Phân tích cổ phiếu DCM (Đạm Cà Mau): sẽ hưởng lợi nếu Quốc hội thay đổi thuế VAT

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - DCM) sẽ được hưởng lợi vì có thể hoàn lại 10% VAT đối với chi phí khí đầu vào – chiếm khoảng 65-70% tổng chi phí sản xuất.

dstt-3-opt-faxh-1613974964.jpeg

Nhà máy Đạm Cà Mau

Trạng thái thuế VAT có thể được thay đổi: Ban lãnh đạo DCM cho biết Quốc hội sẽ thảo luận về việc thay đổi trạng thái thuế VAT đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ “không chịu thuế VAT” thành “chịu thuế VAT 5%”.

Nếu được phê duyệt (trong cuộc họp Quốc hội vào tháng 10/2024), kỳ vọng thay đổi này sẽ có hiệu lực từ năm 2025. DCM sẽ được hưởng lợi vì có thể hoàn lại 10% VAT đối với chi phí khí đầu vào – chiếm khoảng 65-70% tổng chi phí sản xuất.

Do DCM có thể được hoàn 10% VAT đối với chi phí khí đầu vào nên công ty có thể hạ giá bán ure để nâng cao khả năng cạnh tranh của ure so với các sản phẩm nhập khẩu. Tính đến việc giảm cả giá bán và chi phí sản xuất, ban lãnh đạo DCM dự kiến sẽ thu được 270 tỷ đồng (theo kế hoạch năm 2024) nếu chính sách VAT nêu trên được phê duyệt.

Mua lại Phân bón Hàn Việt (HVF)

DCM đã hoàn tất thương vụ mua lại Phân bón Hàn Việt (HVF) trong Q1/2024. Vốn chủ sở hữu trước đây của HVF là 89 triệu USD, bao gồm đất và 2 nhà máy (tổng công suất thiết kế 360 nghìn tấn/năm, tọa lạc tại KCN Hiệp Phước, TP. HCM).

Nhà máy NPK bắt đầu vận hành thương mại từ năm 2018 nhưng liên tục ghi nhận lỗ cho đến nay. Do đó, DCM có thể mua lại HVF với mức giá chiết khấu, cụ thể DCM có thể sẽ chỉ trả 23,6 triệu USD để mua lại đất (giá trị thị trường là 17 triệu USD) và 2 nhà máy (tương đương 6,6 triệu USD, thấp hơn nhiều so với giá trị đầu tư là 33 triệu USD cho nhà máy NPK hiện tại của DCM).

Trong năm 2024, HVF đặt kế hoạch sản lượng tiêu thụ NPK là 100 nghìn tấn (đi ngang svck). Mặc dù sản lượng tiêu thụ đi ngang,

DCM đặt mục tiêu tái cơ cấu hoạt động vận hành tại HVF để cắt giảm chi phí trong năm 2024 nhằm đạt mức hòa vốn và công ty thực sự đã đạt được điểm hòa vốn vào tháng 5/2024.

Ngoài việc mua lại HVF với giá chiết khấu, ban lãnh đạo DCM hy vọng tệp khách hàng hiện tại của HVF sẽ giúp DCM mở rộng thâm nhập vào khu vực Đông Nam Bộ và miền Trung, đồng thời HVF có vị trí thuận lợi (gần Cảng Hiệp Phước) sẽ giúp DCM rút ngắn quãng đường vận chuyển, từ đó mua nguyên vật liệu thuận lợi hơn.

Phân NPK của cả DCM và HVF đều phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Để thúc đẩy doanh thu, DCM có thể phải cắt giảm chi phí (giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, tối ưu hóa chi phí vận hành) để đưa ra mức giá cạnh tranh hơn và phải mất một thời gian để thực hiện điều này. Như vậy, trong thời gian tới sản lượng tiêu thụ NPK có thể sẽ không tăng nhiều.

Luận điểm đầu tư

Ước tính lợi nhuận ròng trong kịch bản cơ sở cho năm 2024-2025 lần lượt là 1,84 nghìn tỷ đồng (+69% svck) và 1,85 nghìn tỷ đồng (+1% svck) và khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 1 năm là 38.700 đồng.

