Công ty chứng khoán đồng loạt tăng lãi suất cho vay ký quỹ (margin)

VNDirect, SSI, Yuanta... nâng lãi suất cho vay ký quỹ và ứng trước tiền bán chứng khoán từ quanh mức 12% một năm lên gần 14%.

 

vnd-vn-direct-141121822-1667804608.jpg
Công ty Chứng khoán VNDirect

Công ty Chứng khoán VNDirect vừa thông báo từ ngày mai sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay ký quỹ (margin) và ứng trước tiền bán lên 13,8% một năm. Những khách hàng giao dịch cổ phiếu trong danh mục 50 mã có nền tảng cơ bản và thanh khoản tốt nhất thị trường do VNDirect lựa chọn được ưu đãi lãi suất 10,9% một năm.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng tăng lãi suất margin từ 12% lên 13,5% một năm, áp dụng từ giữa tuần sau. Tương tự, Công ty Chứng khoán ACB nâng lãi suất cho 14 ngày vay đầu tiên từ 4,5% lên 6% một năm và giữ nguyên mức lãi suất 14% một năm kể từ ngày vay thứ 15 trở đi.

Đầu tháng 11, SSI - công ty đứng thứ hai thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM - cũng thông báo tăng lãi suất cho vay từ 11,88% một năm lên 13,5% một năm.

Nhiều công ty chứng khoán quy mô vừa và nhỏ còn áp dụng lãi suất mới sớm hơn, từ giữa tháng 9 và đầu tháng 10, với mức tăng hầu hết không dưới một điểm phần trăm. Điển hình như Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) tăng 1% đối với tất cả hạng khách hàng và nâng phí ứng trước tiền bán lên 14,5% một năm. Công ty Chứng khoán Rồng Việt và Bản Việt cùng điều chỉnh lãi suất từ khoảng 12,2% lên 13,3% một năm.

"Điều chỉnh lãi suất cho vay là việc sớm muộn, bởi công ty chứng khoán không thể 'gồng' được mãi khi Ngân hàng Nhà nước vừa tăng lãi suất điều hành đến hai lần trong một tháng", giám đốc một công ty chứng khoán có trụ sở ở TP HCM chia sẻ.

Mặt bằng lãi suất cho vay ký quỹ chứng khoán đã tăng mạnh so với cách đây một năm – giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ và đang chạy để vượt mốc 1.500 điểm. Mức phổ biến khi đó là 9-11% một năm, thậm chí có công ty còn tung chính sách cho vay 6% một năm và cam kết cố định trong nửa năm.

Thị trường thăng hoa khiến nhu cầu vay ký quỹ tăng cao, dẫn đến dư nợ cho vay toàn thị trường có lúc vượt 200.000 tỷ đồng và là một phần nguyên nhân giúp thanh khoản thị trường duy trì trên mức 20.000 đồng mỗi phiên trong thời gian dài. Công ty chứng khoán khi đó liên tục tăng vốn điều lệ để tăng hạn mức cấp margin cho nhà đầu tư.

Khi thị trường lao dốc từ đầu tháng 4 đến nay và làn sóng call margin diễn ra trên diện rộng, hoạt động cho vay cũng thu hẹp. Dư nợ cho vay ký quỹ chứng khoán tính đến cuối quý III toàn thị trường xấp xỉ 170.000 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm. Tuy nhiên, nếu so với giữa năm thì dư nợ đang nhích lên bởi nhà đầu tư có quy mô tài sản lớn nhiều khả năng rục rịch trở lại thị trường để tìm kiếm cổ phiếu đã về vùng giá hấp dẫn.

Cập nhật ngày 2/6/2021: Nhiều công ty chứng khoán không cho nhà đầu tư huỷ, sửa lệnh

Sàn chứng khoán TP HCM sáng 2/6 mở cửa trở lại sau khi tạm ngừng giao dịch trong phiên chiều qua. VN-Index rớt mạnh đầu phiên, xuống vùng 1.330 điểm nhưng sau đó nhanh chóng được kéo lên tham chiếu và lập đỉnh mới 1.345 điểm nhờ dòng tiền bắt đáy.

