa PVC tiếp tục trong xu hướng giảm và đang ở mức thấp hơn khoảng 27% so với cùng kỳ.
❖ Nhu cầu có thể cải thiện nhờ thị trường BDS dần phục hồi: Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ có thể dần thẩm thấu và giúp cho thị trường BĐS ấm trở lại, qua đó giúp cải thiện nhu cầu đầu ra đối với các sản phẩm của BMP. ➢ Giá mục tiêu: 95.000 VND/cp
CTCP Tập đoàn Cienco 4 (UPCoM: C4G)
❖ Kỳ vọng lợi nhuận bán niên khả quan nhờ hạch toán từ các dự án: Cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn, Phan Thiết - Dầu Giây; Sân bay Phú Bài... Ngoài ra, doanh thu và lợi nhuận Quý 2 có thể tới từ việc chuyển nhượng 2 dự án BĐS (Long Sơn 1B và Long Sơn 3) trong Q2/2023.
❖ Theo chia sẻ của BLĐ, các hợp đồng trúng thầu năm nay đều có đơn giá tốt hơn, kết hợp với chi phí nguyên liệu giảm, do đó kỳ vọng lợi nhuận Quý 2 có thể sẽ cao hơn đáng kể so với Quý 1/2023. Ước tính trong 20 ngày đầu Quý 2, lợi nhuận thu về của C4G đã gần bằng mức Quý 1/2023. ➢ Giá mục tiêu: 15.000 VND/cp
CTCP Xây dựng Coteccons (HSX: CTD)
❖ Yếu tố lợi nhuận trong 1H/2023 dự báo sẽ phục hồi nhờ (1) Cùng kỳ năm trước CTD phải trích lập dự phòng khoảng 257 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu, chủ yếu tại dự án của Vạn Thịnh Phát, (2) Mặt bằng giá thép đã giảm khoảng 15-20% so với cùng kỳ và dự kiến tiếp tục giảm khi nhu cầu vẫn yếu và giá quặng sắt suy giảm.
❖ Backlog chuyển tiếp sang năm 2023 của CTD ở mức tương đối cao, khoảng 17.000 tỷ đồng (chưa bao gồm dự án Lego). CTD sẽ hạch toán được các dự án trọng điểm đã ký trong năm 2022 vào năm nay cũng như trúng thêm các dự án hạ tầng trọng diểm. ➢ Giá mục tiêu: 75.000 VND/cp
CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (HSX: DBD)
❖ KQKD Q1 tăng trưởng tích cực nhờ doanh thu kênh ETC tăng 39% yoy với sản phẩm thuốc điều trị ung thư và thuốc điều hòa miễn dịch tăng 84% yoy khi 2 dây chuyền thuốc tiêm và thuốc viên ung thư hoạt động với hiệu suất cao.
❖ Trong tháng 4, DBD vẫn duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng với LNTT ước tăng 43% yoy, qua đó chúng tôi kỳ vọng KQKD Q2 của DBD vẫn sẽ tăng trưởng với động lực đến từ kênh ETC và dòng sản phẩm thuốc điều trị ung thư. ➢ Giá mục tiêu: 55.000 VND/cp
CTCP FPT (HSX: FPT)
❖ KQKD 4T/2023 tiếp tục duy trì mức tăng 20% về doanh thu và LNTT. Trong đó, mảng Công nghệ dự báo tiếp tục tăng trưởng 18-20% yoy nhờ các hợp đồng ký mới nước ngoài và doanh thu chuyển đổi số. Mảng Viễn thông tăng trưởng ổn định 8-10% yoy từ lĩnh vực PayTV và Data Center. Mảng Giáo dục duy trì mức tăng 30% yoy.
❖ Trong Quý II, FPT đã ký hợp đồng chuyển đổi số cho các địa phương như Cà Mau, Gia Lai. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất giảm và tỷ giá ổn định giúp KQKD trên thị trường quốc tế ổn định hơn, đặc biệt tại Nhật Bản.
❖ FPT có kế hoạch trả cổ tức 15% cổ phiếu và 10% tiền mặt trong Quý II/2023. ➢ Giá mục tiêu: 100.000 VND/cp
TCT Hàng không Việt Nam (HSX: HVN)
❖ Sản lượng khách đi qua các cảng hàng không tiếp tục phục hồi mạnh mẽ giúp HVN cải thiện doanh thu. Tính tới tháng 4, sản lượng khách đi qua các cảng hàng không đạt 36,4 triệu lượt. Trong đó lượt khách quốc tế đã hồi phục về mức 77-78% so với năm 2019 và giúp doanh thu vận tải hành khách của HVN gấp hơn 2 lần yoy. Sản lượng khách quốc tế tới Việt Nam tiếp tục cải thiện thời gian tới, từ đó cải thiện doanh thu vận tải hàng không.
❖ Giá xăng Jet A1 sụt giảm góp phần đẩy nhanh tiến trình cải thiện lợi nhuận của HVN. Trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế, EIA dự báo giá dầu thô sụt giảm từ 5-10% các tháng kế tiếp. Thông thường giá dầu thô diễn biến cùng chiều với giá xăng Jet A1, do đó chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận HVN tương lai sẽ có sự cải thiện, đặc biệt khi HVN đã lần đầu báo lãi trước thuế sau Covid-19 trong Quý I/2023. ➢ Giá mục tiêu: 15.000 VND/cp
CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HSX: KBC)
❖ Kỳ vọng KQKD Quý II/2023 tăng trưởng tích cực nhờ doanh số cho thuê khu công nghiệp: KBC đã ký Biên bản ghi nhớ khoảng 83ha từ KCN Tân Phú Trung và KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh. Agriseco Research dự báo KQKD Quý II của KBC sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan với doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng, gấp từ 4- 5 lần so với cùng kỳ và LNST khoảng 900 tỷ đồng so với mức âm trong năm 2022.
❖ Tiến độ triển khai bán hàng các dự án tích cực: Trong Quý I/2023, khoản người mua trả trước và nhận đặt cọc hơn 2.200 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ so với cuối năm 2022, chủ yếu từ các dự án KCN Quang Châu mở rộng, Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tân Phú Trung, KĐT Tràng Duệ và Phúc Ninh. Điều này cho thấy tiến độ bán hàng năm 2023 khả quan và kỳ vọng KQKD sẽ tăng trưởng mạnh so với mức nền thấp cùng kỳ.
❖ Tình hình tài chính duy trì lành mạnh giúp giảm áp lực nợ vay: Mặc dù vay nợ tăng gần 600 tỷ đồng so với đầu năm nhưng các hệ số đòn bẩy tài chính vẫn ở mức an toàn. Tỷ lệ nợ vay vẫn nhỏ so với tổng tài sản và tài sản lưu động. Theo đó, KBC sẽ có đủ nguồn lực tài chính để trả nợ trái phiếu đáo hạn. ➢ Giá mục tiêu: 33.000 VND/cp
Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HSX: PET)
❖ Kỳ vọng lợi nhuận Q2.2023 tăng trưởng so với mức cùng kỳ: Hoạt động kinh doanh nhiều khả năng sẽ cải thiện nhẹ so với mức nền thấp cùng kỳ và cao hơn so với Quý I/2023 nhờ mảng thiết bị di động. Bên cạnh đó, 2 mảng dịch vụ hậu cần phân phối và dịch vụ catering tăng trưởng ổn định sẽ tiếp tục đóng góp vào lợi nhuận của PET trong Quý 2 và cả năm 2023.