Tuy nhiên, trong kịch bản khả quan, nếu việc thay đổi trạng thái VAT từ “không chịu thuế VAT” thành “chịu thuế 5% VAT”, thì SSI ước tính lợi nhuận ròng năm 2025 sẽ đạt gần 2,2 nghìn tỷ đồng (+22% svck) và giá mục tiêu 1 năm là 43.500 đồng/cp.

Thành viên cập nhật ngày 25/4/2023: Triển vọng tích cực từ M&A và giá phân bón, Yuantan khuyến nghị MUA

Động lực tăng trưởng của DCM - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) đến từ M&A, trong khi công suất Nhà máy đạm Cà Mau luôn hoạt động trên 100% công suất.

Q4/2023, DCM ghi nhận doanh thu 3,565 tỷ đồng (+21.8% YoY), LNST đạt 493 tỷ (-50.7% YoY). Lũy kế năm 2023, DCM ghi nhận doanh thu 12,602 tỷ đồng (-20.9% YoY), LNST đạt 1,107 tỷ đồng (-74.3% YoY). Sự sụt giảm KQKD do giá bán trong nước và ngoài nước giảm mạnh tuy nhiên sản lượng tiêu thụ phân bón các loại tăng.

Biên lợi nhuận gộp Q4/2023 giảm xuống mức 24.3% (cùng kỳ 28.6%) do giá bán phân bón giảm. Doanh thu tăng trong khi lợi nhuận giảm nhờ vào sản lượng tiêu thụ phân bón tăng 19%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 203% do trích bổ sung quỹ Khoa học công nghệ.

Điểm tích cực là DCM có hệ số thanh toán lãi vay vẫn đang duy trì ở mức cao 67.6 lần.

Giá phân bón hồi phục và Triển vọng tích cực nhờ M&A

Giá phân bón Urê phục hồi, DCM sẽ cải thiện được biên lợi nhuận khi giá phân bón Urê hồi phục và kỳ vọng giá Urê sẽ duy trì ở mức cao nhờ: 1) Giá khí đốt kỳ vọng tăng trở lại; 2) Trung Quốc cấm xuất khẩu phân bón ít nhất đến tháng 04/2024; 3) Nguồn cung Urê trong nước đang hạn chế.

Nhu cầu phân bón tăng nhẹ: Theo IFA tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón có xu hướng tăng nhẹ 1.2% trong năm 2024, chủ yếu nhờ nhu cầu phân bón tăng ổn định 5 – 7% từ khu vực Nam Á và Mỹ Latinh.

Động lực tăng trưởng đến từ M&A, trong khi công suất Nhà máy đạm Cà Mau luôn hoạt động trên 100% công suất. DCM tiến hành M&A với công ty TNHH Phân bón Hàn Việt (KVF) với giá trị đầu tư khoảng 600 tỷ, nâng tổng công suất lên 660,000 tấn/năm (công suất hiện tại của nhà máy NPK Cà Mau 300.000 tấn/năm) để tập trung phát triển đối với sản phẩm NPK.

Với lượng tiêu thụ NPK tăng dần qua các năm đang cho thấy lợi thế cạnh tranh nhất định của sản phẩm. Kỳ vọng thương vụ M&A này sẽ đem lại động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Định giá cổ phiếu

Yuanta định giá DCM bằng 2 phương pháp P/E và P/B, tỷ trọng lần lượt là 70% và 30%. Mức P/E dự phóng lần lượt là 9.31x tương đương mức trung bình 2 năm +1SD và mức P/B dự phóng là 1.72 lần, tương đương mức TB 2 năm +1SD với kỳ vọng kinh doanh tích cực khi giá phân bón tăng trở lại và tiềm năng tăng trưởng từ thương vụ M&A.

Dự phóng doanh thu và LNST 2024 lần lượt là 14,988 tỷ đồng (+19% YoY) và 2,510 tỷ đồng (+126% YoY).

Theo đó, Yuantan khuyến nghị MUA đối với DCM giá mục tiêu 42,220 đồng/cổ phiếu.

