"Công ty đã nhận được thông tin từ các cơ quan liên quan, rằng ông Hui Ka Yan đang phải tuân thủ các biện pháp bắt buộc theo luật, do bị tình nghi có các hành vi phạm pháp", thông báo của Evergrande viết.
Evergrande không cho biết liệu Hui Ka Yan có tiếp tục điều hành công ty hay không, hoặc các tội danh mà ông bị điều tra là gì. Trước đó, cổ phiếu Evergrande đã bị ngừng giao dịch sau thông tin Hui bị cảnh sát giám sát.
Tin tức trên cho thấy đây là lần đầu tiên giới chức Trung Quốc buộc Hui chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của Evergrande. Từng là hãng bất động sản hàng đầu Trung Quốc, Evergrande giờ chỉ được biết đến là công ty nặng nợ nhất thế giới, với hơn 300 tỷ USD.
Evergrande là ví dụ điển hình cho khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc. Các hãng địa ốc nước này gặp khó từ giữa năm 2021. Nguyên nhân được cho là chính sách "ba lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh, được tung ra nhằm giảm rủi ro hệ thống bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các công ty bất động sản. Evergrande thiệt hại nặng nhất, do lạm dụng đòn bẩy tài chính để phát triển dự án và kinh doanh đa ngành.
Bất động sản hiện đóng góp 25% GDP Trung Quốc. Khủng hoảng trong lĩnh vực này vì thế đang đe dọa các nỗ lực kích thích kinh tế của Bắc Kinh, đồng thời làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng lan truyền sang hệ thống ngân hàng nước này.
Gary Ng - nhà kinh tế học cấp cao khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis cho biết trên Reuters rằng chưa rõ vì sao Hui bị cảnh sát giám sát. Diễn biến này đã xóa tan hy vọng về tái cấu trúc tại Evergrande. Ở Trung Quốc, hiện không có doanh nghiệp địa ốc nào thuộc trường hợp 'quá lớn để có thể sụp đổ' - tức đây là một bộ phận vô cùng quan trọng với nền kinh tế và sẽ là thảm họa nếu chúng phá sản.
"Vì thế, khả năng cứu trợ toàn diện là rất khó. Dù vậy, nếu vấn đề đe dọa sự ổn định trong nước, giới chức Trung Quốc sẽ tìm cách tác động", Gary Ng nói.
Evergrande vẫn đang nỗ lực thuyết phục các chủ nợ đồng ý kế hoạch tái cấu trúc nợ quốc tế. Quá trình trên càng phức tạp khi tuần này, Evergrande thông báo không thể phát hành nợ mới để hoán đổi. Nguyên nhân là Hengda Real Estate Group - chi nhánh chính của hãng tại Trung Quốc - đang bị điều tra.
Một số nhà phân tích cho rằng kế hoạch này đang bế tắc và rủi ro Evergrande phải thanh lý tài sản đang tăng lên. Reuters đầu tuần này đưa tin một nhóm chủ nợ lớn của Evergrande lên kế hoạch yêu cầu tòa án bán tài sản của hãng, nếu hãng này không thể đưa ra kế hoạch tái cấu trúc nợ mới trong tháng 10.
Caixin hôm 25/9 cũng cho biết Xia Haijun, cựu CEO Evergrande và Pan Darong - cựu giám đốc tài chính - đang bị giới chức điều tra.
Cập nhật ngày 29/8/2023: Cổ phiếu China Evergrande giảm 87% một phiên trong ngày tái xuất
Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên trên sàn Hong Kong sau 17 tháng bị tạm dừng, cổ phiếu Evergrande giảm tới 87% khi công bố tiếp tục lỗ. Sáng nay, cổ phiếu Evergrande có thời điểm xuống 0,35 đôla Hong Kong (0,04 USD), kéo vốn hóa hãng này về 4,6 tỷ HKD (586 triệu USD). Năm 2017, vốn hóa Evergrande đạt đỉnh hơn 50 tỷ USD.
Cổ phiếu Evergrande bị ngừng giao dịch trên sàn Hong Kong từ tháng 3/2022 vì chậm công bố báo cáo tài chính. Gần đây, họ nộp đơn xin giao dịch trở lại vì đã cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và cập nhật các quy trình nhằm tuân thủ quy định niêm yết của sàn Hong Kong.