❖ Nhu cầu tiêu dùng kỳ vọng bắt đầu khởi sắc từ nửa cuối năm: Trong nửa cuối năm, nhu cầu tiêu dùng kỳ vọng khởi sắc nhẹ trở lại nhờ (1) Chính phủ dự kiến ban hành NQ giảm thuế 10% xuống 8% từ 1/7/2023 và chính sách tăng lương cơ sở cũng bắt đầu từ tháng 7; (2) Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện thoại tăng lên nhờ hiệu ứng Iphone mới ra mắt tháng 9. ➢ Giá mục tiêu: 30.000 VND/cp
Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HSX: PVD)
❖ Dự kiến KQKD Quý II/2023 phục hồi mạnh khi (1) Giá giàn thuê tự nâng đã tăng khoảng 20% trong Quý I/2023, hiệu suất giàn thuê cải thiện so với mức 55-60% cùng kỳ nhờ khối lượng công việc lớn, (2) Lợi nhuận Quý II/2022 là mức nền thấp trong lịch sử hoạt động khi ghi nhận âm 74 tỷ VND.
❖ Nhu cầu giàn khoan dự kiến ở mức cao, tạo ra khối lượng công việc lớn để PVD thực hiện trong dài hạn. Theo PVD, các giàn JU của PVD đều đã có hợp đồng khoan năm 2023, trong đó có giàn PVD II và PVD III lần lượt phục vụ các hợp đồng dài hạn tại Indonesia và Malaysia. Bên cạnh đó, đại dự án Lô B - Ô Môn có thể tạo ra nguồn khối lượng công việc khổng lồ cho các doanh nghiệp khoan dầu như PVD, dự kiến sẽ có trên 700 giếng khai thác tại dự án này. ➢ Giá mục tiêu: 28.000 VND/cp
CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS)
❖ Cập nhật KQKD 4 tháng 2023: Doanh thu 3.410 tỷ đồng (+28% yoy) và lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng (+98% yoy) với động lực tăng trưởng chính đến từ mảng đường.
❖ Sản lượng đường cao nhất trong vòng 5 năm qua: Tổng sản lượng đường ước tính đạt 200.000 tấn (+54% yoy) trong năm 2023, cao nhất trong vòng 5 năm qua nhờ mở rộng diện tích canh tác (+19% yoy) và năng suất mía bình quân tăng.
❖ Kỳ vọng mảng đường tiếp tục duy trì đà tăng trong Q2.2023: (1) Giá đường trong nước tăng theo giá đường thế giới. Giá đường trong nước tháng 5/2023 (RS An Khê) tăng 12% yoy lên mức 20.000 đồng/kg (2) Tham gia vào kênh thương mại hiện đại. QNS bắt đầu chuỗi bán lẻ với nhãn hiệu “Đường An Khê” tại BHX bắt đầu từ T3/2023. Trong T5/2023 sẽ tiếp tục hợp tác với Big C, Coop, Winmart. ➢ Giá mục tiêu: 48.000 VND/cp
Cập nhật ngày 4/4/2022: Một số cổ phiếu cơ bản tốt dự kiến có lợi nhuận Quý 1/2022 tăng trưởng mạnh
C4G – CTCP TẬP ĐOÀN CIENCO 4 (UPCOM)
Kỳ vọng lợi nhuận Q1/2022 tích cực nhờ chuyển nhượng dự án BĐS: 2 dự án tại KĐT Long Sơn 1 và Long Sơn 3 dự kiến được chuyển nhượng và hạch toán trong Q1/2022 này, ước tính lợi nhuận từ 80-100 tỷ đồng.
Triển vọng dài hạn từ việc trúng thầu các dự án cao tốc: Tính tới cuối năm 2021, backlog các dự án của C4G đang đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, và dự kiến sẽ ký mới thêm các hợp đồng với giá trị 5.000 tỷ đồng trong năm 2022. 2T/2022, C4G đã trúng thầu thêm gói nâng cấp sân bay Cam Ranh, giá trị 650 tỷ đồng và gói thầu XL02 - dự án cầu Xóm Bóng, giá trị 152,6 tỷ đồng. Công ty mới đây cũng đã tăng vốn điều lệ lên gấp đôi để trả bớt các khoản vay nợ tại ngân hàng cũng như tích luỹ nguồn vốn để có thể tham gia đấu thầu các dự án cao tốc mới.
C4G có kế hoạch chuyển sàn niêm yết trên HOSE vào năm 2022. Nếu thực hiện, đây có thể là động lực tăng giá trong thời gian ngắn hạn sắp tới. • Giá mục tiêu: 32.500đ/cp
CTR – CÔNG TRÌNH VIETTEL (HOSE)
Cập nhật KQKD: CTR ghi nhận KQKD 2T.2022 ấn tượng với doanh thu đạt 1.330 tỷ đồng (+24% yoy) và LNTT tăng mạnh đạt 74,3 tỷ đồng (+36% yoy). Cụ thể, CTR đã bổ sung phê duyệt kế hoạch tăng trạm TowerCo lên 2.500 và bổ sung 61 trạm cho thuê. Công ty cũng đã thành công ký kết được nhiều hợp đồng mới như ký kết hợp đồng dự án Novaworld 247; triển khai và ký nhiều hợp đồng lắp đặt ĐMT; khai thác thành công các dự án vận hành cho các trạm.
KQKD Quý I/2022 hưởng lợi nhờ các hợp đồng dự án cho thuê TowerCo và các tiến độ ký hợp đồng mới tại các lĩnh vực kinh doanh: Dự kiến KQKD Quý I/2022 của CTR tiếp tục tăng mạnh hơn 20% nhờ các hợp đồng cho thuê TowerCo và hợp đồng ký mới.
Agriseco Research cho rằng với nhu cầu sử dụng Internet tăng cao và đầu tư triển khai mạng 5G thì việc phát triển TowerCo sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng chính trong năm nay. • Giá mục tiêu: 110.000đ/cp
Bản Việt khuyến nghị MUA cổ phiếu CTR (Viettel Construction), kỳ vọng tăng giá hơn 30%
DGC – HÓA CHẤT ĐỨC GIANG (HOSE)
Giá Phốt pho (PP) vàng duy trì ở mức cao: mặc dù có sự điều chỉnh từ vùng đỉnh vào T10/2021, giá PP vàng vẫn đang duy trì ở một vùng cao hơn khoảng 2 lần svck và là mức rất cao trong lịch sử.
Tiềm năng xuất khẩu: Việc Trung Quốc cắt giảm sản và đặt mục tiêu chuyển dịch sang nhập khẩu ròng PP vàng là cơ hội để DGC đặt chân vào thị trường tỷ dân này. Bên cạnh đó, Châu Âu cũng cho thấy là một thị trường tiềm năng khi đang có nhu cầu tìm kiếm nguồn cung để bù đắp gián đoạn sản lượng từ Kazakhstan do bất ổn địa chính trị trong khu vực.
Động lực tăng trưởng dài hạn từ dự án Nghi Sơn: Dự án có tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng cho giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành trong 2024. Theo đó, đây sẽ là nhà máy đầu tiên khép kín được dây chuyền sản xuất PVC tại Việt Nam. • Giá mục tiêu: 256.000đ/cp
Vì sao giá cổ phiếu DGC (Hóa chất Đức Giang) tăng gần 300% chỉ trong một năm qua?
