Một số cổ phiếu có kết quả kinh doanh Quý II/2021 dự kiến tăng mạnh

Dự báo trong Quý II sẽ tiếp tục chứng kiến hàng loạt cổ phiếu có kết quả kinh doanh cao đột biến, đáng quan tâm.

tcb-1-1620796921.jpeg

Techcombank (TCB) là một trong những NHTMCP có kết quả kinh doanh ấn tượng

Trong bối cảnh dòng tiền vẫn đang rất mạnh mẽ và đang tìm kiếm cơ hội thì đang có những câu chuyện đầu tư đáng chú ý. Dưới đây là một số cổ phiếu có kết quả kinh doanh kỳ vọng Quý II/2021 tăng mạnh.

CTG – NH TMCP CÔNG THƯƠNG VN (HOSE) • CTG là ngân hàng thương mại đứng thứ 2 về quy mô tài sản trong số các ngân hàng niêm yết. Năm 2020 mặc dù lãi suất huy động giảm tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của CTG vẫn thuộc top 5 ngân hàng đại chúng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. KQKD Quý I.2021 tăng trưởng mạnh thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 26% và 171% so với cùng kỳ, trong khi chi phí dự phòng rủi ro giảm 69%.

Với triển vọng ngành ngân hàng và là một trong những doanh nghiệp đầu ngành, CTG sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các quý tiếp theo nhờ (1) CTG được chấp thuận tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và khả năng được nới room ngoại sau khi có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 161, phân loại ngân hàng vào nhóm Nhà nước nắm giữ từ 50% đến 65% vốn điều lệ; (2) Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ phí trả trước Bancassurance; (3) Áp lực trích lập dự phòng thấp hơn so với năm 2020 do đã trích lượng lớn trong năm 2020. • Giá mục tiêu: 57.000đ/cp.

Một nhận định thận trọng hơn trước đó của chuyên gia khác thì cho rằng Cổ phiếu CTG - Ngân hàng VietinBank được định giá 51.700 đ/cp.

TCB – NH TMCP KỸ THƯƠNG VN (HOSE) • TCB là một trong những NHTMCP có kết quả kinh doanh ấn tượng trong Quý I.2021 khi lợi nhuận trước thuế tăng 79% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, TCB vẫn tiếp tục dẫn đầu toàn ngành về tỷ lệ CASA ở mức 44,2% và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn ngành ở mức 0,38%.

Chuyên gia cho rằng trong nhóm Ngân hàng, khối tư nhân tăng trưởng tốt trong quý 2/2021, trong đó TCB dẫn đầu. Cụ thể, Quý II.2021, TCB sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ: (1) TCB được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12%, thuộc nhóm cao nhất ngành; (2) Gia hạn hợp đồng Bancassurance giúp TCB thu một khoản phí ước tính khoảng 6.900 tỷ đồng; (3) Tỷ lệ bao nợ xấu cao kỷ lục đạt 219%, tạo bộ đệm rủi ro tốt. Giá mục tiêu: 59.000đ/cp.

Ngoài CTG và TCB, nhìn chung với nhóm ngân hàng đang được dự báo khả quan nhất. Mới đây, các chuyên gia dự báo BID tăng hơn 43%, MBB hơn 40%, VCB, CTG, ACB và TCB tăng gần 40% thời gian tới. 

GVR – TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VN (HOSE) • GVR sẽ hưởng lợi từ đà tăng giá cao su và dự báo sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, khi nguồn cung bo hẹp ở các nước Indo, Ấn Độ, Thái Lan. Cầu phục hồi tại thị trường xuất khẩu Mỹ, Trung Quốc sẽ đẩy sản lượng tiêu thụ cao su của GVR trong Quý 2. Nhờ đó, lợi nhuận Quý 2 của GVR được dự báo tăng trưởng khoảng 70%. Giá mục tiêu: 33.500đ/cp.

Một nhận định trước đó của chuyên gia khác cũng cho rằng Cổ phiếu GVR hưởng lợi từ giá cao su tăng, giá mục tiêu lên 30.200 đ/cp. Tuy nhiên GVR đã tăng nhiều nên khả năng sắp tới hơi khó. 

FPT – CTCP FPT (HOSE) • FPT là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về công nghệ, viễn thông. 4 tháng đầu năm kết quả kinh doanh tích cực khi DT và LNST lần lượt tăng 18% và 22% so với cùng kỳ năm 2020. Ước tính đà tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số của FPT sẽ tiếp tục duy trì trong quý II tới và trong cả năm 2020 nhờ (1) Tiềm năng lớn từ các hợp đồng ký mới nội địa và nước ngoài do nhu cầu chuyển đổi số tăng mạnh; (2) Mảng viễn thông tiếp tục tăng trưởng 14% nhờ hưởng lợi từ dịch Covid - 19. Giá mục tiêu: 100.000đ/cp.