Công ty này đang trải qua quá trình tái cấu trúc nợ, dự kiến kéo dài. Hôm 27/8, họ công bố lỗ ròng 39,3 tỷ nhân dân tệ (5,4 tỷ USD) nửa đầu năm. Evergrande hiện có tổng tài sản 1.740 tỷ nhân dân tệ. Trong đó có 13,4 tỷ nhân dân tệ tiền và các khoản tương đương tiền. Trước đó, hãng này cho biết lỗ 582 tỷ nhân dân tệ (80 tỷ USD) trong năm 2021 và 2022.
Hôm nay, Evergrande sẽ có cuộc họp với các chủ nợ. Kết quả kinh doanh nửa đầu năm sẽ giúp các chủ nợ trái phiếu nước ngoài có thêm thông tin khi đánh giá kế hoạch tái cấu trúc của Evergrande.
Hồi tháng 4, Evergrande cho biết 77% nhà đầu tư nắm trái phiếu hạng A đã thông qua kế hoạch này. Trong khi đó, chỉ 30% trái chủ hạng C đồng ý. Công ty này cần ít nhất 75% trái chủ của mỗi nhóm đồng ý, để thực hiện một trong những vụ tái cấu trúc lớn nhất tại Trung Quốc tính đến nay.
Khoản lỗ trên cũng cho thấy sự chật vật của Evergrande trong cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc. Lĩnh vực địa ốc lao đao đã khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trì trệ hai năm qua.
Evergrande, cũng như các hãng bất động sản Trung Quốc khác, rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2021. Nguyên nhân được cho là chính sách "ba lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh, được tung ra nhằm giảm rủi ro hệ thống bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các công ty bất động sản.
Evergrande thiệt hại nặng nhất, do lạm dụng đòn bẩy tài chính để phát triển dự án và kinh doanh đa ngành. Tổng nợ của hãng này cuối tháng 6 vào khoảng 2.400 tỷ nhân dân tệ (340 tỷ USD). Con số này tương đương 2% GDP Trung Quốc.
Sau Evergrande, nhiều đại gia bất động sản khác tại Trung Quốc, như Kasia, Fantasia và Shimao Group cũng vỡ nợ. Mới đây nhất, hãng bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Country Garden - cảnh báo "đang cân nhắc nhiều phương án xử lý nợ khác nhau".
Cập nhật ngày 18/8/2023: China Evergrande chính thức phá sản
Hôm 17/8, China Evergrande Group, từng là hãng bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc, nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ.
Evergrande hôm qua nộp đơn theo Chương 15, Luật Bảo hộ Phá sản Mỹ. Động thái này sẽ cho phép một tòa án phá sản tại Mỹ vào cuộc khi có trường hợp mất khả năng thanh toán liên quan đến một quốc gia khác. Chương 15 khuyến khích sự hợp tác giữa các tòa án Mỹ, các chủ nợ và tòa án các nước liên quan đến quy trình phá sản.
Evergrande, cũng như các hãng bất động sản Trung Quốc khác, rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2021. Nguyên nhân được cho là chính sách "ba lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh, được tung ra nhằm giảm rủi ro hệ thống bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các công ty bất động sản.
Evergrande thiệt hại nặng nhất, do lạm dụng đòn bẩy tài chính để phát triển dự án và kinh doanh đa ngành. Tổng nợ của hãng này hiện vào khoảng 2.437 tỷ nhân dân tệ (340 tỷ USD). Con số này tương đương 2% GDP Trung Quốc.
Evergrande từng vỡ nợ năm 2021, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc, kéo dài đến hiện tại. Giữa tháng trước, hãng này cũng công bố lỗ 81 tỷ USD trong hai năm 2021 và 2022.
Nhiều tháng nay, Evergrande nỗ lực thực hiện kế hoạch tái cấu trúc nợ ở nước ngoài. Hồi tháng 4, họ cho biết vẫn chưa đạt tỷ lệ đồng thuận cần thiết trong nhóm chủ nợ để bắt đầu kế hoạch này.
