Điểm nhấn tài chính
Lợi nhuận (LN) ròng 9T23 của TPB giảm 16,3% svck xuống còn 3.969 tỷ đồng do tăng trưởng tín dụng chậm hơn (7,2% sv đầu năm so với mức 11,8% sv đầu năm trong Q3/22) và chi phí dự phòng tăng 14,3% svck.
Ước tính tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng 0,76 điểm % sv quý trước (+2,06 điểm % svck) lên gần 3% trong Q3/23 (NPL theo ước tính của TPB là 2,49%), cho thấy sự suy yếu trong chất lượng tài sản.
Kỳ vọng tăng trưởng LN ròng của TPB sẽ giảm 16,8% năm 2023 trước khi tăng 10,0% trong năm 2024
Tăng trưởng tín dụng chậm lại do thị trường TPDN ảm đạm
VNDirect giảm dự phóng tăng trưởng tín dụng trong năm 2023-24 lần lượt 3,5/0,4 điểm % xuống còn 8,3/13,1% do danh mục đầu tư TPDN giảm trong bối cảnh thị trường TP ảm đạm. Tính đến cuối 2022, TPDN chiếm 11,9% cơ cấu tín dụng của TPB.
Trong khi dư nợ cho vay của TPB có thể tăng trưởng 14%/15.5% trong 2023-24 nhờ sự hồi phục của mảng cho vay bán lẻ vào cuối năm 2024, thị trường TPDN sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm tới.
Chi phí dự phòng tăng làm ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng năm 2023-24
VNDirect tăng dự phóng chi phí tín dụng từ 0,8% lên 1,9% trong năm 2023 và từ 1,5% lên 2,5% trong năm 2024 để phản ánh chi phí dự phòng cao hơn trong bối cảnh nợ xấu và nợ nhóm 2 tăng.
TPB có thể gặp một vài khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu do (1) thị trường BĐS ảm đạm và (2) các vướng mắc về mặt pháp lý liên quan đến các dự án nhà ở thương mại.
Tỷ lệ CASA cải thiện sẽ hỗ trợ NIM trong năm 2024
Dự phóng NIM 2023 là 3,6% do chi phí vốn vẫn cao từ các khoản tiền gửi lãi suất cao trong nửa cuối năm 2022. Chính sách giảm lãi suất cho vay của NH sẽ được đẩy mạnh hơn trong 2024, tuy nhiên tỷ lệ CASA cải thiện sẽ là yếu tố hỗ trợ, giúp NIM tăng lên mức 3,8% trong năm 2024.
Mức P/B hiện tại phù hợp với định giá của chúng tôi do chuyển dự phóng sang năm 2024
P/B mục tiêu cho năm 2023-24 là 1,2x, bằng với mức P/B hiện tại. NIM và tăng trưởng cho vay hồi phục trong năm 2024 sẽ bù đắp cho vấn đề chi phí tín dụng gia tăng do nợ xấu cao.
Đánh giá TPB
VNDirect thay đổi khuyến nghị từ Khả quan sang Trung lập và giảm giá mục tiêu 9,6% xuống còn VND21.800 do tăng trưởng tín dụng thấp hơn và chi phí dự phòng cao hơn dự kiến.
Cập nhật ngày 24/8/2022: trở ngại nhỏ trên con đường tăng trưởng, giá mục tiêu thấp hơn 38.500đ/cp
Kết quả kinh doanh TPB: quý 2/2022 nhiều chỉ tiêu tăng trưởng vượt trội. Tuy vậy triển vọng 6 tháng cuối năm 2022 với một số trở ngại.
Việc Chính phủ định hướng quản lý dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã phần nào gây khó khăn cho các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp lớn như TPB (lần lượt chiếm 18,4% và 13,4% tổng tín dụng). Cuối Q2/22, tăng trưởng tín dụng của TPB là 9,1% so với đầu năm (11% cuối Q1/22); trong đó TPDN tăng trưởng chậm lại chỉ còn 25% so với đầu năm (48% cuối Q1/22) do việc trả nợ trước hạn. Trước bối cảnh này, tốc độ tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm của TPB sẽ chậm lại và đạt 14%/18% cho giai đoạn 2022-2023 (dự báo trước đó là 22%/20%).