Đang có nhiều nhận xét khả quan về mã FPT. Mới đây khi cập nhật cổ phiếu FPT, Bản Việt khuyến nghị MUA

GMD – CTCP GEMADEPT (HOSE) • GMD là doanh nghiệp khai thác cảng biển hàng đầu tại Việt Nam với chuỗi cung ứng khép kín và hệ thống nhà cảng ở cả 2 khu vực trọng điểm phía Bắc và Nam. Các nhà cảng của GMD tại khu vực Hải Phòng như Nam Đình Vũ và Nam Hải Đình Vũ sẽ tiếp tục ghi nhận KQKD tích cực do hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng nhanh của toàn khu vực.

Ngoài ra, sự góp mặt của Gemalink tại khu Cái Mép - Thị Vải sẽ giúp bổ sung nguồn cung cho doanh nghiệp, dự kiến nhà cảng này sẽ hòa vốn trong năm đầu tiên hoạt động khi đạt được 70% công suất thiết kế. Giá mục tiêu: 50.000đ/cp.

Đang có nhiều nhận xét khả quan về mã GMD. Mới đây chuyên gia cho rằng GMD có thể tăng tiếp dù đã tăng nhiều, giá mục tiêu mới 50.000 đ/cp

DCM – CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU (HOSE) • Hưởng lợi trực tiếp từ giá urea đang tăng mạnh từ đầu Quý 2 trở lại đây, DCM sẽ ghi nhận KQKD Quý 2 tăng mạnh, đặc biệt trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái. Vụ mùa, yếu tố thời tiết và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung đều đang diễn biến khả quan đang nâng đỡ cho cầu thị trường chung của nhóm phân bón. Giá mục tiêu: 22.000đ/cp. Trước đó ít lâu, BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu DCM - Đạm Cà Mau, giá mục tiêu 28.070 đ/cp.

DGC – CTCP TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT ĐỨC GIANG (HOSE) • Giá photpho vàng đã tăng 40% trong 1 tháng trở lại đây và 59% so với cùng kỳ năm ngoái, khi TQ đã áp thuế xuất khẩu 120% đối với mặt hàng này. Giá phân bón DAP và MAP cũng tăng mạnh hỗ trợ lợi nhuận DGC. Biên lợi nhuận cũng được cải thiện nhờ doanh nghiệp tích cực đổi mới công nghệ sản xuất và tiết giảm chi phí. Giá mục tiêu: 92.000đ/cp.

Cổ phiếu DGC - Hóa chất Đức Giang được kỳ vọng tăng trưởng nhờ nhu cầu các sản phẩm tăng mạnh, thêm dự án mới từ tháng 3/2021.

HDC – CTCP PHÁT TRIỂN NHÀ BR-VT (HOSE) • Thỏa thuận hợp tác kinh doanh giữa HDC và đối tác tại dự án Khu du lịch Đại Dương Antares vào tháng 5 có thể đem lại một khoản lợi nhuận đột biến cho HDC trong thời gian tới, dự kiến khoảng 800 tỷ nhờ vào giá vốn rẻ (khoảng 27 tỷ đồng/ha). HDC cũng triển khai mở bán dự án The Light trong tháng 6 và sẽ ghi nhận doanh thu từ các dự án Ecotown Phú Mỹ, Ngọc Tước và Tây 3/2. Các dự án này đều đang hưởng lợi từ tiềm năng tăng giá Bất động sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong tương lai. Giá mục tiêu: 70.000đ/cp.

ANV – CTCP NAM VIỆT (HOSE) • ANV là doanh nghiệp Top 3 về xuất khẩu cá tra ở Việt Nam, sở hữu 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế 600 tấn cá nguyên liệu/ngày. ANV mới đây đã hoàn thành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất - nuôi trồng - chế biến - đóng gói - tiêu thụ sản phẩm và việc đưa vào vận hành vùng nuôi Bình Phú với diện tích 600ha cũng giúp ANV tự chủ được 100% nguồn con giống.

Bên cạnh đó, mảng năng lượng tái tạo cũng đóng góp vào lợi nhuận của ANV trong quý I.2021. Với sự phục hồi của thị trường xuất khẩu như Mỹ, Trung Quốc cũng như chủ động nguồn nguyên liệu cá giống trong chuỗi giá trị khép kín. Đây là các yếu tố hỗ trợ đà tăng của ANV trong quý II tới. • Giá mục tiêu: 35.000đ/cp.

Có điều, Lãnh đạo cùng người nhà ANV cũng như DXG, VIB, MWG, DGW, IDC mới đây đã nhanh tay 'thoát hàng' khi giá lên, tạo ra chút băn khoăn nghi ngại. 

