Kết quả kinh doanh BID (Ngân hàng BIDV): quý 2/2023 nợ xấu tăng 47%

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố báo cáo tài chính quý gần nhất.

bid2-1621595595.jpeg

 

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới công bố báo cáo tài chính quý 2 với lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 6.943 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lãi cao nhất lịch sử mà BIDV đạt được trong một quý.

Động lực giúp BIDV tăng trưởng lợi nhuận đến từ việc chi phí dự phòng giảm 35% xuống còn 4.192 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 13,9% do nhiều mảng kinh doanh chủ chốt sụt giảm.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của BIDV đạt 13.862 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Với con số này, BIDV đã vượt Techcombank trở thành ngân hàng có lợi nhuận nửa đầu năm cao thứ hai hệ thống, chỉ sau Vietcombank (20.500 tỷ).

Trong nửa đầu năm, thu nhập lãi thuần – nguồn thu chính của BIDV - tăng nhẹ 1,1% lên mức 27.743 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 14,8% lên 3.189 tỷ đồng; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 20,5%, đạt 1.457 tỷ đồng; chứng khoán kinh doanh chuyển từ mức lỗ 68 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022 sang lãi 179 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm hơn một nửa xuống còn 29 tỷ đồng; thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác cũng giảm 28%, chỉ mang về cho BIDV hơn 2.000 tỷ đồng.

Tựu chung các mảng kinh doanh, thu nhập hoạt động của BIDV trong 6 tháng đầu năm đạt 34.784 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 17,7% khiến lợi nhuận thuần giảm hơn 5% xuống còn 23.582 tỷ đồng.

Tuy nhiên nhờ chi phí trích lập dự phòng rủi ro giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước, BIDV vẫn có được mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 26%.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản BIDV ở mức gần 2,125 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% so với hồi cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7% lên hơn 1,629 triệu tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 4,9%, đạt xấp xỉ 1,546 triệu tỷ đồng với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn ở mức 17% (hồi cuối năm 2022 là 18,9%).

Về chất lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng tăng hơn 47% trong 6 tháng đầu năm lên 25.970 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 145% lên gần 7.730 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng 96% lên 5.278 tỷ đồng và nợ nhóm 5 tăng 10% lên 12.963 tỷ đồng.

Với sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của BIDV đã tăng từ mức 1,16% hồi cuối năm 2022 lên mức 1,59%. Trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 217% xuống còn 153%.

Cập nhật quý 1/2023: lợi nhuận trước thuế 6.600 tỷ đồng, tăng 58%

Sáng 28/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Ngân hàng BIDV, lãnh đạo Ngân hàng BIDV cho biết đến hết quý 1, dư nợ tín dụng đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 5%; huy động vốn đạt trên 1,65 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,3%. tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 kiểm soát ở mức 0,96%; lợi nhuận trước thuế đạt trên 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ

Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng Quản trị năm 2022 và trọng tâm hoạt động năm 2023; Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, kế hoạch kinh doanh năm 2023; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Kiểm soát năm 2022 và trọng tâm công tác năm 2023; Bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2022-2027…

Theo đó, tổng tài sản của BIDV tính đến 31/12/2022 đạt trên 2,08 triệu tỷ đồng, tăng 20,8% so với năm 2021. Với kết quả này, BIDV hiện là ngân hàng thương mại đầu tiên vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.

Huy động vốn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Đến 31/12/2022, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 1,95 triệu tỷ đồng; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,62 triệu tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm; chiếm 13,7% thị phần tiền gửi toàn ngành ngân hàng.

Dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đến 31/12/2022 đạt trên 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2021; trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế, cá nhân đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 12,65% so với năm 2021, tuân thủ giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao (tối đa 12,7%), chiếm 12,6% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu về thị phần cho vay trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.

Chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được kiểm soát trong giới hạn với tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN đến 31/12/2022 kiểm soát ở mức 0,96%, hoàn thành kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao, đảm bảo mục tiêu định hướng của Ngân hàng Nhà nước (<1,6%); tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 226%.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước, đạt và vượt kế hoạch năm 2022 đề ra. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt trên 22,5 nghìn tỷ đồng, tăng 79,4% so với năm 2021, hoàn thành 112% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 23 nghìn tỷ đồng, tăng 69,8% so với năm 2021, hoàn thành 112% kế hoạch.

Cập nhật quý 4/2022: Lợi nhuận sau thuế tăng 88,7% đạt gần 4.262 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với lợi nhuận cả năm đạt 23.000 tỷ đồng, dự phòng giảm.

Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận của BIDV chủ yếu nhờ vào tăng trưởng thu nhập lãi thuần, thu nhập từ hoạt động từ kinh doanh ngoại hối và cắt giảm gần 5.500 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua.