Bảng điện tử của nhiều công ty chứng khoán tiếp tục trả thông tin chậm, giá khớp không trùng với các lệnh mua bán. Đồ thị VN-Index hiển thị tại các công ty không đồng nhất.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư phản ánh lệnh gửi vào hệ thống bị chậm, phải chờ 5-10 phút mới thực hiện được nên không thể giao dịch với giá mong muốn. Điều này dẫn đến thanh khoản giảm mạnh so với sáng qua.

Đồ thị VN-Index và VN30-Index trong phiên sáng 2/6. Ảnh: VNDirect.

Đồ thị VN-Index và VN30-Index trong phiên sáng 2/6. Ảnh: VNDirect.

Tính đến 11h10 mới có 297 triệu cổ phiếu được sang tay với tổng giá trị xấp xỉ 9.430 tỷ đồng, trong khi hôm qua con số này vào khoảng 19.000 tỷ đồng. Đây cũng là con số tương đối thấp so với các phiên giao dịch trong khoảng một tuần gần đây, bởi trước đó thanh khoản luôn đạt trên 15.000 tỷ đồng chỉ trong buổi sáng.

Sau hơn một giờ đứng yên tại 1.345 điểm, VN-Index đột ngột đảo chiều giảm khi chốt phiên sáng. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM đóng cửa tại 1.335 điểm, giảm gần 3 điểm so với tham chiếu. Thanh khoản lúc này tăng vọt lên gần 18.000 tỷ đồng, đi cùng khối lượng khớp lệnh hơn 567 triệu cổ phiếu.

Để hạn chế tình trạng quá tải hệ thống, nhiều công ty chứng khoán sáng nay liên tục khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế huỷ và sửa lệnh. "SSI khuyến nghị quý khách hạn chế thực hiện sửa/huỷ lệnh sàn HoSE trong những giai đoạn cao điểm để chủ động theo dõi được đầy đủ và chính xác thông tin tình trạng lệnh", thông báo này được SSI nhắc lại 3 lần trong buổi sáng.

Một nhà đầu tư sáng nay nhận được tin nhắn khuyến nghị hạn chế veiecj sửa/huỷ lệnh.

Một nhà đầu tư sáng nay nhận được tin nhắn khuyến nghị hạn chế việc sửa/huỷ lệnh.

Thậm chí chưa đầy một giờ sau khi mở cửa, Công ty Chứng khoán VNDirect đã thông báo tạm dừng tính năng này từ 9h50 đến 15h30 hôm nay. Công ty Chứng khoán FPT sau đó cũng có quyết định tương tự với lý do "để giảm thiểu tình trạng nghẽn lệnh".

Ông Lê Hải Trà - Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM cho rằng trong bối cảnh hệ thống quá tải thì việc các công ty chứng khoán chủ động kiểm soát huỷ, sửa lệnh rất đáng hoan nghênh.

"Hiện nay lượng lệnh sửa, huỷ chiếm khoảng 30% tổng số lệnh giao dịch. Do đó, việc huỷ và sửa nhiều làm giảm hiệu quả của hoạt động giao dịch và gắn với các hành vi giao dịch không công bằng, ảnh hưởng đến cơ hội của các nhà đầu tư khác nên cần được kiểm soát", ông nói.

Ông Trà cũng khẳng định hệ thống đang hoạt động bình thường nhờ động thái ngừng phiên giao dịch chiều qua để ngăn chặn sự cố. Do đó, phiên chiều nay vẫn tiếp tục.

Link nội dung: https://vinabull.vn/nhieu-cong-ty-chung-khoan-khong-cho-nha-dau-tu-huy-sua-lenh-a785.html