BSC đưa ra khuyến nghị MUA với cổ phiếu VEA, giá mục tiêu năm 2025 là 51,600 VND/CP nhờ doanh số xe máy và ô tô tạo đáy trong năm 2024 và tăng trưởng trở lại từ năm 2025.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Tỷ suất cổ tức hấp dẫn ở mức 11%.
Catalyst: chuyển sàn Hose giúp cổ phiếu dễ dàng tiếp cận với các nhà đầu tư.
Tầm nhìn 2024: doanh số tạo đáy
Xuất khẩu xe máy là điểm nhấn giúp nâng đỡ lợi nhuận liên doanh.
Doanh số xe máy Honda nội địa có tín hiệu tạo đáy trong năm 2024.
Doanh số ô tô tăng trưởng tích cực trong 2H2024 nhờ 1) chính sách giảm lệ phí trước bạ, 2) niềm tin của người tiêu dùng với Toyota phục hồi trở lại.
Tầm nhìn 2025: doanh số tăng trưởng dương trở lại
Doanh số cả xe máy và ô tô tăng trưởng nhờ kinh tế phục hồi.
Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển thúc đẩy nhu cầu sử dụng ô tô.
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Dự báo năm 2024
Lợi nhuận từ công ty liên doanh đạt 5,781 tỷ VND (+3% YoY), NPATMI đạt mức 6,375 tỷ VND (+3% YoY), trong đó:
Lợi nhuận từ Honda tăng 5% YoY với doanh số ô tô và xuất khẩu xe máy tăng lần lượt 20% YoY và 70% YoY và bù đắp cho mức suy giảm 7% YoY doanh số xe máy nội địa.
Lợi nhuận Toyota, Ford giảm lần lượt 5% YoY và 4% YoY với doanh số giảm tương ứng.
Dự báo năm 2025
Lợi nhuận từ công ty liên doanh đạt 6,020 tỷ VND (+4% YoY), NPATMI đạt mức 6,662 tỷ VND (+5% YoY), trong đó:
Lợi nhuận từ Honda tăng 4% YoY với doanh số ô tô và xe máy nội địa tăng lần lượt 3% YoY và 5% YoY.
Lợi nhuận Toyota, Ford tăng lần lượt 5% YoY và 3% YoY với doanh số tăng tương ứng.
RỦI RO: Nền kinh tế phục hồi chậm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi các sản phẩm không thiết yếu như xe máy và ô tô.
Thành viên cập nhật ngày 1/1/2024: hạ giá mục tiêu xuống 36.500 đồng/cp
VEA ghi nhận LNST trong Q3/2023 và 9T2023 lần lượt là 1,5 nghìn tỷ đồng (giảm 20% svck) và 4,7 nghìn tỷ đồng (giảm 8% svck), do mức tiêu thụ xe Honda và Toyota yếu hơn.
VEA ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận gộp lần lượt là 884 tỷ đồng (giảm 28% svck) và 136 tỷ đồng (giảm 14% svck) do nhu cầu về xe thương mại và xe nông nghiệp vẫn yếu. Thu nhập từ liên doanh đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (giảm 25% svck, giảm 18% so với quý trước) do phải so với mức nền cao trong năm trước.
Triển vọng xe ô tô và xe tải dự kiến sẽ cải thiện
Việc giảm 50% lệ phí trước bạ kết thúc vào ngày 31/12/2023 sẽ hỗ trợ cho sản lượng tiêu thụ trong Q4 tích cực hơn so với quý trước. Tuy nhiên Q4/2022 có mức nền lợi nhuận cao nên VEA có thể ghi nhận mức lợi nhuận Q4/2023 giảm so với cùng kỳ.
Ước tính tổng sản lượng tiêu thụ xe ô tô trong năm 2023 sẽ giảm 26% svck và tổng sản lượng tiêu thụ xe máy Honda sẽ giảm 13% svck.