77% nhà đầu tư nắm trái phiếu hạng A đã thông qua. Trong khi đó, chỉ 30% trái chủ hạng C đồng ý. Công ty này cần ít nhất 75% trái chủ của mỗi nhóm đồng ý, để thực hiện một trong những vụ tái cấu trúc lớn nhất tại Trung Quốc tính đến nay.
Tháng trước, hãng này được tòa án chấp thuận tổ chức bỏ phiếu về kế hoạch tái cấu trúc. Các cuộc họp dự kiến diễn ra trong tháng này.
Sau Evergrande, nhiều đại gia bất động sản khác tại Trung Quốc, như Kasia, Fantasia và Shimao Group cũng vỡ nợ. Mới đây nhất, hãng bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Country Garden - cảnh báo "đang cân nhắc nhiều phương án xử lý nợ khác nhau". Việc này làm dấy lên đồn đoán công ty này chuẩn bị tái cấu trúc nợ do khó huy động vốn.
Cập nhật ngày 18/7/2023: đã lỗ 81 tỉ USD, còn nợ 340 tỉ USD
Ngày 17-7, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Evergrande công bố khoản lỗ ròng hơn 81 tỉ USD của năm 2021 và 2022, cùng với gần 340 tỉ USD nợ phải trả trong bản báo cáo tài chính quá hạn của doanh nghiệp.
Cụ thể, trong năm 2021, Evergrande lỗ 476 tỉ nhân dân tệ (NDT, tương đương khoảng 66,36 tỉ USD) và năm 2022 lỗ 105,9 tỉ NDT (14,76 tỉ USD). Công ty cho biết phần lớn tổn thất đến từ chi phí trả lại đất đai, ghi giảm tài sản, tổn thất tài sản tài chính và chi phí tài chính.
Năm ngoái, tổng nợ phải trả của Evergrande lên tới 2.400 tỉ NDT, tăng 23% so với năm 2020, trong khi tổng tài sản trị giá 1.800 tỉ NDT, giảm 20%. Cùng năm, doanh thu của Evergrande giảm 55% so với năm 2020, xuống còn 230,1 tỉ NDT.
Các nhà phân tích nhận định khoản lỗ của Evergrande phù hợp với dự báo khi doanh thu theo hợp đồng lần lượt giảm xuống 443 tỉ NDT và 31,7 tỉ NDT, thấp hơn nhiều so với mức 723 tỉ NDT của năm 2020.
Trong bản báo cáo của hai công ty Prism Hong Kong và Shanghai Limited, chịu trách nhiệm kiểm toán cho Evergrande, các kiểm toán viên cho biết họ không đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của công ty vì không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở.
Evergrande - nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc - vào năm 2021 bị vỡ nợ và hiện vẫn đang nỗ lực hoàn thành các dự án, cũng như trả nợ cho nhiều nhà cung cấp và các chủ nợ.
Vào tháng 3 năm ngoái, Evergrande đã không thể công bố kết quả kiểm toán năm 2021 theo khung thời gian quy định của sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc), với lý do phải thực hiện "một số lượng lớn các thủ tục kiểm toán bổ sung" và ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.
Kết quả, cổ phiếu của Evergrande niêm yết trên sàn Hong Kong bị ngừng giao dịch kể từ ngày 21-3-2022, trong khi chờ báo cáo tài chính năm 2021 và 2022, cũng như cuộc điều tra về khoản tiền gửi 13,4 tỉ NDT bị tịch thu từ một công ty con của Evergrande, cùng với một số khoản tài chính khác.
Công ty thậm chí có nguy cơ bị hủy niêm yết nếu cổ phiếu bị đình chỉ trong 18 tháng.
Cập nhật ngày 9/10/2021: Con đường diệt vong cụ thể ra sao?
China Evergrande - tập đoàn địa ốc lớn thứ hai Trung Quốc - hiện nợ khoảng 305 tỷ USD. Đây là nhà phát triển bất động sản nợ nhiều nhất thế giới. Nguồn tin Wall Street Journal hồi đầu tuần cho biết tập đoàn của tỷ phú Hứa Gia Ấn có thể phải bán công ty quản lý bất động sản (được định giá 7 tỷ USD) để có tiền mặt trả nợ.