Thành viên cập nhật ngày 22/2/2021: FPTS khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 28.900 đồng/cp

FPTS định giá cổ phiếu DCM – CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF với tỷ trọng 50:50.

FPTS xác định mức giá mục tiêu của DCM là 28.900 đồng/cp và đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu DCM dựa vào việc cổ phiếu đang chiết khấu ở mức giá tương đối hấp dẫn.

FPTS cho rằng thị trường đang phản ánh tiêu cực hơn kỳ vọng về triển vọng kinh doanh kém khả quan của DCM.

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

 Giá Urê dự kiến hạ nhiệt mạnh -34,3% YoY, tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp mảng Urê. Dự phóng giá phân Urê của DCM năm 2023 ước tính đạt 9.000 đồng/kg (-34,3% YoY), bởi (1) chi phí năng lượng hạ nhiệt, đặc biệt là giá khí ở khu vực châu Âu và (2) các chính sách thương mại làm kìm hãm giá Urê của Nga, Trung Quốc và khu vực EU. Mặc dù vậy, mức dự phóng này vẫn cao hơn 201,8% so với mức trung bình giai đoạn 2016-2020, do kỳ vọng Trung Quốc vẫn sẽ chưa mở cửa xuất khẩu hoàn toàn trong năm 2023 và giá khí ở châu Âu năm 2023 ước tính vẫn sẽ ở mức cao. Dự phóng biên gộp mảng Urê năm 2023 sẽ đạt 19,7% (-25,1% đpt YoY) do giá Urê đầu ra giảm mạnh hơn giá khí đầu vào - ước tính giảm 8,1% YoY khi giá dầu dự báo hạ nhiệt.

 Tiêu thụ NPK dự kiến tăng cao nhờ giá phân NPK hạ nhiệt Sản lượng tiêu thụ phân NPK của DCM năm 2023 được chúng tôi ước tính đạt mức 150 nghìn tấn (+79,3% YoY), nhờ (1) giá phân NPK hạ nhiệt sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước, đặc biệt là mảng NPK chất lượng cao, (2) nhà máy NPK vẫn chưa hoạt động hết công suất và (3) tận dụng chuỗi cung ứng để xuất khẩu sang Campuchia.

 Nhà máy Đạm Cà Mau dự kiến sẽ trích hết khấu hao trong năm 2023, giúp cải thiện lợi nhuận của DCM kể từ năm 2024 Với việc DCM sử dụng chính sách khấu hao cho nhà máy Đạm Cà Mau trong 12 năm, trong khi nhà máy này chính thức đi vào hoạt động từ năm 2012 khiến chi phí khấu hao rất lớn, ăn mòn đến lợi nhuận của DCM. Trong cơ cấu chi phí sản xuất, chi phí khấu hao trung bình chiếm khoảng 1.300 tỷ đồng/năm. Do đó, tỷ trọng chi phí khấu hao/DTT của DCM luôn ở mức cao, trung bình ~18,2%, so với chỉ ~4,6% của DPM trong giai đoạn 2016-2022.

Dự kiến DCM sẽ trích khoản khấu hao cuối cùng của nhà máy Đạm Cà Mau trong năm 2023, do đó kỳ vọng lợi nhuận của DCM sẽ cải thiện hơn kể từ năm 2024.

Thành viên cập nhật ngày 22/2/2021: DCM được dự đoán vượt xa DPM

Hiện nay, có thể khẳng định rằng DCM - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) đã trở thành công ty phân bón số 1 Việt Nam. Đạm Phú Mỹ, anh cả của nghành đã ở phía sau. Nhất là khi review bctc 2020 và đặc biệt là bctc Q4/2020.

Sau đây là 1 số cột mốc đáng lưu ý khi so sánh DCM-DPM

Năm 2019: Lợi nhuận DCM vượt DPM và trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất ngành phân bón. Có lý do khách quan do DPM bị sự cố nặng dừng sản xuất.

Năm 2020: Vốn hóa của DCM chính thức vượt xa DPM . DCM chính thức vượt DPm trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất nghành phân bón. DCM/DPM: 6700/6200 TỶ

Cũng trong năm 2020, Lợi nhuận của DCM tương đương DPM Bất chấp việc DCM đang chịu chi phí khấu hao xây dựng nhà máy lên đến 1300 tỷ / năm . LNST DCM/DPM : 650/680 TỶ.