Cụ thể, trong quý IV/2022, lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 5.381 tỷ đồng, tăng hơn 91% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng 88,7% đạt gần 4.262 tỷ đồng.

Theo giải trình của ngân hàng, tăng trưởng lợi nhuận quý IV/2022 đến từ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, hoạt động từ kinh doanh ngoại hối và cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro do chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt.

Lũy kế cả năm 2022, BIDV lãi trước thuế 23.057 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 70,2% so với năm trước. Lãi sau thuế đạt hơn 18.453 tỷ đồng.

Tuy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV chỉ tăng hơn 9% so với năm trước nhưng nhờ cắt giảm 18,6% (tương đương gần 5.500 tỷ đồng) chi phí dự phòng rủi ro nên lợi nhuận trước thuế mới có được tăng trưởng cao.

Các chỉ tiêu sinh lời, chỉ tiêu an toàn hoạt động của hệ thống được đảm bảo: ROA đạt 0,95%; ROE đạt 20,2%, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra; Hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 8,76%, đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 41/2016/ TT-NHNN.

Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại BIDV; nộp Ngân sách Nhà nước hơn 6.600 tỷ đồng, đảm bảo quyền lợi cổ đông và thu nhập cho người lao động.

Cập nhật quý 3/2022: lợi nhuận trước thuế 6.498 tỷ đồng, tăng 172%

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022.

Theo đó, ghi nhận trong quý 3/2022, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 6.498 tỷ đồng, tăng khoảng 172% so với cùng kỳ năm trước và trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 17.005 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. 

anh-chup-man-hinh-2022-10-29-luc-10.16.10.png
Trong quý, thu nhập lãi thuần, nguồn thu chính của ngân hàng, đạt hơn 13.689 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 73,8%, đạt gần 752 tỷ đồng; lãi thuần từ chứng khoán đầu tư ghi nhận lãi gần 52 tỷ đồng, giảm 66% so với năm trước.

Ngoài ra, Việc mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận lỗ hơn 16 tỷ đồng sau 3 tháng trong quý 3/2022.

Cập nhật quý 2/2022: lãi trước thuế tăng 41%, đạt 6,570 tỷ đồng

Trong quý 2/2022, thu nhập lãi thuần tăng 13% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 25% là những yếu tố giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) báo lãi trước thuế tăng 41% so với cùng kỳ, đạt hơn 6,570 tỷ đồng.

Thu nhập lãi thuần trong quý của BIDV tăng 13% so cùng kỳ, được gần 14,619 tỷ đồng.

Trong kỳ, các nguồn thu phi tín dụng biến động không đồng nhất. Trong khi lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 54% thì lãi từ dịch vụ (-14%) và lãi từ hoạt động khác (-39%) giảm.

Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh chuyển từ lãi 122 tỷ đồng cùng kỳ thành lỗ hơn 64 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại chuyển từ lỗ hơn 162 tỷ đồng sang lãi hơn 64 tỷ đồng.

Kỳ này, BIDV dành ra 6,381 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 25% so cùng kỳ. Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế hơn 6,570 tỷ đồng, tăng 41%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng thu về được gần 11,084 tỷ đồng, tăng 38% so cùng kỳ, nhờ thu nhập lãi thuần tăng 16% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 12%.

Cập nhật quý 1/2022: Lợi nhuận sau thuế đạt 3.637 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (HOSE: BID) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2022.

Theo đó, lợi nhuận hợp nhất trong quý I/2022 đạt 4.531 tỷ đồng, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.637 tỷ đồng.

Thu nhập trong kỳ phần lớn đến từ thu nhập lãi thuần mang về gần 12.826 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Mảng kinh doanh ngoại hối ghi nhận tăng trưởng mạnh hơn 54% với 584 tỷ đồng.

Trong khi đó, lãi thuần từ mảng dịch vụ giảm hơn 11% mang về 1.275 tỷ đồng, mảng mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ gần 2 tỷ đồng và chứng khoán đầu tư lãi 1,6 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 331 tỷ đồng), lãi thuần từ mảng hoạt động kinh doanh khác cũng giảm hơn 19%.

Ngân hàng vẫn duy trì mức trích lập dự phòng cao với chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ đạt 7.391 tỷ đồng, tăng 3% so với quý I/2021.

Tính đến 31/3/2022, cho vay khách hàng của BIDV tăng 4,7% đạt hơn 1,41 triệu tỷ đồng, dự phòng rủi ro tăng hơn 22%. Tổng tài sản của ngân hàng tăng 4,9% lên hơn 1,84 triệu tỷ đồng, tổng huy động từ tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 1,2% đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng.

Số dư nợ xấu ngân hàng tăng nhẹ 1,4% với 13.730 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ lên 0,97%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ trọng hơn 63%.

