Định giá cổ phiếu OCB (Ngân hàng Phương Đông): Triển vọng 2024 khởi sắc, giá mục tiêu 18.100 đồng/cp

Rồng Việt & PHS & BVSC

04/03/2024 09:28

Kỳ vọng OCB sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng ở mức 20% kết hợp với biên NIM cải thiện lên mức 3,73% nhờ nhu cầu cải thiện của khối bản lẻ và dòng tiền của các doanh nghiệp tốt lên.

ocb-may27-1622105424.png

Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Năm 2023, OCB đã duy trì mức tăng trưởng cao so với toàn ngành nhờ vào việc mở rộng các nguồn thu ngoài lãi (+41,9% yoy) và kiểm soát tốt được các cấu phần chi phí với CIR giảm 280bps và chi phí tín dụng giảm 11 bps so với năm 2022. Do đó, tổng TNHĐ và LNTT lần lượt là là 9,5 nghìn tỷ (+11,6% yoy) và 5,2 nghìn tỷ (+19% yoy).

Chi phí huy động và lợi suất tài sản của ngân hàng chứng kiến sự giảm tốc trong quý 4, với việc chi phí huy động ghi nhận mức giảm 57 bps thấp hơn mức giảm 79 bps của lợi suất tài sản. Điều này làm NIM (quy năm) của ngân hàng sụt giảm 25 bps so với quý 3, xuống 3,47%.

Mức giảm nhanh hơn của lợi suất tài sản là do (1) Tín dụng tăng trưởng mạnh về cuối năm nên có thời gian thu lãi ngắn, (2) Ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng và (3) Danh mục khối KHDN tăng trưởng mạnh hơn. Tuy nhiên, sự sụt giảm về NIM chỉ mang tính tạm thời và kỳ vọng sự cải thiện về NIM trong năm 2024.

Chất lượng tài sản cải thiện

Sau mức tăng nhanh, tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng trong quý 4/2023 đã giảm xuống 2,8% (mức thấp nhất trong năm), tương ứng giảm 98 bps so với Q3. Đồng thời, nợ nhóm 2 trong Q4/23 giảm xuống 2,08% so với 2,93% trong Q3/23.

Ngân hàng đã sử dụng dự phòng rủi ro 268 tỷ đồng trong Q4/2023, giảm so với mức 312 tỷ trong Q3. Đồng thời, OCB đã thực hiện trích lập 344 tỷ trong quý giúp cho bộ đệm dự phòng (LLR) cũng được cũng cố trở lại 50,5%.

Triển vọng 2024: Hoạt động tín dụng khởi sắc là động lực dẫn dắt tăng trưởng LNTT

Cho năm 2024, kỳ vọng OCB sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng ở mức 20% kết hợp với biên NIM cải thiện lên mức 3,73% nhờ vào (1) nhu cầu cải thiện của khối bản lẻ kể từ giai đoạn cuối năm 2023 và (2) dòng tiền của các doanh nghiệp tốt lên khi các gói hỗ trợ kết thúc sẽ giúp thu nhập lãi thuần của OCB tăng trưởng 20,5%.

Đồng thời, các nguồn thu về phí (mảng thẻ, quản lý tài khoản doanh nghiệp) và thu hồi nợ xấu thông qua thanh lý tài sản tiếp tục cải thiện bù đắp cho hiệu ứng từ thu nhập từ đầu tư chứng khoán không còn quá mạnh mẽ. Do đó, tổng thu nhập và LNTT của OCB trong năm 2024 ước tính lần lượt là 11,3 nghìn tỷ (+19,6%) và 6,2 nghìn tỷ (+19,3%).

Rồng Việt đề xuất giá mục tiêu là 18.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng với PBR 1,09 và khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu OCB.

Cập nhật ngày 8/2/2022: triển vọng kinh doanh tích cực, giá hợp lý 24.800 đồng/cp

Ban lãnh đạo cho biết hoạt động cốt lõi tăng trưởng tốt năm 2022 và kỳ vọng về sự khởi sắc của hoạt động mua bán trái phiếu đầu tư sẽ là nền tảng để OCB đạt được kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Tăng trưởng tín dụng hết Q1 2023 của OCB mới chỉ đạt 1.97% YTD, do đó mục tiêu tăng trưởng tín dụng 20% tương đối thách thức trước nhu cầu tín dụng yếu do lãi suất cao và hoạt động kinh tế trì trệ.

