Công ty kỳ vọng KQKD Q3/2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt trong mảng nông nghiệp và thực phẩm đóng gói. Mặt khác, mảng thủy sản không có sự tăng trưởng mạnh do giá xuất khẩu chưa tăng như kỳ vọng.
Tuy nhiên, công ty vẫn duy trì lạc quan do các sản phẩm thủy sản của PAN có lợi thế là được đón nhận tốt ở các thị trường phát triển như Nhật Bản và Châu Âu.
PAN không gặp thiệt hại đáng kể sau bão Yagi, chỉ bị ảnh hưởng tại một số khu vực sản xuất nông sản ở miền Bắc. Công ty kỳ vọng nhu cầu về vật tư nông nghiệp (hạt giống, phân bón) sẽ cao hơn để chuẩn bị cho mùa vụ mới.
PAN kỳ vọng tăng trưởng trong quý 4 sẽ tương đương mức tăng trưởng trong quý 3. Công ty duy trì kế hoạch tăng trưởng doanh thu và LSNT cổ đông công ty mẹ (NPATMI) lần lượt đạt 12% svck và 10% svck, trong đó, PAN đã lần lượt hoàn thành 48% và 40% kế hoạch doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ (NPATMI) của công ty
SSI khuyến nghị Mua: Ước tính tiềm năng tăng giá lớn hơn hoặc bằng 10 điểm phần trăm so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.
Thành viên cập nhật ngày 21/9/2023: đang giao dịch với P/E và P/B thấp hơn mức trung bình
Kỳ vọng thị trường khó khăn đã qua và biên lợi nhuận của PAN sẽ được cải thiện kể từ thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, kết quả Q3/2023 có thể chưa đạt được mức như Q3/2022.
Lũy kế nửa đầu năm 2023, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu và NPATMI lần lượt là 5,300 tỷ đồng (giảm 14% svck) và 105 tỷ đồng (giảm 40% svck). Nếu loại trừ khoản lợi nhuận đột biến từ bán tài sản trong Q1/2023 của công ty con Bibica thì NPATMI chỉ giảm 21% svck.
Xét theo mảng kinh doanh, mảng thủy sản có mức giảm nhiều nhất do nền kinh tế suy giảm cùng với mức nền cao của nửa đầu năm 2022. Mảng nông nghiệp có giá vốn hàng bán cao hơn và sức mua mảng giống cây trồng yếu, trong khi gạo đóng gói, thuốc BVTV và thuốc khử trùng có tăng trưởng.
Bất chấp sự sụt giảm trong nửa đầu năm 2023, tập đoàn vẫn giữ kế hoạch doanh thu và LNST lần lượt là 15,2 nghìn tỷ đồng (+11% svck) và 840 tỷ đồng (tăng 6% svck), với kỳ vọng vào những chuyển biến tốt của thị trường như:
• Vụ mùa Đông Xuân dự kiến tốt hơn: doanh thu của NSC và VFG nửa cuối 2023 dự kiến sẽ tốt hơn nhờ: 1) giá gạo tăng tạo động lực cho nông dân trồng trọt, 2) lãi suất vay thấp hơn giúp nông dân mua nguyên liệu và vật tư (hạt giống, thuốc BVTV) dễ dàng hơn và 3) lượng giống cây trồng tồn kho của NSC đủ nhờ sự chuẩn bị tốt hơn.
• Mảng thủy sản phục hồi: lợi nhuận của FMC và ABT đã chạm đáy trong Q2/2023 và sẽ phục hồi trong nửa cuối năm. Dấu hiệu phục hồi được nhận thấy ở số lượng đơn đặt hàng hồi phục, trong khi mức tồn kho tại Mỹ và Châu Âu giảm. Sự ưa chuộng của thị trường Nhật Bản đối với các sản phẩm chế biến của FMC và ABT cũng sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng.
Ngoài ra, chi phí hoạt động kinh doanh thấp hơn: thức ăn thủy sản, tôm nguyên liệu và chi phí vận chuyển đã giảm so với mức cao của năm trước cũng sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của FMC và ABT.
Với các yếu tố thuận lợi như vậy, kỳ vọng kết quả kinh doanh của Tập đoàn sẽ phục hồi từ Q3/2023, trong đó NSC, VFG và FMC sẽ tiếp tục đóng góp chính vào tăng trưởng. Trong năm 2023, ước tính doanh thu thuần và LNST hợp nhất lần lượt là 14,4 nghìn tỷ đồng (tăng 6% svck) và 842 tỷ đồng (tăng 6% svck hay tăng 23% svck nếu loại trừ khoản lợi nhuận bất thường của 2022), cao hơn một chút so với kế hoạch lợi nhuận của công ty.
Dự báo doanh thu thuần và NPATMI trong năm 2024 lần lượt là 15,5 nghìn tỷ đồng (tăng 8% svck) và 486 tỷ đồng (tăng 24% svck), dựa trên giả định tăng trưởng cao ở NSC và FMC.
Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch với P/E dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt là 12x và 10x và P/B là 0,9x và 0,8x, thấp hơn mức P/E và P/B trung bình 5 năm.
Với vị thế là tập đoàn gồm các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp & thực phẩm trong nước, chiến lược tăng trưởng trung và dài hạn của PAN dựa trên:
• Hiện đại hóa nông nghiệp và cao cấp hóa các mặt hàng nông sản truyền thống, nhằm nâng cao lợi nhuận và giành thị phần: Các công ty con đang chuyển đổi từ mô hình hàng hóa truyền thống sang tích hợp chuỗi giá trị và các sản phẩm bán trực tiếp tới người tiêu dùng. Tập đoàn cũng đang ưu tiên nâng cao lợi nhuận của từng công ty con để cải thiện mức hiệu quả của nguồn vốn đã đầu tư.