DPM – ĐẠM PHÚ MỸ (HOSE)
Cập nhật KQKD: LNTT 2 tháng đầu năm ước đạt 1.422 tỷ đồng, tăng 12 lần svck. DPM đạt kết quả ấn tượng kể trên nhờ trúng thầu đơn hàng xuất khẩu lớn trong T1 với mặt bằng giá phân bón vẫn ở mức cao, thậm chí tiếp tục tăng sau những bất ổn địa chính trị và việc nhà cung cấp lớn trên thế giới là Nga cấm xuất khẩu phân bón.
Triển vọng giá phân bón và cơ hội mở rộng xuất khẩu: Giá phân bón trong năm 2022 vẫn có khả năng duy trì ở mức cao trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và một số nước ban hành lệnh cấm xuất khẩu phân bón. Đây cũng là thời cơ thuận lợi để mở rộng thị phần và hướng tới xuất khẩu cho DPM. Xuất khẩu phân bón của nước ta trong 2T/2022 đã tăng mạnh 286% yoy. • Giá mục tiêu: 75.000đ/cp
FPT – TẬP ĐOÀN FPT (HOSE)
Cập nhật KQKD: Doanh thu và LNTT 2T.2022 FPT lần lượt đạt 6.102 tỷ đồng (+27% yoy) và 1.102 tỷ đồng (+30% yoy). Mảng công nghệ ghi nhận kết quả ấn tượng đặc biệt từ thị trường nước ngoài với doanh thu tại Mỹ và APAC tăng 50% và 75%.
Kỳ vọng về đà tăng trưởng trên 20% trong Quý I/2022 tại tất cả các mảng kinh doanh: Với hệ sinh thái từ nhân công - viễn thông - công nghệ đang dần hoàn chỉnh sẽ giúp FPT có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, việc thay đổi ban lãnh đạo trong hội đồng quản trị cùng với việc ký kết các hợp đồng chuyển đối số trong và ngoài nước cũng cho thấy định hướng phát triển thành công ty công nghệ toàn cầu FPT. • Giá mục tiêu: 120.000đ/cp
Triển vọng cổ phiếu FPT năm 2022: động lực mạnh từ chiến lược phát triển Made-by-FPT
PNJ – CTCP VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN (HOSE)
Cập nhật KQKD: Tiếp đà tăng trưởng cao trong T1/2022, PNJ ghi nhận doanh thu tháng 2/2022 tăng 26,5% svck và LNST tăng 17,8% svck, đạt lần lượt 3.589 tỷ đồng và 252 tỷ đồng. Luỹ kế 2 tháng đầu năm, PNJ đạt trên 7.000 tỷ doanh thu và 522 tỷ đồng LNST, tăng lần lượt 41,1% và 36,7% svck.
Giá vàng tăng cao do bất ổn địa chính trị, tuy nhiên biên lợi nhuận gộp vẫn tương đối ổn định: Giá vàng tăng trong 2 tháng đầu năm đã thúc đẩy doanh thu vàng miếng tăng hơn 46% svck. Tuy nhiên, việc giá vốn cũng có những điều chỉnh đồng pha với giá vàng thế giới khiến biên LNG tháng 2 chỉ đạt 16,7%, thấp hơn svck (18,2%).
Kỳ vọng nhu cầu mua sắm các sản phẩm vàng, trang sức thời gian tới tiếp tục ở mức cao: (1) Căng thẳng giữa Nga-Ukraine trong trường hợp diễn biến tiêu cực hơn sẽ làm gia tăng nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn; (2) Người dân chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm đắt tiền như trang sức.
Dự kiến PNJ sẽ thực hiện phát hành riêng lẻ 15 triệu CP, giá 95.000đ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng chuỗi cửa hàng và chuyển đổi số. Giá mục tiêu: 120.000đ/cp
Cập nhật cổ phiếu PNJ (Vàng bạc Phú Nhuận): Triển vọng tươi sáng trở lại sau giãn cách
HPG – TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE)
Sản lượng bán hàng tích cực và đột biến ở tất cả các thị trường. Ở thị trường nội địa, mức tăng trưởng bán hàng thép xây dựng đều tăng trưởng từ 1,5 đến 3 lần svck nhờ vào nhu cầu từ xây dựng dân dụng và các dự án đầu tư công trong nước. Lũy kế 2 tháng đầu năm sản lượng thép xây dựng và HRC của HPG ước đạt 828 nghìn và 468 nghìn tấn. Trong khi ,dây chuyền sản xuất HRC của doanh nghiệp đã hoạt động hết công suất, sản lượng thép xây dựng tăng trưởng ấn tượng ở mức 2,2 lần svck.
Giá thép trong các tháng đầu năm vẫn được neo ở mức cao khi nguồn cung từ Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới vẫn bị hạn chế trong khi nhu cầu thép toàn cầu tăng cao. Dự báo biên lợi nhuận gộp của HPG sẽ cao hơn so với quý trước khi giá thép tăng giúp chuyển dịch một phần áp lực chi phí nguyên liệu vào giá bán tới tay người tiêu dùng. Giá mục tiêu: 65.000đ/cp
BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu HPG (Hoà Phát), giá mục tiêu 61.700 đồng/cp
MBB – NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (HOSE)
Cập nhật KQKD: Tín dụng 2 tháng đầu năm của MBB tăng trưởng tích cực 10% so với đầu năm giúp ngân hàng gia tăng thu nhập lãi thuần. Theo chia sẻ từ phía Banh lãnh đạo, LNTT Quý I/2022 của MBB dự kiến đạt 5.500 tỷ đồng và hiện nay ngân hàng đang thực hiện theo sát được kế hoạch này.
Tỷ lệ CASA luôn duy trì top cao đầu ngành (Q4/2021 đạt 49%) sẽ giúp MBB tối thiểu hóa được chi phí vốn, mở rộng biên lãi thuần NIM, gia tăng thu nhập lãi thuần.
Chất lượng tài sản vững chắc. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,9% Q4/2021 trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao kỷ lục (Q4 đạt 268%, chỉ sau VCB) sẽ giúp MBB giảm áp lực trích lập dự phòng trong Quý I/2022.
MBB dự định phát hành riêng lẻ tỷ lệ 1,9% cho Viettel trong thời gian tới, điều này sẽ giúp cổ phiếu MBB có lực hỗ trợ trong ngắn hạn. • Giá mục tiêu: 40.000đ/cp
MWG – CTCP THẾ GIỚI DI ĐỘNG (HOSE)
Cập nhật KQKD: MWG ghi nhận doanh thu tháng 1/2022 cao nhất trong lịch sử hoạt động - đạt 16.000 tỷ đồng, trong đó DT của chuỗi TGDĐ và ĐMX đạt trên 13.500 tỷ đồng, chuỗi BHX đạt trên 2.400 tỷ đồng. Điều này có được nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn cung hàng hoá và các chương trình khuyến mại và tiến độ giao hàng - lắp đặt xuyên suốt dịp Tết.
Chuỗi BHX sẽ được nâng cao chất lượng trong giai đoạn tới: BLĐ cũng đang để ngỏ kế hoạch IPO BHX cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Tháng 1 vừa qua, BHX cũng đã cải thiện doanh số trên 1 cửa hàng lên mốc 1,1 tỷ đồng, cao hơn con số trong 2 tháng cuối năm 2021 khoảng 0,8-0,9 tỷ đồng.
