S&P nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, đánh giá kinh tế Việt Nam trên đà hồi phục

Ngày 26/5, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định".

hcm-vn-eco-1621605249.gif

 

S&P nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khi đánh giá nền kinh tế trên đà phục hồi trong bối cảnh Chính phủ gỡ bỏ hạn chế di chuyển trong và ngoài nước, tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện và bước chuyển linh hoạt trong chính sách kiểm soát Covid-19.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm này cũng đánh giá Việt Nam thể hiện sự cải thiện rõ rệt về quy trình, thủ tục hành chính. Đặc biệt, trong hai năm qua, Chính phủ đã có những biện pháp về thủ tục hành chính nhằm đảm bảo trả đúng hạn các khoản nợ được bảo lãnh.

Bên cạnh triển vọng kinh tế, vị thế đối ngoại tốt và sức thu hút dòng vốn FDI bất chấp gián đoạn do đại dịch cũng là những yếu tố quan trọng khiến S&P quyết định nâng hạng cho Việt Nam.

S&P dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5-7% từ năm 2023.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm này cũng đánh giá thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng nhanh chóng vài năm gần đây với mức tăng trưởng thực 10 năm là 4,8%, cao hơn mức trung bình các quốc gia có thu nhập tương đồng.

Triển vọng "Ổn định" thể hiện dự báo của S&P trong 12-24 tháng tiếp theo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi, vượt qua các khó khăn trong hai năm qua, góp phần củng cố vị thế đối ngoại và kiềm chế thâm hụt ngân sách.

Trong lĩnh vực tài khóa, S&P đánh giá nền tài chính công của Việt Nam vẫn duy trì trạng thái ổn định trong bối cảnh thu chi ngân sách chịu áp lực vì dịch Covid-19.

Tương tự hầu hết nền kinh tế khác, thâm hụt tài khóa của Việt Nam gia tăng trong hai năm qua do gián đoạn thu chi liên quan đến đại dịch. Dù chính phủ có kế hoạch giữ mức thâm hụt ở mức trung bình 3,7% GDP trong kế hoạch 5 năm gần nhất bao gồm 2021-2025, S&P dự kiến thâm hụt tài khóa sẽ ở mức hơn 4% GDP trong hai năm tới khi thực hiện chương trình phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp dẫn đến 30 lượt hạ bậc tín nhiệm trên thế giới, Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương được nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên, tổ chức xếp hạng tín nhiệm vẫn có thể hạ xếp hạng Việt Nam nếu điều kiện kinh tế xấu đi nhanh chóng hoặc có căng thẳng đáng kể trong hệ thống ngân hàng làm suy yếu nghiêm trọng vị thế tài khóa của chính phủ, đẩy các khoản trả lãi vay vượt 10% tổng thu nhập của chính phủ.

Với thế mạnh xuất khẩu, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từ bên ngoài. Lạm phát gia tăng cùng với rủi ro địa chính trị có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu, qua đó làm giảm nhu cầu với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, S&P lưu ý một số điểm yếu còn tồn tại trong khu vực ngân hàng và tài chính, cũng như hệ thống cứng nhắc xung quanh giải ngân đầu tư công.

 

Cập nhật ngày 21/5/2021: S&P giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ ổn định lên tích cực

Ngày 21/5, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) thông báo giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ ổn định lên tích cực.

Triển vọng tích cực này nhờ các giải pháp hiệu quả để kiềm chế dịch Covid-19 trong nước, điểm đến hàng đầu Đông Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc.

S&P cũng đánh giá kết quả tài khóa, nợ côngcủa Việt Nam tiếp tục giữ vững tính hiệu quả và linh hoạt, góp phần hỗ trợ kiểm soát đại dịch. Năm ngoái, với mức tăng trưởng GDP thuộc top cao nhất thế giới, S&P đánh giá Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt để phục hồi vững chắc trong vòng một đến hai năm tới.

Như vậy, từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Việt Nam là nước duy nhất được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, Fitch và S&P nâng triển vọng lên tích cực.

Trong khi đó, bất ổn từ đại dịch kéo theo bất ổn xã hội, suy thoái kinh tế ở hầu hết các nước trên thế giới, trong năm 2020, đã có 124 lượt hạ bậc và 133 lượt hạ triển vọng trên toàn thế giới.

Trước đó, trong lần xếp hạng công bố tháng 4, Fitch Ratings đã nâng triển vọng của Việt Nam từ 'ổn định' lên 'tích cực'.

Vào giữa tháng 3, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cũng giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực. Đánh giá của tổ chức này dựa vào sự cải thiện sức mạnh tài khoá, tiềm năng tăng trưởng kinh tế thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hưởng lợi từ sự tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam.

Đánh giá tín nhiệm quốc gia là gì?
Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số đánh giá về khả năng tài chính cũng như khả năng hoàn trả đúng hạn tiền gốc và l khoản nợ của một quốc gia (thông qua phát hành trái phiếu chính phủ). Đây là chỉ số cơ bản được các nhà đầu tư xe như là một yếu tố để xác định mức độ rủi ro và khả năng sinh lời trước khi có quyết định đầu tư vào quốc gia đó.
Thực tế cho thấy các tổ chức xếp hạng tín nhiệm rất dễ hạ mức XHTN quốc gia nếu nhận thấy có dấu hiệu tiêu cự các yếu tố kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc nâng bậc tín nhiệm quốc gia lại rất khó khăn, cần thời gian dài để đảm bảo chắn rằng có sự phục hồi, ổn định và phát triển bền vững đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô. 
Cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tất cả các nước, trong đó có Nam. Đây không chỉ là vấn đề nâng cao uy tín quốc gia, mà còn giúp Chính phủ cũng như các doanh nghiệp, định c chính nhà nước và tổ chức tín dụng giảm được chi phí khi huy động vốn vay hoặc phát hành trái phiếu ra thị trườn quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh trở thành nước thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA giảm dần từ 2015, Việt Nam dựa nhiều hơn vào các nguồn vốn vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế.

Link nội dung: https://vinabull.vn/sp-nang-trien-vong-kinh-te-viet-nam-len-tich-cuc-a694.html