• Tạo sức mạnh cộng hưởng và mở rộng độ bao phủ trên thị trường xuất khẩu: Hợp tác giữa các công ty con sẽ tạo ra nhiều chiến lược cộng hưởng thú vị (ví dụ như bán chéo, chia sẻ nguồn lực R&D, quảng bá hiệu quả thông qua thương hiệu mẹ PAN Group).
Ngoài ra, khi áp dụng tiêu chuẩn cao hơn, các công ty con có thể thâm nhập vào các thị trường cao cấp với nhiều yêu cầu về an toàn, bền vững, truy xuất nguồn gốc.
Quan điểm ngắn hạn: SSI kỳ vọng thị trường khó khăn đã qua và biên lợi nhuận của PAN sẽ được cải thiện kể từ thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, kết quả Q3/2023 có thể chưa đạt được mức như Q3/2022.
Yếu tố hỗ trợ tăng/giảm đối với khuyến nghị: giá nguyên liệu cho mảng thủy sản cao hơn/thấp hơn; nhu cầu toàn cầu về tôm và cá tra cao hơn/yếu hơn, điều kiện thời tiết bất lợi như El Nino.
Thành viên cập nhật ngày 16/2/2022: tương đối khả quan với kì vọng phục hồi sau dịch bệnh
Trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuy nhiên triển vọng dài hạn của PAN vẫn tương đối khả quan khi sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Luận điểm đầu tư
PAN là tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm với các mảng kinh doanh chính là giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, thuỷ sản xuất khẩu và thực phẩm tiêu dùng. Khi đại dịch qua đi, kỳ vọng về kết quả kinh doanh của công ty sẽ tăng trở lại, công ty tiếp tục tập trung đầu tư vào R&D giống cây trồng và M&A trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm để hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín.
Năm qua, chi phí sản xuất lưu thông hàng hoá phát sinh do đại dịch Covid 19 khiến giá vốn tăng cao, biên lợi nhuận bị ảnh hưởng. Lợi nhuận từ mảng dịch vụ khử trùng và nông dược cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ở lĩnh vực thực phẩm, mảng tôm xuất khẩu duy trì mức doanh thu tương đương cùng kì 2020, mặc dù chi phí phát sinh để duy trì sản xuất và lưu thông hàng hoá trong bối cảnh dịch bệnh khiến lợi nhuận giảm. Mảng cá tra xuất khẩu vẫn chưa lấy lại được đà phục hồi trong tình hình khó khăn chung.
Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát trên cả nước, các mảng giống cây trồng, gạo đóng gói, tôm xuất khẩu, hạt đóng gói, bánh kẹo được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ổn định do nhu cầu tiêu dùng quay trở lại. Chú trọng đầu tư vào hoạt động R&D và M&A
Doanh thu chủ yếu đến từ mảng kinh doanh cây trồng và lương thực, đặc biệt là mảng gạo với các sản phẩm gạo đóng gói cao cấp và thị trường xuất khẩu mở rộng. Triển vọng ngành nông nghiệp được đặt vào đà phục hồi chung của ngành kinh tế Việt Nam.
Về dài hạn, tiềm năng mảng giống cây trồng của PAN rất triển vọng dựa trên nền tảng R&D vững chắc và năng lực cao trong phát triển sản phẩm
Quý 3/2021 PAN Farm đã mua thêm gần 3% cổ phần của VFC nâng tỷ lệ nắm giữu 50.33% vốn cổ phần, PAN Farm chính thức sở hữu tỷ lệ cổ phần chi phối tại VFC. Tập đoàn PAN có thêm một mảnh ghép quan trọng cho chuỗi giá trị nông nghiệp. Hệ thống phân phối rộng
Sản phẩm của Tập đoàn được phân phối rộng khắp trên thị trường trong nước và quốc tế nhờ mạng lưới gồm hơn 450 nhà phân phối tới 145,000 điểm bán trên 63 tỉnh thành trong cả nước. Các mặt hàng như gạo, thuỷ sản, hoa tươi, điều, hoa quả sấy, cà phê cũng vươn tới nhiều thị trường quốc tế quan trọng
Rủi ro đầu tư
Các rủi ro về nguyên liệu đầu vào, nhu cầu thị trường và sức ép cạnh tranh, khí hậu và diện tích đất nông nghiệp, sự cố môi trường, sự cố chất lượng đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Rủi do M&A xảy ra khi PAN thực hiện việc đầu tư vào các doanh nghiệp do sự khác biệt về môi trường văn hoá, nguồn lực trung và cao cấp 1) PP So sánh P/E: EPS hiện tại là 1,006, P/E trung bình của các DN Sản xuất thực phẩm là 22.62. Giá trị hợp lý của PAN: 22,756 đồng/cổ phần 2) PP So sánh P/B: So sánh chỉ số P/B của DN với chỉ số P/B TB của các DN đầu ngành hoạt động trong ngành Sản xuất thực phẩm. Chỉ số P/B trung bình: 2.755; BV của PAN hiện tại: 16,610 Giá trị hợp lý của PAN: 45,760 đồng/cổ phần
Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) nhận định, PAN là doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm nông sản và thực phẩm đóng gói cho thị trường nội địa và các thị trường khác trên thế giới. Trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuy nhiên triển vọng dài hạn của PAN vẫn tương đối khả quan khi sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
SBS đánh giá cổ phiếu PAN là Trung Lập.
SSI & SBS
Link nội dung: https://vinabull.vn/dinh-gia-co-phieu-pan-tuong-doi-kha-quan-voi-ki-vong-phuc-hoi-sau-dich-benh-a1383.html