• Kỳ vọng về động lực tăng trưởng của các chuỗi bán lẻ: Chuỗi TopZone hiện tại đã mở gần 30 cửa hàng và đang cho kết quả khá khả quan khi doanh thu từ 8-10 tỷ đồng/cửa hàng/tháng. Về chuỗi nhà thuốc An Khang, MWG đã nâng sở hữu tại chuỗi này lên 100% và cũng sẽ hỗ trợ về nguồn lực trong giai đoạn mở rộng sắp tới. Giá mục tiêu: 176.000đ/cp
VRE – CTCP VINCOM RETAIL (HOSE)
Cập nhật HĐKD: Quý IV/2021 vừa qua VRE ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ về cả doanh thu và lợi nhuận, tăng lần lượt 74% và 400% so với Quý III.
Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực vào Quý I/2022 của VRE đến từ: (1) Toàn bộ nền kinh tế đã được mở cửa trở lại thúc đẩy việc khai trương và gia tăng diện tích cho thuê các sàn thương mại, (2) VRE sẽ không còn phải trích hỗ trợ khách thuê do ảnh hưởng của dịch bệnh đã qua, (3) Doanh nghiệp đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 đạt 80% - nguồn thu chính đến từ mảng cho thuê bán lẻ - nên doanh thu lợi nhuận của VRE sẽ được ghi nhận ngay vào Quý I tới, dự kiến tăng trưởng tốt trên mức nền thấp năm 2021. Giá mục tiêu: 46.000đ/cp
Triển vọng cổ phiếu VRE năm 2022: giá mục tiêu 46.000đ/cp, có thể TĂNG TỶ TRỌNG
SCS – CTCP DỊCH VỤ HÀNG HOÁ SÀI GÒN (HOSE)
SCS ghi nhận sản lượng vận chuyển hàng hoá 2T2022 tăng gần 30% svck, nhờ (1) khả năng cạnh tranh của cước vận tải hàng không so với vận tải đường thuỷ và (2) xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng trưởng 11,7% svck, tập trung vào các sản phẩm linh kiện và đồ điện tử. Công ty đặt kế hoạch năm 2022 tăng trưởng DT và LNTT khoảng 10% svck, đạt lần lượt 960 tỷ đồng và 670 tỷ đồng.
Mở rộng nhà ga hàng hoá sẽ giúp SCS gia tăng vị thế trong dài hạn. Công ty có kế hoạch nâng cấp giai đoạn 2 nhà ga hàng hoá SCSC lên 350.000 tấn/năm (+75% sv hiện tại), nhưng đang tạm ngưng do dịch Covid. Với việc đối thủ cạnh tranh trực tiếp là TCS đã hoạt động vượt công suất thiết kế nhiều năm qua và hoạt động trong nước trở lại trạng thái bình thường mới, SCS sẽ sớm thực hiện dự án này và lấy thị phần từ TCS. • Giá mục tiêu: 205.000đ/cp
GMD –GEMADEPT (HOSE)
Cập nhật KQKD: Năm 2021 GMD ghi nhận DT và LNTT tăng trưởng lần lượt 23% và 64%, đều vượt mức kế hoạch doanh nghiệp đề ra trong kịch bản lạc quan.
Sản lượng hàng hóa cập cảng tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng tích cực đến từ: (1) giá cước vận tải biển BDI đã hạ nhiệt đáng kể trong 03 tháng gần nhất và sẽ tạo tác động tốt đến lưu lượng tàu cập cảng; (2) Cảng Gemalink sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ dòng chảy hàng hóa từ khu vực Cát Lái sang Cái Mép – Thị Vải và dự kiến sẽ lấp đầy công suất trong năm nay. • Giá mục tiêu: 65.000đ/cp
VHC – CTCP VĨNH HOÀN (HOSE)
Cập nhật KQKD: Tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2021, doanh thu 2 tháng đầu năm của VHC ước đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 73% svck. Riêng trong tháng 2, doanh thu tăng 137% svck và 30% sv tháng 1, đạt 1.075 tỷ đồng. Mảng cá tra đóng góp tới 785 tỷ đồng, tăng 160% svck và 60% sv tháng 1, mặc dù đây là tháng có kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài.
Nhu cầu thị trường xuất khẩu tăng trưởng: Nhu cầu từ các thị trường truyền thống đều phục hồi tốt, đặc biệt là Hoa Kỳ. Cụ thể, doanh số xuất khẩu vào thị trường này tăng mạnh 221% lên 627 tỷ đồng, Trung Quốc tăng 73%, châu Âu tăng 19%. Sang năm 2022, chúng tôi đánh giá nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường chính này tiếp tục khả quan.
Hưởng lợi từ chu kỳ tăng giá của cá tra: Giá cá tra nguyên liệu gần đây đã tăng rất mạnh lên mức 30.000 đồng/kg, tăng gần 50% yoy. Giá cá tra xuất khẩu của VHC đã tăng lên gần 4,5 USD/kg trong T3/2022 so với mức 2,7 - 2,9 USD/kg của cùng kỳ năm trước. • Giá mục tiêu: 95.000đ/cp
Cập nhật cổ phiếu VHC - Thủy sản Vĩnh Hoàn: KQKD 2 tháng năm 2021 tích cực nhờ cá tra và collagen
Cập nhật ngày 20/6/2021: Một số cổ phiếu có kết quả kinh doanh Quý II/2021 dự kiến tăng mạnh
Trong bối cảnh dòng tiền vẫn đang rất mạnh mẽ và đang tìm kiếm cơ hội thì đang có những câu chuyện đầu tư đáng chú ý. Dưới đây là một số cổ phiếu có kết quả kinh doanh kỳ vọng Quý II/2021 tăng mạnh.
CTG – NH TMCP CÔNG THƯƠNG VN (HOSE) • CTG là ngân hàng thương mại đứng thứ 2 về quy mô tài sản trong số các ngân hàng niêm yết. Năm 2020 mặc dù lãi suất huy động giảm tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của CTG vẫn thuộc top 5 ngân hàng đại chúng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. KQKD Quý I.2021 tăng trưởng mạnh thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 26% và 171% so với cùng kỳ, trong khi chi phí dự phòng rủi ro giảm 69%.
Với triển vọng ngành ngân hàng và là một trong những doanh nghiệp đầu ngành, CTG sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các quý tiếp theo nhờ (1) CTG được chấp thuận tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và khả năng được nới room ngoại sau khi có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 161, phân loại ngân hàng vào nhóm Nhà nước nắm giữ từ 50% đến 65% vốn điều lệ; (2) Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ phí trả trước Bancassurance; (3) Áp lực trích lập dự phòng thấp hơn so với năm 2020 do đã trích lượng lớn trong năm 2020. • Giá mục tiêu: 57.000đ/cp.
Một nhận định thận trọng hơn trước đó của chuyên gia khác thì cho rằng Cổ phiếu CTG - Ngân hàng VietinBank được định giá 51.700 đ/cp.
TCB – NH TMCP KỸ THƯƠNG VN (HOSE) • TCB là một trong những NHTMCP có kết quả kinh doanh ấn tượng trong Quý I.2021 khi lợi nhuận trước thuế tăng 79% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, TCB vẫn tiếp tục dẫn đầu toàn ngành về tỷ lệ CASA ở mức 44,2% và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn ngành ở mức 0,38%.
Chuyên gia cho rằng trong nhóm Ngân hàng, khối tư nhân tăng trưởng tốt trong quý 2/2021, trong đó TCB dẫn đầu. Cụ thể, Quý II.2021, TCB sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ: (1) TCB được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12%, thuộc nhóm cao nhất ngành; (2) Gia hạn hợp đồng Bancassurance giúp TCB thu một khoản phí ước tính khoảng 6.900 tỷ đồng; (3) Tỷ lệ bao nợ xấu cao kỷ lục đạt 219%, tạo bộ đệm rủi ro tốt. Giá mục tiêu: 59.000đ/cp.