Đối với các khoản nợ của FLC và Đại Nam: Ban lãnh đạo cho biết OCB đã thu hồi xong nợ của FLC và Đại Nam. Đối với danh mục tài sản, ngân hàng đã cho bên thứ 3 thời gian để nộp tiền. OCB mua tòa nhà 265 Cầu Giấy để đầu tư tài sản, năm 2022, OCB chấm dứt giao dịch do FLC chưa thực hiện thủ tục sang tên do khó khăn nội bộ, và FLC đã trả đủ tiền phạt cho OCB.

Kế hoạch tăng vốn năm 2023. OCB đặt kế hoạch tăng vốn 50%YTD lên 20,548 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ tăng thêm được sử dụng cho mục đích: (1) 6,176 tỷ đồng được dùng cho hoạt động kinh doanh, đầu tư, và cho vay; (2) 672 tỷ đồng được sử dụng để đầu tư công nghê thông tin, nâng cấp tài sản, trang bị tài sản cố định.

Cổ tức: Năm 2023, OCB sẽ chi trả 50% cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2022 và năm 2021.

Định giá & khuyến nghị:

CTCK Phú Hưng (PHS) kỳ vọng nhu cầu tín dụng sẽ khả quan hơn trong nửa cuối năm 2023 do đó ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của OCB đạt 16.8%YTD. Kỳ vọng xu hướng giảm lãi suất tiếp tục trong năm 2023, qua đó ước tính NIM của OCB đạt 3.87%, giảm 13 bps so với năm 2022.

Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với không ít khách hàng từ ngày 24/4/2023 đến hết 30/6/2024. Qua đó, chúng tôi ước tính tỷ lệ nợ xấu của OCB đạt 2.63% trong năm 2023.

Dù đối mặt với nhiều thách thức từ hoạt động của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của OCB trong năm 2023, nhưng nhờ sức mạnh nội tại từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và sự phục hồi của hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư sẽ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của OCB trong năm nay.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu OCB là 24,800VNĐ/CP.  PHS khuyến nghị: Mua đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro thị trường; (5) Rủi ro pháp luật; (6) Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp.

Cập nhật ngày 8/2/2022: BVSC khuyến nghị Outperform, giá mục tiêu 32.098 đồng/cp

OCB đang giao dịch ở mức P/B năm 2022 là 1,42x với ROAE năm 2022 mạnh mẽ là 21,6% trước phát hành, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ở mức 2 chữ số

Duy trì Outperform và giá mục tiêu ở mức 32.098 đồng/cp. Do KQKD 4Q21 của OCB tương đối sát với dự báo, chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị Outperform và giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư ở mức 32.098 đồng/cổ phiếu.

Dự báo LNTT năm 2022 hiện tại cho OCB là 6.598,8 tỷ (+19,6% YoY), theo đó OCB đang giao dịch ở mức P/B năm 2022 là 1,42x với ROAE năm 2022 mạnh mẽ là 21,6% trước phát hành, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ở mức 2 chữ số và chất lượng tài sản cải thiện.

Cập nhật ngày 26/5/2021: OCB được Moody’s giữ triển vọng tích cực

Moody’s tiếp tục giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm với Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho thấy Ngân hàng có nền tảng tài chính vững mạnh, kiểm soát tốt rủi ro với những cải thiện liên tục và triển vọng phát triển dài hạn tích cực.

Theo thông báo mới nhất từ Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investor Service – một trong 03 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, các chỉ số xếp hạng tín nhiệm của OCB được Moody’s tiếp tục giữ nguyên ở triển vọng tích cực. 

Trước đó, vào tháng 3/2021, OCB là một trong 04 ngân hàng tại Việt Nam được Moody’s điều chỉnh mức xếp hạng tín nhiệm từ “ổn định” lên “tích cực”, duy trì xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA-counterparty risk assessment) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR-counterparty risk ratings) ở mức Ba3, đây là mức xếp hạng thuộc nhóm cao tại Việt Nam hiện nay.