HAH – CTCP VẬN TẢI XẾP DỠ HẢI AN (HOSE) • HAH sở hữu hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ bao gồm nhà cảng, kho bãi và đội tàu; điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi có thể cung cấp giá trị logistic trọn gói. Dự kiến thời gian tới HAH sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến so với cùng kỳ năm 2020 do: (1) đầu năm 2021 doanh nghiệp đã tăng mức giá vận chuyển nội địa một số tuyến hàng hóa chính như tuyến Hải Phòng - Cái Mép Thị Vải lên 15%; (2) HAH đã tận dụng thời điểm giá cước vận chuyển toàn cầu gia tăng để trẻ hóa đội tàu, điều này cho phép doanh nghiệp cải thiện nguồn cung và đón đầu xu hướng sóng vận tải biển. Giá mục tiêu: 35.000đ/cp.

MSH – CTCP MAY SÔNG HỒNG (HOSE) • Kỳ vọng KQKD Q22021 tích cực nhờ vào nhu cầu khách hàng hồi phục bởi nền kinh tế được kích hoạt trở lại từ các nước đối tác. Trong năm, MSH đã trích lập hơn 180 tỷ đồng nợ xấu từ Ny&co và khoản nợ còn lại ước tính cũng không tác động đáng kể lên lợi nhuận ròng. MSH cũng đã khởi công nhà máy SH10 từ tháng 03/2021, ước tính hoàn thiện vào cuối năm nay, nâng năng lực sản xuất của doanh nghiệp lên 30%, tạo động lực tăng trưởng trong các năm tới. Giá mục tiêu: 65.000đ/cp. Trước đó cũng có đánh giá cho rằng cổ phiếu MSH sẽ ghi nhận doanh thu phục hồi đáng kể, giá mục tiêu 64.200 đ/cp.

PTB – CTCP PHÚ TÀI (HOSE) • Nguồn thu của PTB tới chủ yếu từ 3 mảng hoạt động chính là kinh doanh chế biến gỗ; khai thác đá xây dựng và cung cấp dịch vụ xe Toyota. PTB có nhiều dư địa để tăng trưởng trong thời gian tới do: (1) mảng kinh doanh gỗ tiếp tục hưởng lợi từ việc nhu cầu kinh doanh gỗ nội thất tăng cao; (2) chung cư Phú Tài Residence với quy mô 622 căn hộ đã đi vào bàn giao, do vậy doanh nghiệp có thể ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến. Cổ phiếu PTB ghi nhận lợi nhuận chủ yếu từ gỗ và dự án căn hộ. Giá mục tiêu: 95.000đ/cp. 

SAB – CTCP BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SG (HOSE) • Sản lượng tiêu thụ 2 quý đầu năm tăng cao so với nền thấp cùng kỳ hỗ trợ KQKD của doanh nghiệp. Việc SAB hedging giá nguyên vật liệu, chuyển đổi mô hình Sabeco 4.0 trong thời gian qua cũng giúp doanh nghiệp duy trì và cải thiện biên lợi nhuận. Giá mục tiêu: 175.000đ/cp. Trước đó, có CTCK cho rằng SAB - Sabeco có thể hy vọng vào bia Saigon Chill và đưa giá mục tiêu 224.000 đ/cp.

SAV – CTCP HỢP TÁC KT & XNK SAVIMEX (HOSE) • Tình hình xuất khẩu gỗ tăng mạnh trong những tháng đầu năm đáp ứng nhu cầu sau dịch của thị trường Mỹ, thúc đẩy tăng trưởng của SAV trong Q2/2021 khi đây là thị trường xuất chủ lực của doanh nghiệp. Giá mục tiêu: 26.000đ/cp.

SCS – CTCP DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN (HOSE) • SCS là doanh nghiệp kinh doanh khai thác dịch vụ hàng hóa tại cảng hàng không, địa bàn hoạt động chính của công ty là cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Vừa qua SCS đã công bố sản lượng hàng hóa cập cảng hàng không trong tháng 5, đáng chú ý là việc hàng hóa quốc tế đã hồi phục lên mức hơn 14 nghìn tấn (+36% YoY) còn hàng hóa nội địa đạt hơn 6 nghìn tấn (+43% YoY). Việc sản lượng hàng hóa hồi phục ấn tượng bất chấp diễn biến của dịch bệnh là cơ sở để kỳ vọng SCS ghi nhận mức lợi nhuận đột biến trong Quý II/2021. Cập nhật cổ phiếu SCS: Sản lượng hàng hóa tích cực vượt kỳ vọng, giá mục tiêu 155.100 đ/cp