Theo Wall Street Journal, trong 10 năm qua, từng có nhiều cá nhân và tổ chức lên tiếng cảnh báo về mô hình tăng trưởng của China Evergrande. Năm 2012, nhà đầu tư Mỹ Andrew Left khẳng định tập đoàn này sẽ vỡ nợ. Ông mô tả China Evergrande sử dụng hàng loạt chiêu trò để che giấu các vấn đề tài chính nghiêm trọng.
Khi đó, China Evergrande phủ nhận mọi thông tin ông Left đưa ra. Ủy ban Chứng khoán Hong Kong (SFC) cũng có hành động bênh vực tập đoàn của ông Hứa Gia Ấn. SFC đâm đơn kiện dân sự, cáo buộc ông Left tung tin giả để bôi nhọ China Evergrande.
Ông Left sau đó bị cấm giao dịch ở Hong Kong trong 5 năm và phải nộp lại 206.000 USD tiền lãi từ việc bán khống cổ phiếu China Evergrande (niêm yết tại Hong Kong). Ông cũng phải trả tới 2,5 triệu USD tiền án phí.
Nhà đầu tư Mỹ cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi China Evergrande rơi vào khủng hoảng. “Có ai đoán trước được China Evergrande sẽ suy sụp không? Có. Tôi hoàn toàn đoán được”, ông Left tuyên bố.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service cũng từng chỉ ra những điểm bất thường của China Evergrande trong báo cáo hồi năm 2011 về các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong. Moody’s cho rằng chiến lược tăng trưởng quá nóng và dòng tiền tự do âm của China Evergrande là những vấn đề đáng báo động.
SFC cũng tấn công Moody’s để bảo vệ China Evergrande. Cơ quan này cho rằng báo cáo của Moody’s có lỗi số liệu. Kết quả là Moody’s phải nộp phạt 1,4 triệu USD.
Moody’s và các hãng xếp hạng tín nhiệm khác như S&P Global Ratings và Fitch Ratings chỉ hạ xếp hạng nợ của China Evergrande trong mùa hè năm nay, khi tình trạng tài chính của tập đoàn Trung Quốc xấu đi trầm trọng. Moody’s thanh minh rằng hãng đã thay đổi triển vọng tín nhiệm của China Evergrande xuống tiêu cực từ hơn một năm trước.
Theo báo cáo năm 2016 của Nigel Stevenson, một nhà phân tích của hãng nghiên cứu GMT Research, China Evergrande sử dụng các biện pháp kiểm toán “bất thường” để nâng khống giá trị hàng loạt tài sản của hãng.
Ví dụ, tập đoàn của tỷ phú Hứa Gia Ấn có khoảng 400.000 điểm đậu xe trống và coi đây là những khoản đầu tư. Công ty này định giá mỗi điểm đậu xe khoảng 20.000 USD. Theo nhà phân tích Stevenson, đây thực tế chỉ là hàng tồn kho và mỗi điểm đỗ xe có giá trị thật chưa đầy 10.000 USD.
Nhà phân tích Stevenson cho rằng China Evergrande không hề thay đổi sau chừng ấy năm. “Các vấn đề của công ty này phình to hơn nhiều so với thời điểm chúng tôi viết báo cáo năm 2016”, ông nhấn mạnh.
Ngoài SFC, China Evergrande còn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc. Nguồn thu chủ yếu của các địa phương này là bán đất. Theo thống kê của China Index Academy, năm 2020, China Evergrande chi hơn 13 tỷ USD để thu mua đất.
China Evergrande đầu tư vào hơn 1.000 dự án bất động sản ở hàng trăm tỉnh thành khắp Trung Quốc. Đây là một phần trong thỏa thuận thu mua đất với chính quyền các địa phương. Do đó, các dự án nhận được sự hậu thuẫn lớn của quan chức địa phương. Ví dụ, tại thành phố Tự Cống (tỉnh Tứ Xuyên), China Evergrande bán trước căn hộ với giá được chính quyền hỗ trợ một phần.