Ngoài CTG và TCB, nhìn chung với nhóm ngân hàng đang được dự báo khả quan nhất. Mới đây, các chuyên gia dự báo BID tăng hơn 43%, MBB hơn 40%, VCB, CTG, ACB và TCB tăng gần 40% thời gian tới.
GVR – TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VN (HOSE) • GVR sẽ hưởng lợi từ đà tăng giá cao su và dự báo sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, khi nguồn cung bo hẹp ở các nước Indo, Ấn Độ, Thái Lan. Cầu phục hồi tại thị trường xuất khẩu Mỹ, Trung Quốc sẽ đẩy sản lượng tiêu thụ cao su của GVR trong Quý 2. Nhờ đó, lợi nhuận Quý 2 của GVR được dự báo tăng trưởng khoảng 70%. Giá mục tiêu: 33.500đ/cp.
Một nhận định trước đó của chuyên gia khác cũng cho rằng Cổ phiếu GVR hưởng lợi từ giá cao su tăng, giá mục tiêu lên 30.200 đ/cp. Tuy nhiên GVR đã tăng nhiều nên khả năng sắp tới hơi khó.
FPT – CTCP FPT (HOSE) • FPT là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về công nghệ, viễn thông. 4 tháng đầu năm kết quả kinh doanh tích cực khi DT và LNST lần lượt tăng 18% và 22% so với cùng kỳ năm 2020. Ước tính đà tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số của FPT sẽ tiếp tục duy trì trong quý II tới và trong cả năm 2020 nhờ (1) Tiềm năng lớn từ các hợp đồng ký mới nội địa và nước ngoài do nhu cầu chuyển đổi số tăng mạnh; (2) Mảng viễn thông tiếp tục tăng trưởng 14% nhờ hưởng lợi từ dịch Covid - 19. Giá mục tiêu: 100.000đ/cp.
Đang có nhiều nhận xét khả quan về mã FPT. Mới đây khi cập nhật cổ phiếu FPT, Bản Việt khuyến nghị MUA.
GMD – CTCP GEMADEPT (HOSE) • GMD là doanh nghiệp khai thác cảng biển hàng đầu tại Việt Nam với chuỗi cung ứng khép kín và hệ thống nhà cảng ở cả 2 khu vực trọng điểm phía Bắc và Nam. Các nhà cảng của GMD tại khu vực Hải Phòng như Nam Đình Vũ và Nam Hải Đình Vũ sẽ tiếp tục ghi nhận KQKD tích cực do hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng nhanh của toàn khu vực.
Ngoài ra, sự góp mặt của Gemalink tại khu Cái Mép - Thị Vải sẽ giúp bổ sung nguồn cung cho doanh nghiệp, dự kiến nhà cảng này sẽ hòa vốn trong năm đầu tiên hoạt động khi đạt được 70% công suất thiết kế. Giá mục tiêu: 50.000đ/cp.
Đang có nhiều nhận xét khả quan về mã GMD. Mới đây chuyên gia cho rằng GMD có thể tăng tiếp dù đã tăng nhiều, giá mục tiêu mới 50.000 đ/cp.
DCM – CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU (HOSE) • Hưởng lợi trực tiếp từ giá urea đang tăng mạnh từ đầu Quý 2 trở lại đây, DCM sẽ ghi nhận KQKD Quý 2 tăng mạnh, đặc biệt trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái. Vụ mùa, yếu tố thời tiết và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung đều đang diễn biến khả quan đang nâng đỡ cho cầu thị trường chung của nhóm phân bón. Giá mục tiêu: 22.000đ/cp. Trước đó ít lâu, BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu DCM - Đạm Cà Mau, giá mục tiêu 28.070 đ/cp.
DGC – CTCP TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT ĐỨC GIANG (HOSE) • Giá photpho vàng đã tăng 40% trong 1 tháng trở lại đây và 59% so với cùng kỳ năm ngoái, khi TQ đã áp thuế xuất khẩu 120% đối với mặt hàng này. Giá phân bón DAP và MAP cũng tăng mạnh hỗ trợ lợi nhuận DGC. Biên lợi nhuận cũng được cải thiện nhờ doanh nghiệp tích cực đổi mới công nghệ sản xuất và tiết giảm chi phí. Giá mục tiêu: 92.000đ/cp.
HDC – CTCP PHÁT TRIỂN NHÀ BR-VT (HOSE) • Thỏa thuận hợp tác kinh doanh giữa HDC và đối tác tại dự án Khu du lịch Đại Dương Antares vào tháng 5 có thể đem lại một khoản lợi nhuận đột biến cho HDC trong thời gian tới, dự kiến khoảng 800 tỷ nhờ vào giá vốn rẻ (khoảng 27 tỷ đồng/ha). HDC cũng triển khai mở bán dự án The Light trong tháng 6 và sẽ ghi nhận doanh thu từ các dự án Ecotown Phú Mỹ, Ngọc Tước và Tây 3/2. Các dự án này đều đang hưởng lợi từ tiềm năng tăng giá Bất động sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong tương lai. Giá mục tiêu: 70.000đ/cp.
ANV – CTCP NAM VIỆT (HOSE) • ANV là doanh nghiệp Top 3 về xuất khẩu cá tra ở Việt Nam, sở hữu 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế 600 tấn cá nguyên liệu/ngày. ANV mới đây đã hoàn thành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất - nuôi trồng - chế biến - đóng gói - tiêu thụ sản phẩm và việc đưa vào vận hành vùng nuôi Bình Phú với diện tích 600ha cũng giúp ANV tự chủ được 100% nguồn con giống.
Bên cạnh đó, mảng năng lượng tái tạo cũng đóng góp vào lợi nhuận của ANV trong quý I.2021. Với sự phục hồi của thị trường xuất khẩu như Mỹ, Trung Quốc cũng như chủ động nguồn nguyên liệu cá giống trong chuỗi giá trị khép kín. Đây là các yếu tố hỗ trợ đà tăng của ANV trong quý II tới. • Giá mục tiêu: 35.000đ/cp.
Có điều, Lãnh đạo cùng người nhà ANV cũng như DXG, VIB, MWG, DGW, IDC mới đây đã nhanh tay 'thoát hàng' khi giá lên, tạo ra chút băn khoăn nghi ngại.
HAH – CTCP VẬN TẢI XẾP DỠ HẢI AN (HOSE) • HAH sở hữu hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ bao gồm nhà cảng, kho bãi và đội tàu; điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi có thể cung cấp giá trị logistic trọn gói. Dự kiến thời gian tới HAH sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến so với cùng kỳ năm 2020 do: (1) đầu năm 2021 doanh nghiệp đã tăng mức giá vận chuyển nội địa một số tuyến hàng hóa chính như tuyến Hải Phòng - Cái Mép Thị Vải lên 15%; (2) HAH đã tận dụng thời điểm giá cước vận chuyển toàn cầu gia tăng để trẻ hóa đội tàu, điều này cho phép doanh nghiệp cải thiện nguồn cung và đón đầu xu hướng sóng vận tải biển. Giá mục tiêu: 35.000đ/cp.