Về biên lãi thuần (NIM), NIM 6T22 giảm còn 4,2% từ mức 4,6% 6T21, trong đó lợi tức tài sản giảm 70 điểm cơ bản còn 7,5% do lãi vay giảm để hỗ trợ các khách hàng sau đại dịch và đặc biệt là ảnh hưởng từ mảng TPDN trong Q2/22. Việc thị trường TPDN gặp khó khăn sẽ tác động tiêu cực đến lợi tức tài sản và NIM của TPB trong 6 tháng cuối năm. Hơn nữa, lãi suất huy động tăng do lạm phát cũng là một rủi ro cần xem xét dù TPB có khả năng duy trì NIM không giảm quá mạnh nhờ hệ số LDR thấp (chỉ 55% cuối Q2/22). Chúng tôi ước tính NIM năm 2022 sẽ giảm 23 điểm cơ bản svck xuống mức 4,1%.
Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 38.500đ/cp
Kỳ vọng LN ròng TPB sẽ tăng trưởng 22%/24% trong giai đoạn 2022-2023. Giá cổ phiếu TPB đã giảm 30% so với đỉnh tháng 4/2022 do những lo ngại về lạm phát và các thay đổi trên thị trường vốn, điều này đã khiến định giá của TPB trở nên hấp dẫn với mức 1,4 lần P/B dự phóng 2022, tương đương -1 độ lệch chuẩn bất chấp nền tảng cơ bản vững chắc của ngân hàng.
VNDirect hạ 2,1%/2,4% dự báo EPS giai đoạn 2022-23 và P/B xuống 1,9 lần (từ mức 2 lần); đạt giá mục tiêu 38.500đ/cp (-6,3% so với giá mục tiêu cũ).
Rủi ro giảm bao gồm lạm phát cao hơn dự kiến và nợ xấu tăng cao hơn dự kiến.
Cập nhật ngày 19/9/2021: Bản Việt đưa ra giá mục tiêu 40.600 đồng/CP và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB).
Điều chỉnh tăng nhẹ LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 lên 1,3% do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 0,3%, (2) LNST dự kiến từ chứng khoán đầu tư tăng 105% và (3) chi phí HĐKD (OPEX) giảm 4,5%. Những khoản này bị ảnh hưởng một phần bởi (1) chi phí dự phòng tăng 26,2% và (2) thu nhập phí ròng (NFI) (bao gồm cả giao dịch ngoại hối) giảm 11,2% do tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam.
LNST giai đoạn 2021-2025 của chúng tôi giảm chủ yếu do (1) tổng chi phí dự phòng tăng 4,5% và (2) tổng NFI (bao gồm cả giao dịch từ ngoại hối) giảm 9,9%, được bù đắp một phần bởi mức giảm 2,2% trong OPEX
Duy trì giả định về đợt phát hành dự kiến 100 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ sẽ diễn ra vào năm 2021.
Rủi ro: TPB không thể (1) tích lũy CASA ổn định từ khách hàng bán lẻ và (2) hoàn thành kế hoạch tăng vốn đang chờ phê duyệt, điều này sẽ ảnh hưởng cho giả định của chúng tôi về tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn dự báo.
Cập nhật ngày 27/5/2021: Cho vay mua nhà giúp tăng trưởng tốt, giá mục tiêu 38.690 đ/cp
TPB báo cáo NII Quý 1/2021 tăng trưởng 31,0% YoY, nhờ (1) NIM tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay là 4,66%; và (2) Tăng trưởng tín dụng vững chắc trong Quý 1/2021 (+4,3% YTD) nhờ tăng trưởng cho vay khách hàng 3,7% YTD và đầu tư TPDN tăng 11,5% YTD.
Trong đó, cho vay MMLC (+ 6,8% YTD) là động lực tăng trưởng chính cho vay khách hàng Quý 1/2021; trong khi cho vay cá nhân và SMEs tăng lần lượt 3,0% và 2,7% YTD.
Tăng trưởng cho vay cá nhân của TPB dẫn dắt bởi sự gia tăng của các khoản thế chấp nhà ở (+7,6% YTD), tận dụng lợi thế tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho các khoản vay trung và dài hạn hiện đang thấp (17,06%) và hệ số LDR quy định thấp (68,21%); trong khi rất chọn lọc trong việc cấp các khoản vay ở các phân khúc khác (ô tô và thẻ tín dụng) sau thời gian mở rộng tích cực.
Cuối Quý 1/2021, hệ số CAR (Basel II) ổn định ở mức cao 12,83%. Lỗ giao dịch ngoại hối giảm mạnh 97,5% YoY.