Cập nhật quý 4/2021: năm 2021 lợi nhuận 13.500 tỷ, tăng 50%

Thông tin từ Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, lợi nhuận của riêng ngân hàng mẹ năm 2021 đạt 12.600 tỷ đồng, tăng hơn 51% so với năm trước.

Trong đó, có 4 đơn vị mang về lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng - ngang ngửa với lợi nhuận của một số ngân hàng quy mô tầm trung, gồm chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Hà Thành, chi nhánh Sở giao dịch 1, chi nhánh Thanh Xuân.

Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế khối công ty con đạt 1.094 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2020.

Cả năm, lợi nhuận hợp nhất của nhà băng này đạt 13.500 tỷ, tăng 50% so với năm trước. Trong đó, chênh lệch thu chi của BIDV như mọi năm dẫn đầu khối ngân hàng thương mại, đạt gần 41.760 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước.

Nhà băng này cũng cho biết đã trích lập trích đủ 100% dự phòng cho nợ cơ cấu vì Covid-19. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 235% - mức cao nhất trong lịch sử của nhà băng này. Tức mỗi đồng nợ xấu, BIDV đang trích dự phòng 2,35 đồng.

Chất lượng tài sản của nhà băng này cũng được cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức 0,81%.

Tính đến cuối 2021, tổng tài sản của BIDV tăng 16% so với cuối 2020, đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng - là nhà băng có quy mô lớn nhất hệ thống. Huy động vốn tổ chức tăng gần 17% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành. Dư nợ tín dụng của BIDV tăng 11,8% so với năm 2020 (hạn mức được giao là 12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu thị trường.

BIDV đã hoàn tất đợt lấy ý kiến cổ đông phát hành tối đa gần 1,037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 và 2020. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2021-2022. Sau phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng lên hơn 50.585 tỷ đồng - dự kiến trở thành nhà băng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cập nhật quý 3/2021: 9 tháng 2021 lợi nhuận 10.733 tỷ, tăng 52%

9 tháng 2021, Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.733 tỷ đồng, tăng trưởng 52% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 83% kế hoạch năm.

BIDV đã thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định. Các chỉ tiêu về an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định của Nhà nước, tiệm cận thông lệ quốc tế.

Dư nợ tín dụng tăng trưởng, tập trung dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất. Đến 30/9, cho vay khách hàng đạt trên 1,328 triệu tỷ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm, tốc độ tăng tương đương thực hiện cùng kỳ các năm trước dịch bệnh (năm 2019 trở về trước) và tích cực hơn cùng kỳ năm 2020. Trong đó, dư nợ tăng trưởng tốt ở các phân khúc khách hàng Bán lẻ, SME, FDI.

Tổng tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt trên 1,424 triệu tỷ đồng, tăng 10,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,39%, giảm 0,15% so với đầu năm; tỷ lệ nợ nhóm 2 là 1,29%, giảm 0,03% so với đầu năm.

Hoạt động thu phi lãi ghi nhận kết quả tích cực. Thu dịch vụ ròng đạt 6.226 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các dòng dịch vụ có mức tăng trưởng cao trên 30% là dịch vụ ngân hàng số (45%), dịch vụ bảo hiểm (60%)...

Năm 2021, BIDV tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng nhằm giúp người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng ngân sách dự kiến cả năm khoảng 7.100 -7.500 tỷ đồng. Trong đó 9 tháng đầu năm, nhà băng này chủ động giảm thu nhập trên 5.200 tỷ đồng để triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi, giảm lãi suất và giảm phí dịch vụ hỗ trợ các khách hàng.

BIDV cũng tích cực triển khai các chương trình an sinh xã hội ủng hộ phòng chống Covid. Tính đến 30/9, tổng kinh phí thực hiện các chương trình an sinh xã hội đã cam kết của BIDV là gần 400 tỷ đồng. Ngoài ra trong tháng 8, ngân hàng đã ban hành chương trình tín dụng - dịch vụ ngân hàng đặc biệt ưu đãi hỗ trợ cán bộ y tế trên toàn quốc với tên gọi "Đồng hành cùng ngành y, chung tay vượt đại dịch" với tổng quy mô gói tín dụng 25.000 tỷ đồng. Trong đó, gói tín dụng 5.000 tỷ phục vụ nhu cầu đời sống và gói tín dụng 20.000 tỷ phục vụ nhu cầu nhà ở của cán bộ y tế. Số giải ngân đến cuối tháng 9/2021 đạt trên 5.140 tỷ đồng trên phạm vi cả nước.

Thời gian tới, BIDV sẽ tiếp tục tối đa hóa nguồn thu theo hướng tập trung gia tăng các nguồn thu phi lãi, tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử, kiểm soát chi phí.