Một số nhà đầu tư biết rõ rủi ro nhưng vẫn mua trái phiếu của China Evergrande vì lãi suất cao (7,5-14%). Một nhà đầu tư Hong Kong tiết lộ từng nắm giữ 20-80 triệu USD trái phiếu tập đoàn này. “Tôi biết công ty này nợ đầm đìa nhưng lãi suất là rất hấp dẫn”, ông nói.
Giá cổ phiếu của China Evergrande cũng luôn duy trì ở mức cao. Tỷ phú Hứa Gia Ấn và vợ nắm giữu ¾ cổ phần công ty, do đó dễ dàng thổi giá cổ phiếu. Hồi năm ngoái, China Evergrande chi 100 triệu USD mua lại cổ phiếu, qua đó đẩy giá lên hơn 20%. Định giá China Evergrande theo đó tăng hơn 5 tỷ USD.
Năm 2016, China Evergrande thực hiện một dự án huy động vốn đầy mạo hiểm. Theo một kế hoạch sáp nhập ngược phức tạp, tập đoàn của tỷ phú Hứa tính niêm yết một công ty con tại sàn chứng khoán Thâm Quyến.
Nhờ đó, China Evergrande huy động được 20 tỷ USD. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là nếu không hoàn tất kế hoạch sáp nhập ngược trong năm nay, China Evergrande phải trả lại hết tiền cho các nhà đầu tư.
Trong suốt 5 năm qua, chính quyền Trung Quốc không thông qua thỏa thuận này. Cuối năm 2020, có thời điểm China Evergrande đối mặt nguy cơ phải trả lại tiền, giá cổ phiếu và trái phiếu chắc chắn lao dốc không phanh. Tập đoàn này né được kịch bản tồi tệ nhất khi đạt thỏa thuận không trả lại tiền với phần lớn nhà đầu tư chủ chốt.
Theo Wall Street Journal, vụ việc này cho thấy nợ của China Evergrande trên thực tế lớn hơn nhiều so với số nợ trái phiếu và nợ ngân hàng ghi trong sổ sách công ty.
Theo các nhà phân tích, giới đầu tư luôn nghĩ rằng China Evergrande là địa chỉ an toàn vì chính quyền Trung Quốc sẽ ra tay giải cứu nếu tập đoàn này nguy ngập. Bởi Bắc Kinh muốn tránh nguy cơ thị trường bất động sản trong nước đảo lộn. Đó là lý do các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.
Tuy nhiên, năm ngoái, Bắc Kinh tỏ dấu hiệu cảnh báo China Evergrande đã vay quá nhiều. Niềm tin vào tập đoàn của tỷ phú Hứa Gia Ấn sụp đổ. Cũng không có dấu hiệu gì cho thấy chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng ra tay giải cứu tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc. Giờ, China Evergrande đối mặt với sự diệt vong.
Khủng hoảng nợ Evergrande: Trung Quốc sẽ ưu tiên bảo vệ người mua nhà rồi mới tới các ngân hàng
Theo Nikkei Asian Review, China Evergrande - tập đoàn bất động sản nợ nần nhiều nhất thế giới - mắc nợ các ngân hàng, khách hàng, trái chủ, nhà cung cấp và nhà thầu 305 tỷ USD. Câu hỏi đặt ra là những đối tượng nào sẽ được thu lại tiền trước nếu Evergrande vỡ nợ.
Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc đã trượt đến bờ vực sụp đổ. Giới quan sát nhận định các ngân hàng sẽ chịu thiệt hại lớn, dù chưa chắc chắn mức độ thiệt hại là bao nhiêu.
"Ưu tiên của các nhà chức trách sẽ là bảo vệ người mua nhà", Nikkei dẫn lời ông Wei He, nhà kinh tế học Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, nhận định. Họ là những người đã trả tiền trước cho China Evergrande nhưng chưa được giao nhà.
"Nếu các hộ gia đình mua nhà và những công ty xây dựng được bảo vệ, chính các tổ chức tài chính sẽ gánh thiệt hại", ông nói thêm.
Evergrande hiện nợ hơn 300 tỷ USD. Tất cả đối tác từng làm ăn với công ty, bao gồm các nhà máy thép, công ty nội thất, ngân hàng, khách hàng và trái chủ, đều rơi vào tình thế khó khăn. Ảnh: Nikkei Asian Review. |
Khoản nợ khổng lồ
Khoảng 800 dự án của Evergrande đang được xây dựng tại Trung Quốc. Người mua đã thanh toán hầu hết trong số đó. Hơn 50% dự án hiện bị dừng thi công vì tập đoàn không thể trả tiền cho nhà thầu.