Ghi chú: DPM nhận được gần 90 tỷ tiền đền bồi thiệt hại năm 2019 từ PVI. Như vậy, thực chất lợi nhuận 2020 của DPM thấp hơn DCM khá sâu trong khi nhà máy đã khấu hao xong từ lâu ?

Năm 2021: Lợi nhuận DCM được dự đoán tiếp tục sẽ vượt xa DPM.

2023: EPS trên đầu cổ phiếu của DCM có thể đạt 3000 vnd/ 1cp. Thị giá lúc này sẽ là bao nhiêu để xứng đáng với DCM ???

2024 hoặc sớm hơn: Liệu có xứng đáng đại diện nghành phân bón đứng trong Vn 30

kt-405134-1-opt-fban-1613975036.jpg

Tổng giám đốc Đạm Cà Mau Bùi Minh Tiến (người áo vàng, đứng thứ 5 từ trái sang)
đang trao đổi với bà con nông dân Long An.

Theo 1 nguồn thạo tin thì 2021 cũng là năm bản lề với nhiều sự kiện quan trọng mới của DCM .  

Từ vị thế là số 1 Việt Nam, hành trình sắp tới sẽ là M&A và vươn ra khu vực và thế giới.

Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, DCM)

Sở hữu tiềm năng góp phần làm thay đổi diện mạo miền Cửu Long, Cà Mau là tỉnh cực Nam được lãnh đạo Đảng, Nhà nước chọn đặt một cụm công nghiệp hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng. Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau trở thành dự án trọng điểm quốc gia, nhận được sự đầu tư của các thế hệ người dầu khí và tiềm lực tầm cỡ.

Trên nền tảng đó, năm 2011, Công ty TNHH Một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau được thành lập, năm 2012 cho ra đời sản sản phẩm Đạm Cà Mau.

Sự thành công của câu chuyện "Hạt ngọc mùa vàng" không chỉ xác lập những kỷ lục mới về sản lượng, những giải thưởng danh giá mà còn khẳng định bản sắc thương hiệu trên thị trường nông nghiệp. Những nền tảng vững chắc đó đã tiếp thêm sức cho sự chuyển mình, trở thành động lực cho hành trình bứt phá dẫn đầu của công ty sau hơn một thập kỷ.

Công ty đã trải qua hành trình hơn 10 năm với những dấu ấn đáng nhớ như đạt sản lượng sản xuất đạt 1 triệu tấn sau 15 tháng đi vào vận hành (năm 2013), trở thành công ty niêm yết đại chúng với thương vụ IPO lớn năm 2014. Đơn vị đồng thời được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nhận bằng khen Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2016 và lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm.

Thời gian tới, ban lãnh đạo lên kế hoạch thay đổi mô hình kinh doanh để mở rộng thị trường. Mục tiêu đến năm 2025, mức độ nhận biết thương hiệu Đạm Cà Mau của khách hàng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Campuchia đạt ít nhất 65%.

Hơn nữa, Đạm Cà Mau sẽ đa dạng hóa các nhóm sản phẩm và đặt kế hoạch tiếp cận nhanh với xu hướng công nghệ, từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu khí đầu vào cho sản xuất. Mục tiêu đến năm 2025, tổng doanh thu kỳ vọng tăng lên 15.000 tỷ đồng, sản lượng urê đơn vị đạt 115% so với sản lượng thiết kế cũng như tìm kiếm được nguyên liệu đầu vào thay thế thay thế các nguồn khí hiện có.

Ngoài ra, Ban lãnh đạo cũng chia sẻ, DCM đã tìm được phương án cho lộ trình giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Tập đoàn Dầu khí (PVN) từ 75,56% xuống 51% vốn trong tương lai.

SSI & Yuanta & FPTS

Link nội dung: https://vinabull.vn/phan-tich-co-phieu-dcm-cong-ty-co-phan-phan-bon-dau-khi-ca-mau-dam-ca-mau-a87.html