Tiêu điểm tài chính
LN ròng 9T23 tăng 18,6% svck lên 744 tỷ đồng (30,6tr USD) nhờ hoạt động kinh doanh vận tải tăng trưởng tích cực.
Áp lực một phần đến từ việc tổng dư nợ vay tăng +46% so với đầu năm lên 5.380 tỷ đồng (221tr USD) do PVT đã tích cực giải ngân vốn để đầu tư thêm 12 tàu mới trong 9T23.
Dự phóng LN ròng sẽ tăng 11,4% svck trong năm 2024 nhờ môi trường giá cước thuê tàu cao và đội tàu được mở rộng.
Triển vọng thị trường vận tải dầu khí duy trì vững chắc
Điều kiện thị trường đối với hầu hết các loại hình vận tải Dầu khí vẫn đang duy trì vững chắc. Nhu cầu đang cải thiện do xu hướng chuyển dịch không thể đảo ngược của dòng chảy năng lượng toàn cầu sang những tuyến hải trình xa hơn, nhưng tăng trưởng của đội tàu toàn cầu dường như bị hạn chế do đầu tư đã sụt giảm mạnh trong vài năm qua.
Cán cân cung/cầu hiện này nhìn chung sẽ hỗ trợ cho giá cước thuê tàu neo ở mức cao, đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp có mức độ hoạt động cao trên thị trường quốc tế như PVT.
Căng thẳng gia tăng có thể gây thêm bất ổn cho TT vận tải dầu khí
Gần đây, giá cước vận tải đã tăng lên với các khoản phụ phí rủi ro phát sinh sau các cuộc tấn công của phiến quân Houthi.
Căng thẳng khu vực leo thang ở Trung Đông có thể làm gián đoạn các tuyến hàng hải quan trọng, ảnh hưởng đến sự cân bằng của thị trường vận tải Dầu khí, vốn rất dễ bị tổn thương kể từ sau cuộc khủng hoảng Ukraine.
Đội tàu mở rộng sẽ được hưởng lợi từ điều kiện thị trường thuận lợi
PVT đã đẩy mạnh mẽ việc trẻ hóa đội tàu từ năm 2021 với việc giải ngân 6.700 tỷ đồng (276 triệu USD) để đầu tư 18 tàu (và 9 tàu khác theo hình thức thuê mua). Điều này đã nâng đội tàu của công ty từ 31 lên 51 tàu. Theo đó, tổng công suất tăng 65% lên khoảng 1,4 triệu DWT.
Sự chuẩn bị tốt này đã giúp PVT hái được trái ngọt khi đội tàu của công ty đang được hưởng lợi từ điều kiện thị trường hiện nay.
Định giá hấp dẫn nhờ triển vọng tích cực của doanh nghiệp
Theo VNDirect, P/E dự phóng 2024 là 7,6x, thấp hơn so với mức trung bình 5 năm là 7,7x. P/E trượt là 8,9 lần, thấp hơn nhiều so với các công ty cùng ngành.
Mức định giá này tương đối hấp dẫn dựa trên triển vọng tăng trưởng của công ty (+11,7% svck trong năm 2024) và kỳ vọng môi trường giá cước duy trì ở mức cao.
VNDirect xác định giá mục tiêu cho cổ phiếu PVT là VND31.700 đồng/cp.
Cập nhật ngày 9/9/2022: triển vọng khả quan dài hạn, giá mục tiêu 25.700 đồng/cp
Trong 1H.2022, lợi nhuận sau thuế của PVT đi ngang, dù doanh thu tăng 18,7% yoy, đạt 4.287 tỷ đồng, cụ thể: Doanh thu mảng dịch vụ vận tải tăng mạnh: Doanh thu mảng dịch vụ vận tải trong 1H.2022 đạt 3.247 tỷ đồng (+27,2% yoy chủ yếu nhờ (1) Cước phí và giá cho thuê tàu tốt hơn và (2) Các tàu mới đầu tư đi vào hoạt động ổn định. Lợi nhuận sau thuế đi ngang: Với tình hình khả quan ở mảng dịch vụ vận tải, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của PVT đạt 575 tỷ đồng, tăng 16,6% yoy.
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 0,64% yoy do (1) Chi phí lãi vay tăng 63,8% yoy khi sử dụng vốn vay để đầu tư đội tàu và (2) không có khoản lợi nhuận khác từ mảng thanh lý tàu như 1H.2021.
Kết quả kinh doanh 1H.2022 chưa phản ánh hết triển vọng kinh doanh của PVT vì: (1) Một số tàu được đầu tư mới cuối 1H.2022 chưa đóng góp đầy đủ vào doanh thu và (2) Các tàu cho thuê định hạn cần thời gian để ký hợp đồng thuê mới với giá cho thuê cao hơn.
Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong năm 2022
Dự phóng doanh thu năm 2022 của PVT đạt 9.295 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 959,7 tỷ đồng, tăng 38,1% yoy.
Kết quả tăng trưởng mạnh là vì: (1) PVT tiếp tục kế hoạch mở rộng đội tàu trong 2H.2022. (2) Kỳ vọng giá thuê trung bình tăng 5,5% nhờ tái ký các hợp đồng định hạn giá cao. (3) Kỳ vọng thu về 120 tỷ đồng khi thanh lý tàu PVT Athena trong 2H.2022.