Nếu loại trừ ~400 tỷ thu nhập một lần từ phí upfront hợp tác độc quyền banca với Sunlife ghi nhận trong Quý 1/2020; thu nhập ngoài lãi (NoII) Quý 1/2021 tăng mạnh 76,9% YoY. Đáng chú ý, thu nhập từ banca đã tăng lên mức cao kỷ lục mới nhất ở mức 191,2 tỷ (+91,6% YoY), trong khi dịch vụ thanh toán tăng đáng kể 14,5% YoY.
Cơ sở khách hàng Quý 1/2021 duy trì mở rộng đáng kể lên 3,7 triệu (+19,2% YoY), trong đó khách hàng cá nhân là 3,6 triệu (+19,2% YoY), trong khi khách hàng doanh nghiệp tăng 17,6% YoY lên 53.500. Cơ sở khách hàng mạnh hơn có lợi trong việc tạo ra thu nhập từ phí, chẳng hạn như dịch vụ thanh toán, bancassurance và các dịch vụ quản lý tiền mặt.
TPB là một trong số ít ngân hàng có OPEX giảm so với mức tăng toàn ngành là 8,7% YoY. Hệ số CIR giảm mạnh xuống còn 35,2% trong Quý 1/2021, mà Ban lãnh đạo hiện đang mục tiêu quản lý ở mức 37-38% cho cả năm 2021.
Chất lượng tài sản được kiểm soát
Cuối Quý 1/2021, tỷ lệ nợ xấu không đổi ở mức 1,19% (+1 bps QoQ; -68 bps YoY); trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn ổn định ở mức 134%, chỉ sau VCB, TCB và CTG. Xu hướng nợ tái cấu trúc ổn định ở mức thấp là 1.741 tỷ (-0,9% YTD; 1,3% dư nợ tín dụng cuối Quý 1).
Sau KQKD Quý 1/2021 tốt hơn kỳ vọng, chúng tôi nâng dự báo LNTT năm 2021 cho TPB thêm 6,2% lên 5.842 tỷ (+33,1% YoY) từ 5.500 tỷ (+25,3% YoY) trong lần cập nhật gần đây nhất. Chúng tôi lần đầu đưa ra dự báo LNTT năm 2022 cho TPB là 6.901 tỷ (+18,1% YoY).
Triển vọng dài hạn lạc quan với tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2021-25 là 24,7%/ năm.
Khuyến nghị
Bên cạnh nền tảng ngân hàng kỹ thuật số ưu việt, Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB kết hợp của các tỷ lệ thanh khoản và vốn tốt, triển vọng tăng trưởng cao, ROAE mạnh mẽ và chất lượng tài sản cải thiện.
TPB giao dịch ở mức P/B năm 2021-22 lần lượt là 1,59x và 1,26x, với ROE trung bình 2021-22 là 23,7%.
Công ty Chứng khoán Bản Việt duy trì OUTPERFORM với giá mục tiêu một năm theo phương pháp Thu nhập thặng dư là 38.690 đồng/ cổ phiếu, định giá ngân hàng ở mức P/B năm 2022 hợp lý là 1,48x.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank, mã TPB)
TPBank là một trong những ngân hàng tư nhân nhanh chóng phát triển và được đánh giá là một trong những ngân hàng tiên tiến nhất tại Việt Nam. Ngân hàng TPBank được thành lập vào năm 2008 với trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Với sứ mệnh trở thành ngân hàng tiên tiến và sáng tạo, TPBank đã đầu tư mạnh vào công nghệ và inovative, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử tiên tiến như ngân hàng trực tuyến, thanh toán điện tử và ví điện tử. Ngoài ra, TPBank cũng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính truyền thống bao gồm tiền gửi, cho vay và thẻ tín dụng.
TPBank là một trong những ngân hàng tư nhân nhanh chóng phát triển nhất tại Việt Nam, với mạng lưới gồm hơn 300 điểm giao dịch và 24/7 trực tuyến với khách hàng trên toàn quốc. TPBank cũng có mặt tại nhiều quốc gia khác nhau thông qua mạng lưới các đối tác toàn cầu.
Với phương châm "khách hàng là trung tâm", TPBank cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính chất lượng cao nhất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, và luôn chú trọng đến việc cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
VNDirect & Bản Việt & BVS
Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-tpb-cho-vay-mua-nha-giup-tang-truong-tot-gia-muc-tieu-38690-dcp-a733.html