Đánh giá cổ phiếu VCB (Vietcombank): Hầu hết các chỉ số tài chính đều vượt trội so với ngành, giá mục tiêu 108.700 đồng/cp

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VCB (Vietcombank) đi ngược xu thế ngành khi cải thiện nhẹ từ 317% tại cuối năm 2022 lên mức 321% cuối Q1/23.

 

vcb-vietcombank1-1685505578.jpg

VCB (Vietcombank) 

Hầu hết các chỉ số tài chính đều vượt trội so với ngành

Trong Q1/23, tổng thu nhập HĐKD của VCB đạt ~18,5 nghìn tỷ đồng (+11% svck) trên cơ sở tăng trưởng tín dụng 14% và NIM giảm 22 điểm cơ bản svck. Tại cuối Q1/23, tín dụng của VCB tăng 2,5% sv đầu năm – hơi nhỉnh hơn sv mức tăng 2,1% của cả ngành, phù hợp với hạn mức tín dụng được nhận (9,6%). NIM giảm 22 điểm cơ bản khi NH liên tục giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Về mặt chi phí, chi phí tín dụng của VCB giảm 22 điểm svck xuống 0,7%, giúp LN ròng của NH đạt ~9 nghìn tỷ đồng (+13% svck), vượt trội hơn sv mức tăng 6% tổng của 25 NH niêm yết.

Tỷ lệ nợ xấu của VCB giữ nguyên ở mức 0,8% tại cuối Q1/23, trong khi tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành tăng lên 1,9% tại cuối Q1/23 từ mức 1,4% tại cuối Q1/22. Nợ nhóm 2 của NH tăng mạnh 66,5% svck trước tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn thấp hơn sv mức tăng của cả ngành (110%).

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VCB đi ngược xu thế ngành khi cải thiện nhẹ từ 317% tại cuối năm 2022 lên mức 321% cuối Q1/23. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của top 15 NH niêm yết giảm xuống 130% từ 150% tại cuối 2022. Trong Q1/23, CIR của NH tăng nhẹ lên 28,5% từ 27% trong Q1/22, nhưng vẫn thấp hơn nhiều sv mức trung bình ngành (33%).

Nâng dự phóng EPS lên 3,1%/5,8%/4,1% trong 2023-25

Dự phóng tăng trưởng kép LN ròng của VCB đạt mức 13,3% trong 2023-25. VNDirect giảm dự phóng tăng trưởng tín dụng từ 12% xuống 10% để phản ánh nhu cầu tín dụng yếu hơn. Tại cuối T4/23 tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 3% svck, thấp hơn nhiều sv mức tăng 6% tại cuối Q1/22.

Hạ dự phóng chi phí tín dụng từ 1%/1,1%/1% xuống 0,8%/0,8%/0,7% trong 2023-25 do NH đã quản lý chặt chẽ chất lượng tài sản, kể cả trong tình hình khó khăn tại thời điểm hiện tại và TT02/23 mới được ban hành sẽ giúp giảm bớt áp lực chi phí dự phòng cho các NHTM. Tóm lại, dự báo EPS của VCB sẽ tăng 16,1%/13,0%/8,3% trong 2023-25.

Nâng khuyến nghị lên Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 108.700đ/cp

VNDirect nâng giá mục tiêu lên 108.700đ/cp và khuyến nghị lên Khả quan do chúng tôi nâng dự báo EPS 3-6% trong 2023-25, chủ yếu từ điều chỉnh chi phí tín dụng thấp hơn và P/B mục tiêu 3,3 lần từ 3,0 lần trước đây – cũng là mức trung bình 5 năm nhờ kết quả kinh doanh vượt trội sv ngành và chất lượng tài sản hàng đầu.

Rủi ro tăng giá là mức giá phát hành riêng lẻ cao hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá là chi phí tín dụng cao hơn dự kiến do hoạt động ngành BĐS tăng trưởng chậm lại.

Cập nhật ngày 31/5/2021: Giá cổ phiếu VCB cùng các ngân hàng đã tăng nhưng vẫn ở mức hấp dẫn

P/B forward toàn ngành ngân hàng đã đạt mức 1.8x, có thể do (1) tốc độ tăng trưởng cao giúp ngành ngân hàng được nhà đầu tư chấp nhận mặt bằng giá cao hơn, (2) các catalyst trong năm 2021 giúp đánh giá lại giá trị và (3) LS vẫn tiếp tục ở mức thấp giúp mặt bằng định giá toàn thị trường (trong đó có ngành ngân hàng) cao hơn.