Bên cạnh đó PVT có triển vọng khả quan trong dài hạn nhờ kế hoạch mở rộng đội tàu với tổng tải trọng đạt 1,7 triệu DWT cuối năm 2023 (+70% so với mức hiện tại).
ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ
PVT đang được giao dịch tại mức P/E khoảng 10x. FPTS định giá cổ phiếu PVT bằng phương pháp so sánh P/E với EPS năm 2022 đạt 2.509 VNĐ/cp (đã loại bỏ phần lợi nhuận khác từ việc thanh lý tàu) và mức P/E là 10,2x.
FPTS khuyến nghị MUA cổ phiếu PVT với giá mục tiêu là 25.700 VNĐ/cp.
YẾU TỐ CẦN THEO DÕI
Biến động giá NVL đầu vào: Chi phí dầu nhiên liệu đầu vào chiếm khoảng 27% - 35% tổng chi phí của PVT. Do đó, biến động giá dầu nhiên liệu sẽ ảnh hưởng kết quả hoạt động của PVT.
Rủi ro biến động giá cước vận tải biển: Cước vận tải biển trên thế giới bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khó dự đoán như tình hình kinh tế, chính trị trong khu vực, thời tiết, mùa vụ,…
Rủi ro tỷ giá: PVT vay nợ chủ yếu bằng USD (khoảng 150 triệu USD T6.2022) để đầu tư đội tàu nên cặp tỷ giá USD/VND tăng mạnh sẽ gia tăng áp lực trả nợ cho PVT. Tuy nhiên PVT cũng bù đắp được một phần rủi ro này bằng cách tăng dần tỷ trọng các đội tàu chạy trên tuyến quốc tế và thu về USD.
Cập nhật ngày 25/4/2021:giá mục tiêu 18.400 đ/cp
Trong báo cáo tài chính năm 2020 sau kiểm toán, LNST sau lợi ích CĐTS của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) được điều chỉnh tăng 9,1% lên 669 tỷ đồng (-2,9% YoY).
Theo công ty, việc điều chỉnh đến từ 1) hoàn nhập một số khoản dự phòng mà PVT đã trích lập trước, 2) thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế thấp hơn so với ước tính trước đây.
Tuy nhiên, chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 sẽ không thay đổi đáng kể ở mức 585 tỷ đồng (-4,6% YoY).
Qua năm 2021 này, Triển vọng ngành Dầu khí có vẻ khá hơn, giới chuyên gia nhận định sẽ đứng lên sau vấp ngã.
Theo đà đó, nhóm cổ phiếu dầu khí được đánh giá là đang trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Công ty Chứng khoán Bản Việt khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho PVT với giá mục tiêu 18.400 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời dự phóng là 10,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,7%).
Tại giá đóng cửa hôm nay, PVT đang giao dịch với EV/EBITDA năm 2021 dự phóng là 4,2 lần và P/B là 1,1 lần.
Cách đây ít hôm, cổ phiếu này cũng được nhận định khả quan. Khi đó, Công ty Chứng khoán VNDirect Đánh giá cổ phiếu PVT - Vận tải Dầu khí PV Trans là Vững vàng qua vùng biển động, giá mục tiêu 19.800 đ/cp
Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (viết tắt là PVTrans, mã PVT)
PVT tiền thân là Công ty Vận tải Dầu khí được thành lập theo Quyết định số 358/QĐ-VPCP ngày 27/05/2002 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ vận tải dầu khí, đặc biệt là vận tải dầu thô.
Sau gần 5 năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Vận tải Dầu khí đã tiến hành cổ phần hóa theo quyết định số 758/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp ngày 30/3/2006 và chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ ngày 07/05/2007 với tên Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.
Sau khi hoàn thành cổ phần hóa, để phù hợp với quy mô ngày càng phát triển, Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí chính thức đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí vào ngày 23/07/2007. Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh với mã giao dịch PVT vào ngày 10/12/2007. Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 51% vốn điều lệ của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.
PVTrans đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về vận tải biển của Việt Nam có uy tín cả trong nước và quốc tế. Kể từ năm 2011 đến nay, PVTrans đã vững vàng vượt qua khủng hoảng tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc và bền vững.
PVTrans từ một công ty vận tải biển với 01 con tàu vận tải dầu thô và khoảng 100 cán bộ công nhân viên, đến nay đã trở thành một Tổng Công ty vận tải với 9 đơn vị thành viên, 2 chi nhánh và hơn 2.000 cán bộ công nhân viên.
PVTrans đã phát triển được đội tàu gồm 41 chiếc với tổng tải trọng hơn 1 triệu DWT, trở thành đơn vị vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam hiện nay. PVTrans đã nhận được Huân chương lao động hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ cũng như các giải thưởng từ các tổ chức có uy tín như Forbes Việt Nam, Asia Pacific Entrepreneurship Awards, VNR, …
VNDirect & FPTS & Bản Việt
Link nội dung: https://vinabull.vn/dinh-gia-co-phieu-pvt-a414.html