MSH – CTCP MAY SÔNG HỒNG (HOSE) • Kỳ vọng KQKD Q22021 tích cực nhờ vào nhu cầu khách hàng hồi phục bởi nền kinh tế được kích hoạt trở lại từ các nước đối tác. Trong năm, MSH đã trích lập hơn 180 tỷ đồng nợ xấu từ Ny&co và khoản nợ còn lại ước tính cũng không tác động đáng kể lên lợi nhuận ròng. MSH cũng đã khởi công nhà máy SH10 từ tháng 03/2021, ước tính hoàn thiện vào cuối năm nay, nâng năng lực sản xuất của doanh nghiệp lên 30%, tạo động lực tăng trưởng trong các năm tới. Giá mục tiêu: 65.000đ/cp. Trước đó cũng có đánh giá cho rằng cổ phiếu MSH sẽ ghi nhận doanh thu phục hồi đáng kể, giá mục tiêu 64.200 đ/cp.
PTB – CTCP PHÚ TÀI (HOSE) • Nguồn thu của PTB tới chủ yếu từ 3 mảng hoạt động chính là kinh doanh chế biến gỗ; khai thác đá xây dựng và cung cấp dịch vụ xe Toyota. PTB có nhiều dư địa để tăng trưởng trong thời gian tới do: (1) mảng kinh doanh gỗ tiếp tục hưởng lợi từ việc nhu cầu kinh doanh gỗ nội thất tăng cao; (2) chung cư Phú Tài Residence với quy mô 622 căn hộ đã đi vào bàn giao, do vậy doanh nghiệp có thể ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến. Cổ phiếu PTB ghi nhận lợi nhuận chủ yếu từ gỗ và dự án căn hộ. Giá mục tiêu: 95.000đ/cp.
SAB – CTCP BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SG (HOSE) • Sản lượng tiêu thụ 2 quý đầu năm tăng cao so với nền thấp cùng kỳ hỗ trợ KQKD của doanh nghiệp. Việc SAB hedging giá nguyên vật liệu, chuyển đổi mô hình Sabeco 4.0 trong thời gian qua cũng giúp doanh nghiệp duy trì và cải thiện biên lợi nhuận. Giá mục tiêu: 175.000đ/cp. Trước đó, có CTCK cho rằng SAB - Sabeco có thể hy vọng vào bia Saigon Chill và đưa giá mục tiêu 224.000 đ/cp.
SAV – CTCP HỢP TÁC KT & XNK SAVIMEX (HOSE) • Tình hình xuất khẩu gỗ tăng mạnh trong những tháng đầu năm đáp ứng nhu cầu sau dịch của thị trường Mỹ, thúc đẩy tăng trưởng của SAV trong Q2/2021 khi đây là thị trường xuất chủ lực của doanh nghiệp. Giá mục tiêu: 26.000đ/cp.
SCS – CTCP DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN (HOSE) • SCS là doanh nghiệp kinh doanh khai thác dịch vụ hàng hóa tại cảng hàng không, địa bàn hoạt động chính của công ty là cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Vừa qua SCS đã công bố sản lượng hàng hóa cập cảng hàng không trong tháng 5, đáng chú ý là việc hàng hóa quốc tế đã hồi phục lên mức hơn 14 nghìn tấn (+36% YoY) còn hàng hóa nội địa đạt hơn 6 nghìn tấn (+43% YoY). Việc sản lượng hàng hóa hồi phục ấn tượng bất chấp diễn biến của dịch bệnh là cơ sở để kỳ vọng SCS ghi nhận mức lợi nhuận đột biến trong Quý II/2021. Cập nhật cổ phiếu SCS: Sản lượng hàng hóa tích cực vượt kỳ vọng, giá mục tiêu 155.100 đ/cp
VHC – CTCP VĨNH HOÀN (HOSE) • VHC là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần xuất khẩu cá tra cá basa với các thị trường chính là Mỹ, EU và Trung Quốc. Từ đầu năm 2021, thị trường xuất khẩu hồi phục rõ nét từ nền thấp của năm 2020 do đó đã tạo đà tăng trưởng cho VHC. Cụ thể, 5T.2021, giá trị XK cá tra toàn ngành tăng mạnh 12% svck 2020. Sự phục hồi từ các thị trường xuất khẩu chính, đặc biệt là Mỹ - EU và Kỳ vọng gia tăng thị phần trong nước thông qua việc sát nhập công ty Sa Giang (SGC) sẽ giúp kết quả kinh doanh của VHC tăng trưởng trở lại trong quý II.2021. Giá mục tiêu: 50.000đ/cp.
VSH – CTCP THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN SÔNG HINH (HOSE) • Nhà máy Thượng Kon Tum đi vào hoạt động từ tháng 4, đóng góp hơn 60% năng lực phát điện, thúc đẩy KQKD trong Q2/2021 trên nền thấp cùng kỳ. Quý 2 cũng là thời điểm thủy văn thuận lợi do vậy ước tính KQKD của VSH có mức tăng trưởng trên 200% về mặt doanh thu. Và lợi nhuận chuyển hóa từ lỗ sang lãi trong quý 2/2021. Vừa qua, REE đã nâng sở hữu VSH lên 50,45%. Giá mục tiêu: 25.000đ/cp.
HSG – TẬP ĐOÀN HOA SEN (HOSE) • Sau khi phát triển hệ thống bán lẻ và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, HSG bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh. Cùng với diễn biến tăng giá của thép HRC, giá thép tiêu thụ của HSG cũng tăng theo đà chung của thị trường thép. Các sản phẩm tôn mạ cũng có mức tăng giá khả quan cùng sự hiệu quả trong việc kiểm soát hàng tồn kho sẽ khiến KQKD quý 2 của HSG tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với quý 1. Giá mục tiêu: 49.000đ/cp.
Đang có nhiều nhận xét khả quan về mã GMD. Mới đây chuyên gia Phân tích cổ phiếu HSG đã cho rằng: HSG đang trong mùa sen đẹp nhất.
HPG – TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) • Là doanh nghiệp thép lớn nhất trong ngành với lợi thế cạnh tranh là một quy trình sản xuất đang từng bước được hoàn thiện, Hòa Phát sẽ giữ vững thị phần trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Lợi nhuận Q2 dự báo sẽ tiếp tục phá vỡ kỷ lục của Quý 1 vừa qua nhờ vào (1) giá thép tăng phi mã trong thời gian qua, đồng thời các nhà máy tối ưu công suất và (2) sản lượng bán hàng tiếp tục bứt phá để hoàn thành mục tiêu 8 triệu tấn/năm. Thép HRC tiếp tục là sản phẩm chủ đạo giúp HPG có lợi thế so với các doanh nghiệp thép niêm yết khác trên thị trường. Giá mục tiêu: 62.600đ/cp.
Có điều, mới đây đã xuất hiện một số thông tin gay nghi ngại như việc chịu không nổi ô nhiễm, người dân chặn Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.
NHÓM CHỨNG KHOÁN • Từ đầu năm 2020 đến nay, lãi suất huy động duy trì ở mức thấp khiến thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, lượng tài khoản mở mới chứng khoán tăng cao đạt 480.490 tài khoản, tăng 20% số lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020. Thanh khoản bình quân mỗi phiên trên sàn HOSE đạt hơn 18.000 tỷ đồng/ngày tăng gấp 3 lần so với cả năm 2020.
Với các tín hiệu tích cực nêu trên, nhóm ngành chứng khoán được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý II tới nhờ: (1) Thu nhập mảng môi giới và giao dịch ký quỹ dự kiến tăng mạnh hưởng lợi từ thanh khoản thị trường liên tục tăng, 5 tháng đầu năm thanh khoản khớp lệnh thị trường trung bình đạt 19.296 tỷ đồng, tăng 382% so với 5T2020; (2) Mảng dịch vụ ngân hàng đầu tư sẽ được hưởng lợi khi hoạt động kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp đang có sự khởi sắc và các hoạt động IPO sẽ trở lại vào cuối năm 2021; (3) Kế hoạch tăng vốn mạnh của các công ty chứng khoán lớn khi cho vay ký quỹ gần như chạm trần quy định.
