Tính đến 4Q2020, CTG có quy mô tổng tài sản đứng thứ 2 toàn hệ thống các ngân hàng niêm yết, đạt 1.34 triệu tỷ VND, xếp sau BID.
CTG là ngân hàng có dư nợ cho vay khách hàng đứng thứ 2 toàn hệ thống, đạt 1,015,333 tỷ VND, đứng sau BID và vượt xa nhóm ngân hàng TMCP đạt trung bình khoảng 200,000 tỷ VND. Về cơ cấu tín dụng theo loại hình kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ với 58% năm 2019.
CTG là ngân hàng có tỷ trọng dư nợ loại hình doanh nghiệp tư nhân lớn nhất trong nhóm ngân thương mại nhà nước, và cao hơn so với trung bình nhóm NHTMCP.
CTG thu hút lượng tiền gửi doanh nghiệp lớn, chiếm 47.1% tổng tiền gửi (số liệu 2019- hiện chưa có số liệu cụ thể các ngân hàng 2020), cao thứ 4 toàn hệ thống, đứng sau MBB, VCB và TPB nhờ: (1) Là ngân hàng thương mại quốc doanh, là nơi gửi tiền của các doanh nghiệp nhà nước lớn; (2) có hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, thuận tiện cho các hoạt động giao dịch của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, CTG có tổng dư nợ loại hình doanh nghiệp nhà nước lớn nhất, cao hơn gấp đôi so với VCB và lớn hơn tổng các NHTMCP cộng lại.
Trong giai đoạn 2015-2020, CTG có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn sang các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao hơn bao gồm phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và phân khúc bán lẻ.
Tỷ trọng cho vay khách hàng bán lẻ tăng từ 24.1% năm 2015 lên 33.7% năm 2020 nhờ việc thay đổi hoàn toàn về nhận thức, tư duy bán hàng, liên tục cải tiến đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Phân khúc khách hàng SME cũng tăng từ 18.5% lên 24.2% trong khi phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn giảm từ 52.3% xuống 36.3%.
Tổng lượng tiền gửi khách hàng năm 2020 của CTG đạt 990,332 tỷ VND, đứng thứ 3 toàn hệ thống sau BID và VCB. Nhìn chung, lượng tiền gửi khách hàng của nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn vượt trội so với nhóm NHTMCP nhờ lợi thế lớn về mạng lưới và sự đảm bảo hỗ trợ của nhà nước trong thời điểm khó khăn của nền kinh tế.
Động lực tăng trưởng
Ngày 14/12/2020, CTG kí thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm với đối tác Manulife trong thời hạn 16 năm. Manulife là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên có vốn nước ngoài đầu tiên được phép hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1999 với 50,000 đại lý và 1 triệu khách hàng.
Với hệ thống chi nhánh lớn dẫn đầu cả nước, KBSV kì vọng mảng Bancasureance sẽ có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng Non-NII 2021 với phí trả trước (upfront fee) và phí giao dịch hàng năm
Đến tháng 10/2020, bằng các biện pháp xử lý nợ kết hợp với đẩy mạnh trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC, CTG đã tất toán toàn bộ trái phiếu đặc biệt VAMC. Việc tất toán toàn bộ đem lại cho CTG:
(1) được phép chia cổ tức tiền mặt. Theo thông tư 32/2019/TT-NHNN sửa đổi, tổ chức tín dụng bán nợ nhận trái phiếu đặc biệt VAMC không được chia cổ tức tiền mặt cho đến khi trái phiếu đặc biệt được thanh toán nhằm tạo nguồn để xử lý nợ xấu. ngay sau khi tất toán trái phiếu VAMC, CTG quyết định chia cổ tức tiền mặt 5%;
(2) Chủ động hơn trong việc phân loại và xử lý nợ xấu để đạt hiệu quả tối ưu, giảm áp lực trích lập dự phòng trong năm 2021 do đã trích lập toàn bộ trong năm 2020.
Nghị định 121/2020 bổ sung nhóm ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vào danh mục các doanh nghiệp được nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, qua đó mở hành lang pháp lý cho CTG có thể tăng vốn mà không làm giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước.
Phát hành mới tăng vốn điều lệ và VCSH là phương án tốt nhất để CTG cải thiện hệ số CAR, qua đó tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Năm 2019 và 2020, CTG đẩy mạnh cắt giảm chi phí nhân sự và chi phí cho các hoạt động quản lý công vụ, khiến tỷ lệ CIR giảm khá mạnh sau khi duy trì ở mức nền cao trong giai đoạn 2015-2018.
Có điều, theo quan điểm của KBSV, với việc thông tư 01 về tái cơ cấu nợ sẽ hết hạn vào đầu năm 2021 cũng như diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới vẫn khá nghiêm trọng, CTG sẽ gặp áp lực lớn về trích lập dự phòng trong năm 2021.
Dự phóng cho CTG trong năm 2021
- Dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 8.0% trong năm 2021 khi các doanh nghiệp đẩy mạnh vay nợ để hồi phục sau dịch Covid-19
- Ước tính NIM 2021 giảm 2 bps YoY, đạt 2.92% với giả định CTG sẽ đẩy mạnh giảm lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp.
- Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 32.6% YoY với động lực từ phí trả trước hợp đồng bancasurance.
- Năm 2021, NPL tăng lên 1.7% khi các khoản nợ xấu xuất hiện rõ nét hơn sau 1 năm chống trọi với dịch Covid-19.
- Chi phí trích lập dự phòng dự kiến vẫn ở mức cao trong năm 2021, đạt 13,202 tỷ VND để đảm bảo bộ đệm dự phòng cho nợ xấu mới phát sinh.
- Dự báo LNST năm 2021 đạt 14,841 tỷ VND, tăng 8.0% YoY
Định giá: xứng đáng được giao dịch ở mức P/B tương đương BID
CTG hiện được giao dịch ở mức P/B là 1.62, thấp hơn so với 2 ngân hàng quốc doanh là VCB (3.75) và BID (2.21) và thấp hơn so với trung bình các ngân hàng TMCP top đầu (1.76).
Với việc là ngân hàng quốc doanh có lợi thế về chi phí vốn, hệ thống chi nhánh rộng khắp cả nước, cùng với triển vọng tích cực từ việc áp dụng Basel II và kế hoạch tăng vốn cũng như áp lực trích lập dự phòng là không quá lớn trong năm 2021 nếu so sánh tương quan với các ngân hàng khác, KBSV cho rằng CTG xứng đáng được giao dịch ở mức P/B tương đương BID, là ngân hàng quốc doanh có quy mô vốn chủ khá tương đồng nhưng có mức ROE thấp hơn so với CTG.
Chúng tôi kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu CTG.
(1) Phương pháp định giá P/B Chúng tôi đưa ra P/B mục tiêu năm 2021 của CTG là 2.24, tương đương với trung bình P/B 2 năm của ngân hàng quốc doanh có nhiều nét tương đồng là BID
(2) Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp sử dụng thêm phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư để phản ánh rủi ro hệ thống và kỳ vọng dài hạn.
Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu CTG là 42,900 đồng/cổ phiếu, cao hơn 15.9% so với giá tại thời điểm định giá.
Hoặc