Ước tính LNST năm 2023 đạt 6,9 nghìn tỷ đồng. Cho năm 2024, ước tính doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 3,8 nghìn tỷ đồng (tăng 1% svck) và 7 nghìn tỷ đồng (tăng 2% svck). Ước tính lợi nhuận từ công ty liên doanh tăng 4% svck với giả định chưa có các chương trình hỗ trợ tiêu dùng nào khác và nhu cầu của toàn thị trường phục hồi chậm.
SSI hạ giá mục tiêu 1 năm xuống 36.500 đồng/cổ phiếu (từ 39.000 đồng/cổ phiếu) dựa trên P/E mục tiêu là 7x và duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP.
VEA hiện đang giao dịch ở mức P/E 2023 và 2024 là 6,4x, thấp hơn mức trung bình lịch sử 3 năm là 7,3x.
Quan điểm ngắn hạn: Ước tính lợi nhuận Q4/2023 sẽ cao hơn khoảng 20% so với quý trước nhờ chương trình chiết khấu cuối năm cũng như mức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô và xe tải sẽ kết thúc vào cuối năm.
Quan điểm dài hạn: Theo quan điểm của chúng tôi, thị phần của xe máy Honda trên thị trường là khá ổn định, trong khi mức tiêu thụ xe ô tô, xe tải có thể phục hồi chậm tuy nhiên sẽ không có thay đổi lớn về các yếu tố cơ bản.
Rủi ro tăng/giảm đối với khuyến nghị: Cổ phiếu bị áp dụng hạn chế ngày giao dịch, mức tiêu thụ xe máy, ô tô/xe tải phục hồi không như kỳ vọng, các khoản dự phòng cao hơn dự kiến để khắc phục ý kiến ngoại trừ của kiểm toán.
Cập nhật ngày 20/9/2022: lạc quan với triển vọng nửa cuối năm, giá mục tiêu 56.464 đồng/cp
Sản lượng T8/2022 mạnh mẽ bất chấp yếu tố thời vụ
Tháng 8 cho thấy đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường xe máy và ô tô ở Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm xe máy cải thiện nhờ nguồn cung nới lỏng Honda Việt Nam công bố doanh số T8/2022 cải thiện đáng kể 20,8% m/m, đạt mức 198.405 chiếc (gấp đôi từ mức nền thấp cùng kỳ do các đợt lockdown diện rộng). Đáng chú ý, lợi nhuận từ xe máy của Honda chiếm phần lớn lợi nhuận của VEA từ các công ty liên doanh.
Sản lượng ô tô mạnh mẽ, tăng 7,4% m/m bất chấp yếu tố thời vụ. Bất chấp tác động từ Tháng 7 âm lịch, doanh số T8 cao thứ hai kể từ đầu năm, chủ yếu nhờ nguồn cung tiếp tục được nới lỏng, đặc biệt là đối với xe tay ga. Cơ cấu sản phẩm cải thiện nhờ sự đóng góp cao hơn của xe tay ga (với giá bán TB và BLN cao hơn).
Sản lượng Tháng 8 của Toyota tăng mạnh 20,4% m/m lên 6.701 chiếc (gấp 3,0x y/y), vượt ước tính của chúng tôi là 6.500 chiếc. Ford đạt sản lượng 1.315 chiếc trong Tháng 8 (giảm 17,4% m/m; gấp 2,8x y/y), thấp hơn so với dự báo của chúng tôi là 2.200 chiếc.
Triển vọng khởi sắc trong nửa cuối năm
BVSC lạc quan với triển vọng của VEA trong nửa cuối năm 2022, nhờ: (1) Nhu cầu phục hồi mạnh mẽ; (2) Tết âm lịch 2023 tới sớm hơn thông thường (kỳ vọng mùa bán hàng Q4/2022 sẽ tích cực); và (3) Triển vọng BLN cải thiện.