Trong lần xếp hạng này, Moody’s đánh giá OCB có khả năng sinh lợi nhuận vượt bậc so với mức bình quân của thị trường. Moody’s kỳ vọng hiệu quả kinh doanh của OCB sẽ tiếp tục được duy trì nhờ vào danh mục cho vay phân khúc bán lẻ và khách hàng SME với hiệu suất sinh lời cao, đồng thời tăng trưởng thu phí từ dịch vụ phân phối sản phẩm bảo hiểm. 

Moody’s cũng tiếp tục đánh giá cao về khả năng vốn của OCB qua các đợt tăng vốn điều lệ và đặc biệt là sự tham gia của cổ đông chiến lược - Ngân hàng Nhật Bản Aozora (AOZ) vào năm 2020 với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 15%. Đây là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản được thành lập từ năm 1957 có quy mô tổng tài sản là 50 tỷ USD với mạng lưới phủ rộng trên thị trường quốc tế. Thương vụ này đã được được vinh danh Top 10 thương vụ đầu tư và M&A tiêu biểu 2019 – 2020. 

Đặc biệt, Moody’s kỳ vọng khả năng vốn của OCB tiếp tục ở mức cao hơn so với các ngân hàng cùng phân khúc trong 12 – 18 tháng tới. Moody’s cũng nhận xét OCB nắm giữ một lượng lớn tài sản có tính thanh khoản cao, góp phần làm tăng khả năng thanh khoản của OCB.

Trong những tháng đầu năm 2021, trước tình hình đại dịch Covid-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, OCB chủ động hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, NHNN đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn thông qua những chương trình ưu đãi lãi suất, giảm-giãn thời gian trả nợ vay… 

Bên cạnh đó, OCB vẫn nỗ lực trong việc đảm bảo tăng trưởng, kiểm soát tốt chi phí và hoạt động kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Kết thúc quý I/2021, lợi nhuận trước thuế OCB đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước; tổng tài sản đạt 160.297 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cuối 2020, trong đó, dư nợ cho vay thị trường 1 (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) đạt 94.839 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cuối năm 2020. Cho vay khách hàng đạt 93.042 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cuối năm 2020. Huy động thị trường 1 (bao gồm UTĐT), đạt 112.190 tỷ đồng, tăng 3,5%, riêng huy động từ tiền gửi khách hàng tăng xấp xỉ 6% so với cuối năm 2020.

Năm 2021 với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25%, lợi nhuận trước thuế đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020 và mục tiêu cổ tức 20 - 25%. Để đạt được những mục tiêu đó, ngân hàng cho biết sẽ tập trung vào mảng bán lẻ và các phân khúc ưu tiên, tối ưu hoá về công nghệ, đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, triển khai nâng cao hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực nâng cao của Basel II và đẩy mạnh hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế.

Với những kết quả đã đạt được và định hướng rõ ràng, đại diện lãnh đạo OCB cho biết, Ngân hàng tự tin sẽ sớm vào top 5 ngân hàng TMCP tư nhân tại Việt Nam, đây là mục tiêu tham vọng mà OCB đặt ra trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã OCB)

Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996, trải qua hơn 27 năm hoạt động và phát triển, OCB hiện có hơn 200 đơn vị kinh doanh trải dài tại khắp các tỉnh thành, trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả nước. Và được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định trong nhiều năm liền

OCB được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II vào cuối năm 2018. Moody’s Investors Service, một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức Ba3 vào tháng 7/2019. Đây là mức xếp hạng thuộc Top cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

Được đánh giá là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về hiệu quả hoạt động với tiềm năng tăng trưởng bền vững, OCB đã tạo được niềm tin để Aozora Bank - một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản, đầu tư 15% vốn cổ phần OCB và trở thành đối tác chiến lược lâu dài.

OCB đã từng bước vươn lên nhóm ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam theo 3 tiêu chí: tốc độ tăng trưởng, an toàn và hiệu quả. Không chỉ hiệu quả hoạt động và lợi nhuận, OCB luôn chủ động kiểm soát chi phí, thực hiện đồng bộ các giải pháp tối ưu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là định hướng xuyên suốt của Ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu của OCB hiện đã tăng gần 8 lần, lợi nhuận tăng hơn 16 lần và tổng tài sản tăng 12 lần. Qua đó, OCB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần giữ vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, số 3 về hiệu quả lợi nhuận trên vốn.

 

Rồng Việt & PHS & BVSC
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.