Tuy nhiên do đã tăng nhiều nên đang xuất hiện băn khoăn Cổ phiếu chứng khoán liệu có còn hấp dẫn hay không?
Cập nhật ngày 14/3/2021: Một số cổ phiếu cơ bản tốt dự kiến có lợi nhuận Quý I/2021 tăng trưởng mạnh
Công ty Chứng khoán Agribank khuyến nghị có thể giải ngân các cổ phiếu dưới đây với mục tiêu ngắn hạn trong 1 tháng tới, tỷ lệ sinh lời kỳ vọng 20% và tỷ lệ cắt lỗ 10%.
NHÓM CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Quý I/2020, ảnh hưởng của Covid-19 lên tâm lý thị trường khiến giá cổ phiếu giảm sâu, vì vậy lợi nhuận của nhiều công ty chứng khoán (nhất là những công ty có danh mục tự doanh cổ phiếu lớn) giảm đột biến.
Nhưng giờ mọi chuyện đã khác. Trong Quý I/2021, với kỳ vọng thị trường tiếp tục khả quan cả về chỉ số lẫn thanh khoản thì các công ty chứng khoán có nhiều cơ sở để có tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước: (1) mảng tự doanh không lỗ thậm chí là có lãi trong khi cùng kỳ năm trước lỗ lớn; (2) mảng môi giới và giao dịch ký quỹ hưởng lợi nhờ thanh khoản thị trường (thanh khoản khớp lệnh trên HSX từ đầu năm tăng gấp 5 lần yoy.
HPG – CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
HPG là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam với thị phần 32,5% và 31,7% lần lượt trong mảng thép xây dựng (công suất thiết kế hiện tại là 4,2 triệu tấn/năm) và mảng ống thép (gần 800.000 tấn/năm). Các hoạt động kinh doanh khác bao gồm sản xuất công nghiệp, BĐS và thức ăn chăn nuôi.
Hoạt động kinh doanh: Quý I/2021, HPG bắt đầu vận hành hoàn chỉnh toàn bộ Khu liên hợp Gang thép Dung Quất, nâng tổng công suất thép thô từ 5,5 triệu tấn của năm 2020 lên 8 triệu tấn. GĐ 2 của Dung Quất cho ra lò thép cuộn cán nóng (HRC), đây là sản phẩm có nhu cầu vượt nguồn cung nội địa và luôn đắt hàng khi cung không đủ cầu để đáp ứng các DN sx tôn mạ phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
GAS – TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM
GAS là công ty độc quyền ngành khí Việt Nam, cung cấp khí đầu vào cho 100% nhà máy điện khí, 70% nhà máy sản xuất urê và 100% khu công nghiệp trong nước. Công ty cũng có thị phần 70% trong lĩnh vực bán buôn LPG. Công ty là thành viên của PetroVietnam (PVN).
Hoạt động kinh doanh: Giá khí gas tăng mạnh trong thời gian gần đây và đã vượt đỉnh năm 2019 khoảng 20-30%. Việc này sẽ giúp lợi nhuận của GAS tăng mạnh.
Đánh giá cổ phiếu GAS: giờ có mỏ, sắp tới thêm kho, giá hợp lý 102.000 VND/cp
POW – ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Thế mạnh của POW là các nhà máy điện khí (nhà máy Cà Mau ~ 1.500MW, Nhơn Trạch 1 (450MW & NT2 ~ 750MW) chiếm 64% tổng công suất cả nước. Nhà máy điện than (nhà máy Vũng Áng – 1.200 MW) và thủy điện (Hủa Na- 180MW và Đăkrinh 125 MW) đóng góp lượng công suất còn lại.
Hoạt động kinh doanh: Nhu cầu tiêu thụ điện phục hồi kỳ vọng tăng trưởng sản lượng điện trong quý 1 năm 2021, việc POW ký kết hợp đồng 3.2tr tấn than/năm với TKV đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy điện than, kết hợp với phụ lục hợp đồng từ phí GAS được ký mới giúp cung ứng đủ nguồn khí cho các nhà máy nhiệt điện khí trong năm 2021.
PLX – TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VN PETROLIMEX
Petrolimex (PLX) là công ty hàng đầu trong mảng phân phối sản phẩm xăng dầu với 50% thị phần. PLX có 2.700 trạm COCO (do chính công ty sở hữu và vận hành, bán lẻ) và 2.800 trạm DODO (do đại lý sở hữu và vận hành, bán buôn). Các mảng kinh doanh khác bao gồm hóa dầu (dầu nhờn, nhựa đường), khí hóa lỏng (LPG), vận chuyển xăng dầu, bảo hiểm và ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh: Giá xăng dầu và nhiên liệu bay đều đang có hồi phục tích cực theo cùng xu hướng tăng của giá dầu thế giới, ủng hộ cho triển vọng tăng trưởng.
MSH – CTCP MAY SÔNG HỒNG
MSH là một trong những nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu Việt Nam. Cơ sở sản xuất của MSH nằm tại tỉnh Nam Định. Công suất hàng tháng 6 triệu sản phẩm may mặc và
150.000 sản phẩm chăn ga gối đệm với thị phần chính tại Mỹ và Châu Âu. Tệp khách hàng của MSH là the Haddad Apparel Group, Colombia Sportwear,..
Hoạt động kinh doanh: Trích lập khoản nợ xấu bên đối tác trong năm 2020 giúp KQKD của MSH được cải thiện khi 2021 kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng trở lại về vùng tăng trưởng cũ trước khi dịch Covid19 tác động.
Đánh giá cổ phiếu MSH - May Sông Hồng: Cơ hội trong dài hạn nhờ tăng năng suất và hưởng lợi từ EVFTA
TCM – CTCP DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG
TCM là một trong những doanh nghiệp dệt may lớn nhất Việt Nam. Công ty có chuỗi sản xuất khép kín từ khâu xe sợi đến may mặc. Tập đoàn Hàn Quốc ELand Group là nhà đầu tư chiến lược của TCM. Các thị trường xuất khẩu chính của TCM là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc
Hoạt động kinh doanh: Vaccine chính thức đưa vào thử nghiệm và dịch bệnh được kiểm soát tốt thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trên nền base thấp cùng kỳ.
TDM – CTCP NƯỚC THỦ DẦU MỘT
TDM là công ty nước tư nhân tại tỉnh Bình Dương (khu kinh tế trọng điểm ở miền Nam). Công ty bắt đầu với lượng công suất 50.000 m3/ngày vào năm 2015; TDM hiện đặt mục tiêu 260.000 m3/ngày trong năm 2020. TDM sở hữu 38,5% cổ phần tại BWE, công ty có trọn vẹn chuỗi giá trị nước tại tỉnh Bình Dương.
Hoạt động kinh doanh: TDM sẽ ghi nhận lợi nhuận tài chính khoảng 70 tỷ cổ tức từ BWE trong quý I/2021 trong khi cùng kỳ không có khoản này. Tính riêng lợi nhuận core, TDM có thể tăng trưởng khoảng 50% khi giá nước và sản lượng tăng.