Giá cổ phiếu của China Evergrande lao dốc 85% trong năm nay. Trái phiếu của tập đoàn được giao dịch ở mức 0,25 USD. Hôm 22/9, gã khổng lồ địa ốc bất ngờ thông báo sẽ thanh toán lãi suất trái phiếu đúng hạn vào ngày 23/9. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong 850 triệu USD lãi suất trái phiếu coupon đến hạn năm nay.
Hôm 21/9, tỷ phú Hứa Gia Ấn - nhà sáng lập kiêm chủ tịch China Evergrande - khẳng định rằng công ty sẽ chịu trách nhiệm đầy đủ với khách hàng, nhà đầu tư và các bên cho vay.
"Tôi tin chắc rằng với sự nỗ lực và làm việc chăm chỉ của các bạn, Evergrande sẽ bước ra khỏi quãng thời gian khó khăn nhất và tiếp tục hoàn thiện những công trình càng sớm càng tốt", ông viết trong một bức thư gửi nhân viên.
Theo nguồn tin của Nikkei, các bên cho vay chính của China Evergrande đã chuẩn bị tiền để bù đắp những khoản lỗ tiềm tàng. Tập đoàn bất động sản nợ hơn 128 nhà băng và 121 tổ chức phi ngân hàng, theo một lá thư của China Evergrande viết cho chính quyền hồi năm ngoái.
Trong khủng hoảng nợ của Evergrande, việc giải quyết vấn đề của các khách hàng mua nhà và nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể là ưu tiên hàng đầu của giới chức trách Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Ngoài Minsheng Bank, các nhà băng có thể chịu tổn thất lớn nhất nếu China Evergrande sụp đổ là Agricultural Bank of China, China Zheshang Bank, China Everbright Bank và China CITIC Bank. Shenjing Bank - ngân hàng do Evergrande kiểm soát - cũng nằm trong số 10 ngân hàng mà tập đoàn vay nợ nhiều nhất.
Tính đến ngày 30/6/2020, khoản nợ của tập đoàn địa ốc với 10 nhà băng này đã lên đến 127 tỷ NDT (19,6 tỷ USD).
China Evergrande đã rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt. Thay vì trả tiền, tập đoàn phải thanh toán cho các chủ nợ thông qua giảm giá căn hộ, chỗ đỗ xe và mặt tiền cửa hàng.
Đến nay, các quan chức Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất cứ kế hoạch nào về gói cứu trợ hay giải pháp đối với khủng hoảng nợ của Evergrande. Họ cũng không bơm tiền ồ ạt như giai đoạn căng thẳng của thị trường bất động sản trước đây.
Bắc Kinh chỉ triệu tập các giám đốc điều hành của China Evergrande và thúc giục họ nhanh chóng cắt giảm nợ.
Các ngân hàng gánh thiệt hại
Tuần này, Reuters đưa tin Minsheng Bank, CITIC Bank và hai bên cho vay lớn khác của China Evergrande đã chuẩn bị gia hạn các khoản vay ngắn hạn của tập đoàn.
"Chúng tôi tin rằng các cơ quan quản lý có thể kéo dài thời gian để xử lý những khoản vay của China Evergrande, thông qua việc yêu cầu các ngân hàng không thu hồi khoản vay và kéo dài thời hạn trả lãi", nhà phân tích Zudy Zhang của Citigroup bình luận.
"Trong thời gian đó, China Evergrande sẽ thanh lý tài sản, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược như những doanh nghiệp quốc doanh và tìm cách tái cơ cấu nợ", bà nhận xét.
"Thiệt hại cuối cùng sẽ được chia cho toàn hệ thống. Các tổ chức tài chính và nhà đầu tư có thể chịu lỗ", bà Zhang nói thêm.