VHC – CTCP VĨNH HOÀN (HOSE) • VHC là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần xuất khẩu cá tra cá basa với các thị trường chính là Mỹ, EU và Trung Quốc. Từ đầu năm 2021, thị trường xuất khẩu hồi phục rõ nét từ nền thấp của năm 2020 do đó đã tạo đà tăng trưởng cho VHC. Cụ thể, 5T.2021, giá trị XK cá tra toàn ngành tăng mạnh 12% svck 2020. Sự phục hồi từ các thị trường xuất khẩu chính, đặc biệt là Mỹ - EU và Kỳ vọng gia tăng thị phần trong nước thông qua việc sát nhập công ty Sa Giang (SGC) sẽ giúp kết quả kinh doanh của VHC tăng trưởng trở lại trong quý II.2021. Giá mục tiêu: 50.000đ/cp.

VSH – CTCP THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN SÔNG HINH (HOSE) • Nhà máy Thượng Kon Tum đi vào hoạt động từ tháng 4, đóng góp hơn 60% năng lực phát điện, thúc đẩy KQKD trong Q2/2021 trên nền thấp cùng kỳ. Quý 2 cũng là thời điểm thủy văn thuận lợi do vậy ước tính KQKD của VSH có mức tăng trưởng trên 200% về mặt doanh thu. Và lợi nhuận chuyển hóa từ lỗ sang lãi trong quý 2/2021. Vừa qua, REE đã nâng sở hữu VSH lên 50,45%. Giá mục tiêu: 25.000đ/cp.

HSG – TẬP ĐOÀN HOA SEN (HOSE) • Sau khi phát triển hệ thống bán lẻ và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, HSG bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh. Cùng với diễn biến tăng giá của thép HRC, giá thép tiêu thụ của HSG cũng tăng theo đà chung của thị trường thép. Các sản phẩm tôn mạ cũng có mức tăng giá khả quan cùng sự hiệu quả trong việc kiểm soát hàng tồn kho sẽ khiến KQKD quý 2 của HSG tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với quý 1. Giá mục tiêu: 49.000đ/cp. 

Đang có nhiều nhận xét khả quan về mã GMD. Mới đây chuyên gia Phân tích cổ phiếu HSG đã cho rằng: HSG đang trong mùa sen đẹp nhất.

HPG – TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) • Là doanh nghiệp thép lớn nhất trong ngành với lợi thế cạnh tranh là một quy trình sản xuất đang từng bước được hoàn thiện, Hòa Phát sẽ giữ vững thị phần trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Lợi nhuận Q2 dự báo sẽ tiếp tục phá vỡ kỷ lục của Quý 1 vừa qua nhờ vào (1) giá thép tăng phi mã trong thời gian qua, đồng thời các nhà máy tối ưu công suất và (2) sản lượng bán hàng tiếp tục bứt phá để hoàn thành mục tiêu 8 triệu tấn/năm. Thép HRC tiếp tục là sản phẩm chủ đạo giúp HPG có lợi thế so với các doanh nghiệp thép niêm yết khác trên thị trường. Giá mục tiêu: 62.600đ/cp.

Có điều, mới đây đã xuất hiện một số thông tin gay nghi ngại như việc chịu không nổi ô nhiễm, người dân chặn Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

NHÓM CHỨNG KHOÁN • Từ đầu năm 2020 đến nay, lãi suất huy động duy trì ở mức thấp khiến thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, lượng tài khoản mở mới chứng khoán tăng cao đạt 480.490 tài khoản, tăng 20% số lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020. Thanh khoản bình quân mỗi phiên trên sàn HOSE đạt hơn 18.000 tỷ đồng/ngày tăng gấp 3 lần so với cả năm 2020.

Với các tín hiệu tích cực nêu trên, nhóm ngành chứng khoán được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý II tới nhờ: (1) Thu nhập mảng môi giới và giao dịch ký quỹ dự kiến tăng mạnh hưởng lợi từ thanh khoản thị trường liên tục tăng, 5 tháng đầu năm thanh khoản khớp lệnh thị trường trung bình đạt 19.296 tỷ đồng, tăng 382% so với 5T2020; (2) Mảng dịch vụ ngân hàng đầu tư sẽ được hưởng lợi khi hoạt động kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp đang có sự khởi sắc và các hoạt động IPO sẽ trở lại vào cuối năm 2021; (3) Kế hoạch tăng vốn mạnh của các công ty chứng khoán lớn khi cho vay ký quỹ gần như chạm trần quy định.

Tuy nhiên do đã tăng nhiều nên đang xuất hiện băn khoăn Cổ phiếu chứng khoán liệu có còn hấp dẫn hay không?

Agriseco Research

Link nội dung: https://vinabull.vn/mot-so-co-phieu-co-ket-qua-kinh-doanh-quy-ii2021-du-kien-tang-manh-a895.html