Cập nhật cổ phiếu OCB (Ngân hàng Phương Đông): Ông Nguyễn Đình Tùng thôi làm Tổng giám đốc

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí tổng giám đốc.

 

ocb2-1620794211.jpeg

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

Ông Nguyễn Đình Tùng gia nhập OCB từ tháng 4/2012 và làm Tổng giám đốc từ tháng 8/2012. Ông giữ vai trò điều hành OCB từ một nhà băng quy mô nhỏ trở thành ngân hàng top 10 tại Việt Nam. Tháng 4 năm ngoái, ông Tùng được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị nhà băng này.

Việc ông Nguyễn Đình Tùng thôi nhiệm vị trí tổng giám đốc và tập trung cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị nằm trong kế hoạch của ngân hàng nhằm bổ sung nguồn lực lãnh đạo.

Ông Tùng cho biết sẽ tiếp tục đóng góp và đồng hành với OCB trong vai trò thành viên Hội đồng quản trị, để triển khai chiến lược phát triển bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển mạng lưới đối tác lớn.

Ba tháng đầu năm, các hoạt động kinh doanh cốt lõi của OCB ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng đạt gần 153.200 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm.

Tổng thu thuần đạt 2.287 tỷ, tăng hơn 9%, trong đó thu thuần từ lãi đạt 1.900 tỷ và ngoài lãi là 386 tỷ. Lợi nhuận trước thuế quý I của nhà băng này hơn 1.200 tỷ, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

nguyen-dinh-tung-ocb-2-6271-1713953491-1714009751.jpg
Ảnh minh họa

Thành viên cập nhật ngày 26/5/2023: nhận khoản vay 100 triệu USD từ IFC

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa nhận khoản vay 100 triệu USD, tương đương gần 2.400 tỷ đồng, từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Khoản vay này có kỳ hạn 5 năm nhằm hỗ trợ danh mục cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của OCB.

Để được IFC chấp thuận cấp tín dụng, các ngân hàng phải trải qua quá trình kiểm duyệt, thẩm định gắt gao theo tiêu chuẩn của tổ chức về chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro, nhằm đảm bảo quá trình phát triển an toàn, minh bạch và hiệu quả. Ngoài ra, trong suốt quá trình duy trì khoản vay, ngân hàng phải nghiêm túc tuân thủ cam kết các chỉ số sức khỏe tài chính về an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản...

Chia sẻ về khoản vay này, đại diện lãnh đạo OCB cho biết: “Đây là tin vui đối với OCB nói riêng và khách hàng nói chung trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn vốn giúp nhóm khách hàng thuộc phân khúc SME của OCB tiếp cận khoản vay với lãi suất ưu đãi, phục vụ đầu tư và phát triển sản xuất - kinh doanh, nhanh chóng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn này”.

Ông Thomas Jacobs - Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào - cho biết: “Khi triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, giúp họ phục hồi, tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy các sáng kiến đổi mới. Khoản vay này giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa IFC và OCB, hỗ trợ ngân hàng từng bước hiện thực hóa tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ, tập trung phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

Hiện nay, OCB đang triển khai và áp dụng nhiều chính sách, chương trình với nhóm khách hàng SME, như gói ưu đãi lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6. Theo đó, so với mức lãi suất thông thường đang áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp SME của OCB, gói ưu đãi cho phép giảm lãi suất tối đa 2%/năm với khoản vay ngắn hạn và 1,5%/năm với khoản vay trung, dài hạn. Ưu đãi lãi suất đến 7,99%/năm với khoản vay ngắn hạn và 10,49% với khoản vay trung, dài hạn cho khách hàng chưa vay vốn tại OCB hoặc doanh nghiệp đã tất toán toàn bộ khoản vay tại ngân hàng này ít nhất 3 tháng tính đến ngày phê duyệt cấp tín dụng.