Thiệt hại cuối cùng sẽ được chia cho toàn hệ thống, các tổ chức tài chính và nhà đầu tư có thể chịu lỗ
Citigroup ước tính rằng khoản vay và trái phiếu của Evergrande chỉ tương đương 0,3% tài sản của hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, việc tập đoàn vỡ nợ sẽ làm tê liệt khả năng tiếp cận tín dụng của các công ty bất động sản khác và gây tổn hại cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Theo Citigroup, 40,7% tài sản của các ngân hàng Trung Quốc liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực bất động sản. Nếu giá nhà đất sụt giảm, chất lượng tài sản của nhà băng sẽ bị ảnh hưởng.
Citigroup ước tính 675 tỷ USD của 17 ngân hàng Trung Quốc liên quan đến các công ty bất động sản rủi ro, tương đương 4,8% vốn cấp 1 (vốn nòng cốt bao gồm vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại). Minsheng Bank, Ping An Bank và Everbright Bank là những nhà băng dễ tổn thương nhất, với tỷ lệ lần lượt là 27,1%, 12% và 9,2% vốn cấp 1 trong năm 2020.
Một câu hỏi khác là hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ cho kịch bản số khoản nợ xấu tăng vọt hay chưa. Tính đến ngày 30/6, các ngân hàng thương mại đã trích lập 5.400 tỷ NDT dự phòng rủi ro cho vay, tăng 174,6 tỷ NDT so với quý I/2021.
Hiệu ứng lan tỏa từ khủng hoảng nợ của Evergrande có thể gây tổn thương cho thị trường nhà ở Trung Quốc vốn đang giảm tốc, ảnh hưởng đến những công ty bất động sản khác. Ảnh: Nikkei Asian Review. |
Theo ông Matthew Chow - nhà phân tích tại S&P Global Ratings, kể từ tháng 5, các nhà băng đã bắt đầu giảm tiếp xúc với China Evergrande trong bối cảnh thắt chặt thanh khoản và những thách thức mà tập đoàn phải đối mặt. Tuy nhiên, tuần này, S&P cũng cảnh báo về khả năng khủng hoảng lây lan.
Theo báo cáo được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố hồi đầu tháng 9, tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay của những công ty bất động sản và các khoản thế chấp đã tăng lần lượt 15 và 10 điểm phần trăm. Trong khi đó, tỷ lệ an toàn vốn (tỷ lệ vốn trên tài sản rủi ro) trung bình của 4.015 ngân hàng sẽ giảm từ 14,4% xuống 12,3%.
"Sự thất bại của China Evergrande có thể không khiến hệ thống ngân hàng Trung Quốc mất ổn định", S&P bình luận. "Tuy nhiên, nếu nó kéo theo các vụ vỡ nợ của những công ty bất động sản khác, sử dụng đòn bẩy cao hơn, điều này sẽ trở thành một thách thức không nhỏ", cơ quan xếp hạng tín dụng cảnh báo.
Cập nhật ngày 28/9/2021: Khủng hoảng của tập đoàn bất động sản China Evergrande có thể lan ra thế giới
China Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc - đang chạy đua với thời gian để thanh toán cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trong quý IV/2021, công ty sẽ phải trả 1,8 tỷ USD sản phẩm đầu tư lãi suất cao.
Tuần trước, Chủ tịch China Evergrande Hứa Gia Ấn cũng khẳng định sẽ hoàn trả các sản phẩm đầu tư của tập đoàn cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, số tiền phải trả của tập đoàn đã lên tới 300 tỷ USD. Dòng tiền của China Evergrande cũng dần cạn kiệt. Không rõ tỷ phú Hứa sẽ thực hiện lời hứa bằng cách nào.
Hôm 23/9, tập đoàn không thể trả 84 triệu USD lãi trái phiếu coupon cho các trái chủ. Khoản lãi 47,5 triệu USD của một trái phiếu khác cũng sẽ đến hạn thanh toán vào tuần tới.
Giới chức Trung Quốc muốn China Evergrande ưu tiên sử dụng tiền mặt để hoàn thành các dự án nhà ở, thay vì trả tiền cho trái chủ. Do đó, tài khoản ngân hàng của tập đoàn cũng có thể đối mặt với những hạn chế gia tăng.