Ước tính LNST Quý 3/2022 của VEA tăng mạnh 116,7% y/y lên 1.616 tỷ; đồng thời kỳ vọng LNST Quý 4 đạt 2.055 tỷ đồng (+27,2% q/q; +9,4% y/y). Việc trả cổ tức tiền mặt cho 2021 duy trì là catalyst ngắn hạn VEA được cổ đông thông qua chính sách cổ tức tiền mặt cho 2021 ở mức 4.038 đồng/CP, tương đương tỷ lệ chi trả 89%. Suất cổ tức hấp dẫn 8,7% so với thị giá.
Kỳ vọng VEA sớm thực hiện trả cổ tức tiền mặt năm 2021, được quy định trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc ĐHCĐ (ĐHCĐ năm 2022 diễn ra trong Tháng 6/2022). Điều này sẽ giúp hỗ trợ tâm lý thị trường đối với cổ phiếu.
Duy trì Outperform với giá mục tiêu 56.464 đồng/cp
BVSC ưa thích VEA với triển vọng phục hồi mạnh mẽ và khả năng hưởng lợi từ câu chuyện dài hạn của thị trường ô tô đang bùng nổ ở Việt Nam. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư phòng thủ trong giai đoạn thị trường biến động.
BVSC duy trì khuyến nghị Outperform cho VEA, với mức giá mục tiêu không đổi 56.464 đồng/cổ phiếu. Ở mức giá hiện tại, VEA đang giao dịch tại mức P/E 2022 là 8,6x so với mức trung bình 5 năm là 10,2x.
Cập nhật ngày 27/5/2021: COVID-19 ảnh hưởng doanh số xe máy, giá mục tiêu 49.000 đ/cp
Dự báo tổng LNST giai đoạn 2021-2023 do dịch COVID-19 tái bùng phát gần đây vào cuối tháng 4/2021 - có thể ảnh hưởng doanh số bán xe máy - và doanh số bán hàng thấp hơn dự kiến của Toyota trong 4 tháng đầu năm 2021.
Dự báo doanh số xe du lịch (PC)/xe máy sẽ tăng trưởng 13%/8% vào năm 2021 so với mức thấp của năm 2020 và ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 15%/5% trong giai đoạn 2021-2023.
Kỳ vọng các công ty liên kết của VEA sẽ ghi nhận biên lợi nhuận cải thiện so với mức thấp của năm 2020, giai đoạn bị ảnh hưởng do các nhà máy tạm thời ngừng hoạt động và tăng cường khuyến mãi để giảm hàng tồn kho.
Lợi suất cổ tức năm tài chính 2020 của VEA (sẽ thanh toán vào năm 2021) hấp dẫn ở mức 12,1%.
Rủi ro: Dịch COVID-19 tái bùng phát có thể ảnh hưởng nhu cầu đối với phương tiện đi lại; cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường ô tô; những thay đổi đối với chính sách cổ tức của VEA hoặc các công ty liên kết sẽ dẫn đến mức lợi suất cổ tức thấp hơn dự kiến.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA cho Tổng CT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) có cơ hội ở thị trường xe máy rộng lớn và tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn của tiêu thụ ô tô tại Việt Nam.
Giá mục tiêu 49.000 đ/cp cho VEA tương ứng với P/E trung bình 2021-2022 đạt 9,6 lần so với P/E trượt trung bình trong 5 năm của các công ty cùng ngành là 10,8 lần.
Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, mã VEA)
Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam – Công ty Cổ phần (VEAM) tiền thân là Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, thuộc Bộ Công thương được thành lập ngày 12 tháng 05 năm 1990 với mục tiêu trọng tâm của ngành cơ khí Việt Nam là Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 18/01/2017, theo quyết định 4874/QĐ-BCT về việc cổ phần hoá Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, VEAM tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần.