Đánh giá cổ phiếu TDM - Nước Thủ Dầu Một: Giá mục tiêu 30.900 đồng/CP
SAV – CTCP HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SAVIMEX
Lĩnh vực hoạt động chính của SAV là sản xuất và kinh doanh chế biến gỗ. Công ty hiện có hai nhà máy sản xuất, một xưởng thiết kế nội thất và một trung tâm bất động sản. Các sản phẩm có tiếng của công ty có thể kể đến như: Savi Woodtech, Savi Décor, Savi Homes. Các sản phẩm chế biến gỗ chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
Hoạt động kinh doanh: Xuất khẩu gỗ tăng mạnh do nhu cầu nội thất tại Mỹ và châu Âu cao trong bối cảnh dịch bệnh. Xuất khẩu gỗ ghi nhận tăng trưởng mạnh.
DGC – CTCP TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT ĐỨC GIANG
Tập đoàn Hóa chất Đức Giang là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về photpho vàng, axit photphoric, phân lân và phụ gia TACN photphat tại Việt Nam, DGC hiện đang đa dạng hóa kinh doanh sang sản xuất hóa chất xút clo. Các mảng kinh doanh khác của công ty bao gồm bột giặt và hóa chất thí nghiệm.
Hoạt động kinh doanh: Sản lượng photpho vàng trong quý I dự kiến tăng khoảng 10% trong khi giá trung bình tăng 5% do nhu cầu sản xuất các thiết bị 5G và đồ điện tử tăng mạnh. Thêm vào đó, dự án khai trường 25 dự kiến cũng sẽ giúp DGC cải thiện lợi nhuận khoảng 150-200 tỷ/năm hỗ trợ lợi nhuận sau thuế.
MCM – CTCP GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
MCM hiện sở hữu hơn 2.000 con bò sữa tại trang trại và 24.500 con thông qua việc liên kết chặt chẽ với hơn 500 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa. Bên cạnh đó, Công ty còn sở hữu 03 trung tâm giống bò sữa. Năng suất bình quân đạt trên 25 lít sữa/con/ngày.
Hoạt động kinh doanh: VNM - Vinamilk sau khi mua MCM đang mở rộng kênh phân phối và tăng hiệu quả hoạt động cho MCM. Trong quý I, MCM vẫn sẽ gia tăng được biên gộp cải thiện mạnh so với cùng kỳ. MCM cũng có nhiều triển vọng khi đầu tư mạnh vào sản xuất trong năm nay.
SAB – TỔNG CTCP BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN
Sabeco là công ty bia lớn nhất Việt Nam. Công ty có 26 nhà máy bia trên cả nước, tổng công suất trên 2 tỷ lít/năm.
Hoạt động kinh doanh: Tiêu thụ bia dự kiến hồi phục trở lại khi dịch bệnh ổn định hơn, người dân cũng đã thích nghi với nghị định 100. Thêm vào đó, việc SAB quản lý tối ưu hóa cũng sẽ giúp SAB tăng trưởng mạnh trên nền lợi nhuận thấp cùng kỳ 2020.
NT2 – CTCP ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2
NT2 là nhà sản xuất điện khí hiện đại nhất và có hiệu suất cao nhất Việt Nam. Công ty sản xuất khoảng 4,5 tỷ kWh, tương đương 4% sản lượng điện cả nước.
Hoạt động kinh doanh: Nguồn khí mới từ mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt bù đắp cho thiếu hụt khí, hỗ trợ tăng sản lượng điện cho năm 2021. Việc hoàn tất nghĩa vụ nợ vay dài hạn trong năm 2020 giúp DN giảm bớt gánh nặng lãi vay, thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận quý 1/2021.
PGS – CTCP KINH DOANH KHÍ MIỀN NAM
PGS là nhà cung cấp khí hóa lỏng (LPG) hàng đầu trong nước với thị phần chiếm khoảng 29% thị trường phía nam, và là cung cấp khí CNG hàng đầu cả nước. Hoạt động kinh doanh: Do ảnh hưởng giá khí PGS ghi nhận lỗ quý 1 năm 2020, năm nay giá khí vượt đỉnh của 2019 sẽ giúp lợi nhuận PGS tăng tốt.
CNG – Công ty Cổ phần CNG Việt Nam
CNG là một trong 4 doanh nghiệp cung cấp khí nén lớn nhất Việt Nam với tổng sản lượng hàng năm khoảng trên 200tr Sm3. Khí nén của CNG VN được tiêu thụ ở thị trường nội địa và chủ yếu tập chung tại thị trường miền Nam (80%). Hoạt động kinh doanh: Giá gas tăng mạnh hỗ trợ doanh thu và lợi nhuận cho CNG.
HSL – CTCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỰC PHẨM HỒNG HÀ
Công ty hoạt động chủ yếu trong lınh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản (sản, ngô…), có trụ sở chınh và hệ thống nhà máy đặt tại Bản Cung Tà Làng, Xã Tú Nang, Huyện Yên Châu, Tınh Sơn La.
Hoạt động kinh doanh: tỷ giá Bath so với USD tăng nhẹ làm tăng tính cạnh tranh DN sắn VN kết hợp nhu cầu sắn tại Trung Quốc tăng cao thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp.
ANV – CTCP NAM VIỆT
ANV là doanh nghiệp Top 3 về xuất khẩu cá tra ở Việt Nam, sở hữu 3 nhà máy chế biến với tổng công suất thiết kế 600 tấn cá nguyên liệu/ngày. ANV có chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất thức ăn, nuôi trồng và chế biến thủy sản
Hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận có thể hồi phục trở lại khi giá cá tra được cải thiện so với đầu 2020, tình hình xuất khẩu có chuyển biến. Thêm vào đó, ANV sẽ ghi nhận lợi nhuận từ điện mặt trời từ quý 1 năm nay.
HAH – CTCP VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ HẢI AN
Công ty hoạt động chính trên lĩnh khai thác cảng và vận tải. Cảng Hải An được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh do vị trí của cảng nằm ở hạ lưu sông Cấm, mớn nước sâu hơn, nên đường vào cảng rất rộng, mực nước sâu nên có lợi thế trong việc đón các tàu có trọng tải lớn lên tới 20.000DWT.
Hoạt động kinh doanh: HAH có thể ghi nhận LN tăng ấn tượng trong Q1/2021 do: (1) giá cước vận tải biển đã tăng mạnh từ đầu năm, (2) sản lượng cảng Hải An duy trì ở mức ổn định và (3) ghi nhận việc bán tàu HaiAn Song. Rủi ro chính của DN đến từ sự cạnh tranh từ các hãng tàu ngoại có tỷ trọng lớn, biến động giá dầu và giá cước vận tải.
TMS – CTCP TRANSIMEX
TMS hiện đang quản lý và vận hành Trung tâm Phân phối Transimex với diện tích 18.000m2 tại khu công nghiệp Sóng Thần 2, Bình Dương, Trung tâm Logistics Transimex Đà Nẵng với diên tích 16.000m2 và Trung tâm Logistics Transimex tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 100,000m2.
Hoạt động kinh doanh: Nguồn thu của TMS đến từ 2 nguồn chính là hoạt động logistic (77%) và khai thác kho bãi (19%), trong đó hoạt động khai thác kho lạnh đã được hưởng lợi do sự tăng lên trong nhu cầu xuất khẩu hàng hóa cuối năm và thời gian lưu kho đối với các mặt hàng thủy sản. Rủi ro của TMS đến từ giá nguyên liệu đầu vào và sự cạnh tranh từ đối thủ.
Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco)
Link nội dung: https://vinabull.vn/mot-so-co-phieu-co-nen-tang-co-ban-tot-du-kien-co-loi-nhuan-quy-i2021-tang-truong-manh-a252.html