Theo trang The National, Tập đoàn China Evergrande là doanh nghiệp bất động sản có doanh thu lớn thứ 2 Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, Evergrande đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản trầm trọng xuất phát từ nợ quá hạn.
Với tổng cộng 300 tỉ USD nợ quá hạn, khả năng sụp đổ của Evergrande cũng đe dọa kích hoạt các chuỗi phản ứng liên tiếp ở Trung Quốc và các thị trường nước ngoài. Khoảng 67% khối nợ của Evergrande là nợ tiền mặt, do khách hàng trả trước cho các dự án bất động sản chưa xây xong.
Hôm 20-9, giá cổ phiếu của Evergrande đã giảm 17% trên chỉ số Hang Seng chuẩn của sàn giao dịch Hong Kong. Giá trị thị trường của tập đoàn này cũng giảm thấp kỷ lục còn 3,54 tỉ USD. Trong ngày 21-9, cổ phiếu của Evergrande tại Hong Kong tiếp tục giảm hơn 2%.
Vào ngày 23-9 tới đây, Evergrande sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu ở nước ngoài.
Theo Đài CNBC, dù lo lắng, một số chuyên gia cũng cho rằng chính quyền Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề này trước khi quá muộn và cuộc khủng hoảng Evergrande sẽ không ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu.
Câu hỏi lớn nhất hiện nay đối với giới đầu tư là bao giờ Bắc Kinh sẽ can thiệp và can thiệp bằng cách nào, cũng như họ có quyết định tái cấu trúc Tập đoàn Evergrande hay không.
Một số người cũng lo lắng về khả năng Bắc Kinh quyết định để Evergrande sụp đổ, làm tổn thương cổ đông và người mua trái phiếu trong nước.
Ông Jimmy Chang - giám đốc đầu tư của Quỹ Rockefeller Global Family Office - cho biết "mọi người đều chờ đợi chính phủ sẽ có giải pháp nào đó vì Evergrande là một doanh nghiệp quan trọng" trong hệ thống kinh tế.
“Doanh nghiệp này đang có 300 tỉ USD nợ quá hạn. Nếu tình hình của China Evergrande không được giải quyết, cuộc khủng hoảng có thể lan rộng. Tôi cho rằng một số doanh nghiệp quốc doanh có hầu bao rủng rỉnh cuối cùng sẽ tiếp quản lại công ty này”, ông Chang dự đoán.
Những chuyên gia lạc quan không cho rằng Evergrande sẽ kích hoạt cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo, nhưng cho rằng sự kiện này sẽ khiến thị trường chịu nhiều biến động hơn.
Theo ông Rick Rieder - giám đốc đầu tư tại hãng đầu tư BlackRock, rất khó để hiểu rõ động thái của Trung Quốc bởi vì hệ thống vận hành kinh tế ở Trung Quốc rất khó giải thích.
"Hệ thống (kinh tế) không rõ ràng của Trung Quốc khiến chúng ta gặp khó khăn khi muốn hiểu rõ về đất nước này. Chúng ta thường không thể đoán được đáp án trước khi nó xuất hiện” - ông Rieder nói.
Ông Rieder cho rằng giới đầu tư sẽ thận trọng hơn trước các công ty bất động sản và các công ty đa ngành của Trung Quốc trong một khoảng thời gian.
Khủng hoảng bất động sản Evergrande
Evergrande đã trở thành hiện thân của một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc - chiếm khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế.
Trong ba năm gần đây, các nhà phát triển lớn - bao gồm cả Evergrande - đã không thể hoàn thành các dự án nhà ở mới, gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường, với các cuộc biểu tình và tẩy chay thế chấp từ người mua nhà.
Từ cuối năm 2022, Trung Quốc và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã công bố các biện pháp mới, nhằm thúc đẩy "sự phát triển ổn định và lành mạnh" của ngành bất động sản.
Các biện pháp này bao gồm hỗ trợ tín dụng cho các nhà phát triển đang mắc nợ, cho vay tài chính để đảm bảo hoàn thành dự án và cung cấp các khoản vay trả chậm cho người mua nhà.
Link nội dung: https://vinabull.vn/khung-hoang-no-china-evergrande-con-duong-diet-vong-cu-the-ra-sao-a1276.html