Thành viên cập nhật ngày 20/5/2021: Ngân hàng OCB lên tiếng vụ nữ giám đốc quan hệ khách hàng lừa 15 tỉ đồng

Ngân hàng OCB cho biết người tố cáo trong vụ việc là các mối quan hệ cá nhân, không liên quan đến ngân hàng và khách hàng của ngân hàng.

null

Cơ quan CSĐT tống đạt quyết định bắt tạm giam bà Lê Thị Kim Khánh - Ảnh: CA

Ngân hàng OCB vừa lên tiếng vụ Cơ quan CSĐT Công an Đà Nẵng bắt tạm giam nữ giám đốc ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt 15 tỉ đồng, trong đó nội dung có nhắc đến bà Lê Thị Kim Khánh - người đã lợi dụng chức danh là giám đốc quan hệ khách hàng của Ngân hàng Phương Đông, Phòng giao dịch quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) - để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Trong thông cáo phát đi, OCB cho biết bà Lê Thị Kim Khánh làm việc tại OCB từ tháng 3-2019 đến tháng 10-2019 với chức danh giám đốc quan hệ khách hàng độc lập tại OCB Liên Chiểu (Đà Nẵng), không phải là giám đốc chi nhánh, giám đốc phòng giao dịch của OCB. 

Đầu tháng 10-2019, bà Khánh đã nộp đơn xin nghỉ việc và OCB đã có quyết định cho thôi việc từ ngày 7-10-2019. Như vậy từ ngày này bà Khánh không còn là nhân viên của OCB và không có bất cứ liên hệ nào với OCB.

Trong quá trình công tác tại OCB, bà này không có bất kỳ tố cáo, khiếu nại nào đến từ khách hàng giao dịch với ngân hàng.

"Đến thời điểm hiện tại, OCB không tiếp nhận thông tin khiếu nại từ khách hàng hay phát hiện khách hàng nào của ngân hàng bị lừa đảo trong vụ việc của bà Lê Thị Kim Khánh. Người tố cáo trong vụ việc là các mối quan hệ cá nhân của bà Khánh, không liên quan đến ngân hàng và khách hàng của ngân hàng" - OCB khẳng định.

Trước đó, theo thông tin ban đầu, khoảng từ tháng 9 đến tháng 10-2019, với danh nghĩa là giám đốc quan hệ khách hàng độc lập tại OCB Liên Chiểu (Đà Nẵng), bà Khánh đã đưa thông tin gian dối, chiếm đoạt tiền của nhiều người bằng hình thức huy động vốn để đầu tư làm ăn.

Trong quá trình thực hiện, bà Khánh viết giấy mượn tiền, cam kết từ 7 đến 15 ngày sẽ hoàn trả. Đồng thời, bà Khánh thỏa thuận miệng là trả lãi suất từ 0,3% đến 0,55%/ngày, trả lãi theo chu kỳ 10 ngày/1 lần. Với thủ đoạn này, bước đầu xác định bà Khánh đã chiếm đoạt số tiền gần 15 tỉ đồng của nhiều người.

Tại cơ quan công an, bà Khánh khai số tiền chiếm đoạt được đã chuyển cho một người ở nước ngoài để đầu tư bất động sản tại Hong Kong. Mỗi tháng, "đối tác" sẽ chuyển tiền lãi để Khánh trả cho các bị hại. Từ ngày 6-10-2019, bà Khánh mất khả năng chi trả lãi do đối tượng ở nước ngoài không chuyển tiền.

Cơ quan CSĐT Công an Đà Nẵng đã thông báo ai là bị hại của Khánh trong vụ án trên thì liên hệ cơ quan điều tra.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã OCB)

Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996, trải qua hơn 27 năm hoạt động và phát triển, OCB hiện có hơn 200 đơn vị kinh doanh trải dài tại khắp các tỉnh thành, trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả nước. Và được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định trong nhiều năm liền

OCB được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II vào cuối năm 2018. Moody’s Investors Service, một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức Ba3 vào tháng 7/2019. Đây là mức xếp hạng thuộc Top cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

Được đánh giá là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về hiệu quả hoạt động với tiềm năng tăng trưởng bền vững, OCB đã tạo được niềm tin để Aozora Bank - một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản, đầu tư 15% vốn cổ phần OCB và trở thành đối tác chiến lược lâu dài.

OCB đã từng bước vươn lên nhóm ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam theo 3 tiêu chí: tốc độ tăng trưởng, an toàn và hiệu quả. Không chỉ hiệu quả hoạt động và lợi nhuận, OCB luôn chủ động kiểm soát chi phí, thực hiện đồng bộ các giải pháp tối ưu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là định hướng xuyên suốt của Ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu của OCB hiện đã tăng gần 8 lần, lợi nhuận tăng hơn 16 lần và tổng tài sản tăng 12 lần. Qua đó, OCB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần giữ vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, số 3 về hiệu quả lợi nhuận trên vốn.

Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-ocb-ngan-hang-phuong-dong-a686.html