Cập nhật quý 2/2021: Lợi nhuận tăng gần 21% nhờ kinh doanh chứng khoán

Ngân hàng TMCP BIDV (mã BID) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020. Tính đến 30/6/2020, tín dụng của BIDV vẫn tăng hơn 2% song lợi nhuận từ hoạt động cho vay lại tăng trưởng âm (giảm 24% so với cùng kỳ). Nguyên nhân là do thu nhập từ lãi giảm tới 5,5% trong khi chi phí từ lãi lại tăng tới 4,6%.

Sở dĩ mảng cho vay của BIDV hiệu quả thấp là do thời gian qua, BIDV giảm lãi suất đầu ra hỗ trợ khách vay trong khi chi phí vốn đầu vào đắt đỏ hơn. Nguồn vốn rẻ (tiền gửi không kỳ hạn) của BIDV tại thời điểm 30/6/2020 giảm nhẹ, trong khi nguồn vốn giá cao hơn như tiền gửi có kỳ hạn và giấy tờ có giá tăng mạnh, đặc biệt chứng chỉ tiền gửi tăng tới 28%.   

Điểm sáng của BIDV trong quý II/2020 là các lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh ngoài lãi tăng mạnh. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 7,8% khi đạt 1.178 tỷ đồng, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng nhẹ lên 413 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán tăng rất mạnh: Lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh gấp 5 lần cùng kỳ, đạt 240 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 797 tỷ đồng, tăng gấp tới 6,3 lần so với cùng kỳ.

Cùng với hiệu quả từ hoạt động kinh doanh ngoài lãi khả quan, BIDV tiếp tục thành công khi cắt giảm mạnh chi phí hoạt động tới 26%. Ngoài ra, trong quý II/2020, ngân hàng cũng giảm 6% trích lập dự phòng rủi ro. Những yếu tố này khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong quý II/2020 vẫn đạt gần 2.640 tỷ đồng, tăng 20.6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả kinh doanh khả quan trong quý I/2020, luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế của BIDV là 4.454 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. So với mức suy giảm lợi nhuận 28% so với cùng kỳ hồi quý I/2020, tốc độ suy giảm lợi nhuận của BIDV đã chậm lại.

Nguyên nhân của sự suy giảm trong 6 tháng đầu năm vẫn là tín dụng. Cụ thể, lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của BIDV giảm 8,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động khác của ngân hàng giảm 29% xuống còn 1.699 tỷ đồng.

Động lực tăng trưởng chính trong 6 tháng đến từ các hoạt động kinh doanh ngoài lãi: Lãi thuần từ dịch vụ tăng tăng 15% đạt 2.264 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 13% đạt 832 tỷ đồng.  Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh 6 tháng đạt 421 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có lãi 668 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ bị lỗ 264 tỷ đồng. 

Trong 6 tháng, chi phí dự phòng của BIDV giảm nhẹ 5,6% xuống 10.142 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận ngân hàng không bị tuột dốc.    

Về chất lượng nợ cho vay, nợ xấu tuyệt đối của BIDV tăng 16,7% lên tới 22.768 tỷ đồng, đáng lưu ý là nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 13.342 tỷ đồng (tăng 17% so đầu kỳ). Tương ứng tỷ lệ nợ xấu của BIDV tăng từ 1,74% lên gần 2%. Hiện BIDV đã tất toán toàn bộ trái phiếu tại VAMC.   

BIDV cho biết, thời giant ới, ngân hàng sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình hệ thống, rà soát mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 để điều hành hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung gia tăng các nguồn thu phi lãi, tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử, tối đa hóa các nguồn thu và kiểm soát chi phí.

Cập nhật quý 1/2021: lợi nhuận đạt 2.722 tỷ, tăng 88,4%

Dư nợ cho vay khách hàng tiếp tục duy trì đà tăng (+1.6% QoQ, +11.6% YoY) NIM 1Q2021 đạt 2.65% (-14 bps YoY, +5 bps QoQ) do:

(1) lãi suất bình quân đầu ra giảm 97 bps YoY do BID chủ động giảm lãi vay hỗ trợ các doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19;

(2) Các khoản nợ chính phủ và NHNN giảm mạnh 58.5% YoY khiến lãi suất đầu vào bình quân chỉ giảm 66 bps YoY.

Tỷ lệ nợ xấu 1Q2021 đạt 1.76%, không thay đổi so với quý trước. Trong kì, BID trích lập 7,172 tỷ VND (+0.0% QoQ, +80.2% YoY) qua đó tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 107.6% (+19.2% điểm QoQ).

 

Công ty chứng khoán KBSV

Link nội dung: https://vinabull.vn/ket-qua-kinh-doanh-bid-ngan-hang-bidv-a693.html