Do đó, BSC nâng kỳ vọng định giá của toàn ngành ngân hàng lên 2x PBR để khuyến nghị trong năm 2021.

Công ty Chứng khoán BIDV - BSC tiếp tục duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với ngành ngân hàng trong năm 2021 với quan điểm

(1) tăng trưởng LN cao nhờ sự phục hồi của nền kinh tế,
(2) kiểm soát tốt chất lượng tài sản sau dịch bệnh.

Điều chỉnh tăng TOI và PBT của toàn ngành lên mức lần lượt 408,312 tỷ VND (+17.3% yoy) và 177,777 tỷ VND (+34.8% yoy), điều chỉnh tăng so với báo cáo cũ lần lượt +4.6% và 6.4%.

BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu VCB, CTG, VPB, TCB trong năm 2021.

BSC cũng điều chỉnh giá mục tiêu cho năm 2021 của các ngân hàng trong theo dõi theo bảng dưới đây.

screenshot-2021-05-30-at-174215-1622371502.png

 

Các ngân hàng cũng đưa ra kế hoạch năm 2021 khả quan với kế hoạch tăng trưởng LN dự kiến đạt mức 20.8%. Các ngân hàng cũng đặt kế hoạch tăng vốn trong năm 2021, chủ yếu đến từ nguồn trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm. Một số ngân hàng có thể lên kế hoạch bán vốn cho nước ngoài trong thời gian tới như VCB, BID, HDB, VPB,...

BSC nâng dự báo TOI và PBT của toàn ngành ngân hàng lên mức 407,914 tỷ VND (+17.2% yoy) và 177,135 tỷ VND (+34.3% yoy), tăng lần lượt -0.2% và +4.9% so với báo cáo gần nhất. Điều chỉnh giảm chi phí dự phòng do kỳ vọng cao về việc phục hồi nền kinh tế giúp các NH giảm bớt áp lực trích dự phòng.

Đối với các khoản nợ tái cơ cấu, kỳ vọng tỷ nợ tái cơ cấu tiếp tục giảm trong năm 2021, cùng với TT03 cũng giãn thời gian trích dự phòng các khoản nợ tái cơ cấu, từ đó giảm bớt áp lực trích dự phòng với các khoản nợ này. Nâng dự báo P/B toàn ngành lên mức 2x PBR trong năm 2021.

Tỷ lệ nợ xấu và bao phủ nợ ở mức cao và đang được cải thiện. NPLs toàn ngành giảm xuống mức 1.6% so với mức cao trong Q2 và Q3.2020, các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh trích lập dự phòng và đẩy tỷ lệ bao phủ nợ xấu và nợ nghi ngờ lên mức cao.

Nợ tái cơ cấu giảm mạnh, và ước tính tỷ lệ trích lập của các ngân hàng ở mức thấp. Như đã đề cập trong báo cáo gần nhất, trong Q1.2021, các khoản nợ tái cơ cấu giảm mạnh, và nhiều ngân hàng dự kiến mức độ trích lập chỉ còn khoảng 3%- 5% tổng dư nợ Q4.2020. Do đó, điều này càng làm khẳng định hơn về quan điểm nợ tái cơ cấu sẽ không phải vấn đề lớn trong thời gian tới với ngành ngân hàng.

Tỷ lệ CAR Basel II tiếp tục được giữ ở mức cao, và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giữ ở mức an toàn. Các tỷ lệ đều đảm bảo tốt tỷ lệ yêu cầu của SBV, và BSC kỳ vọng điều này sẽ được giữ vững trong tương lai với các kế hoạch tăng vốn, từ đó giúp tăng trưởng quy mô và LN của các DN.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã VCB)

VCB được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Trải qua 58 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại với việc chuyển đổi thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) vào đầu năm 2020, Vietcombank có nhiều lợi thế trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số cùng các dịch vụ ngân hàng số đa tiện ích cung cấp cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp như: VCB Digibank, VCB Pay, VCB - iB@nking, VCB CashUp... đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có gần 600 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 116 Chi nhánh; 474 phòng giao dịch; 04 Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại TP. HCM; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Tp. Hồ Chí Minh; 03 Công ty liên doanh, liên kết. Về nhân sự, Vietcombank hiện có trên 20.000 cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.249 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.

VNDirect & BSC

Link nội dung: https://vinabull.vn/danh-gia-co-phieu-vcb-vietcombank-a758.html