VEAM hiện có 27 đơn vị thành viên bao gồm các công ty con là công ty TNHH Nhà nước một thành viên, các công ty cổ phần, công ty liên kết, các chi nhánh phụ thuộc và 1 viện nghiên cứu. Các đơn vị thành viên của VEAM với trên 20.000 cán bộ công nhân viên là các công ty sản xuất và kinh doanh máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và giao thông vận tải. Trong số các đơn vị thành viên còn có 3 công ty chuyên về kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị đáp ứng các nhu cầu của VEAM và các bạn hàng khác. VEAM là đối tác Việt Nam tham gia góp vốn và thành lập các liên doanh Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Ford Việt Nam, Mekong Auto, Kumba và VEAM Korea.
VEAM là doanh nghiệp lớn nhất về qui mô và có truyền thống lâu dài về sản xuất máy nông nghiệp tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, các sản phẩm của VEAM như: máy cày, động cơ đốt trong (xăng và diesel), máy xay xát lúa và hộp số nuôi tôm rất được thị trường nội địa ưa thích và hiện nay đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các dây chuyền sản xuất của VEAM liên tục được đầu tư và cải tiến để có thể đạt được chất lượng tốt nhất với chi phí thấp. Bên cạnh đó, với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, VEAM đã có thể áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến từ đó giúp giảm chi phí, tăng năng suất và phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường máy nông nghiệp.
Ngay từ những năm 2000, VEAM đã tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ và cho tới nay đã gặt hái được những thành công nhất định. Hiện nay, VEAM là nhà cung cấp phụ tùng chính thức cho các liên doanh lớn tại Việt Nam như: Honda, Piaggio, Yamaha… Với năng lực hiện thời, VEAM có thể sản xuất được các chi tiết phần khung và chi tiết phần động cơ, đặc biệt có những chi tiết động cơ dạng khó như: Trục khuỷu (Crankshaft), Tay biên (Connecting Rod)… Hợp tác với các công ty lớn đã giúp VEAM nâng cao thương thiệu và đã có nhiều Công ty nước ngoài tìm đến đặt hàng như Sumitomo, Enkei, Konishi, Tshukuba...
Năm 2009, Chi nhánh Tổng công ty - Nhà máy ô tô VEAM (VEAM Motor) được xây dựng trên cơ sở thiết kế đồng bộ của nhà máy ô tô Samsung (Hàn Quốc) với công suất 33.000 xe tải/năm, chính thức đi vào hoạt động và xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên. Đây là nhà máy lắp ráp ô tô có qui mô lớn với tiêu chuẩn quốc tế, các dây chuyền dập, sơn tĩnh điện và lắp ráp hoàn toàn đồng bộ và có tính tự động hóa cao giúp cho sản phẩm của ô tô tải của VEAM đạt được chất lượng tốt và ổn định. Cho tới nay, thương hiệu ô tô VEAM đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường, sản lượng tiêu thụ tăng đều hàng năm.
Năm 2011, Chi nhánh Tổng công ty – Nhà máy Đúc VEAM (Veam Foundry) chính thức đi vào hoạt động, được đầu tư xây dựng thiết kế đúng tiêu chuẩn, cung cấp các sản phẩm đúc chất lượng cao cho các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty, các công ty của Nhật Bản, và Châu Âu như: Toshiba, Iseki, Juki, Sumitomo, Komori, HE v.v. Năm 2016, Nhà máy Đúc đã đưa vào hoạt động dây chuyền đúc tự động tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm Đúc.
Bên cạnh việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với xe máy, VEAM xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất ô tô, phụ tùng và linh kiện ô tô nước ngoài liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng và linh kiện ô tô cho các công ty thành viên của VEAM và xây dựng các nhà xưởng sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô cung cấp cho các công ty: Toyota, Honda, Ford ... nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa theo đúng chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.
Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - CTCP
Tên tiếng Anh: VIETNAM ENGINE AND AGRICULTURAL MACHINERY CORPORATION - JSC
Tên giao dịch: VEAM
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Khắc Hải
Tổng Giám đốc: Ông Phan Phạm Hà
BSC & SSI & BVSC & Bản Việt
Link nội dung: https://vinabull.vn/dinh-gia-co-phieu-vea-a744.html